Những bức ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, máy bay cường kích Su-25 Rook (NATO gọi là Frogfoot) của Không quân Nga, tham gia "các hoạt động quân sự đặc biệt" tại Ukraine, sẽ được trang bị tên lửa hàng không S-25, có đầu đạn lớn hơn các loại tên lửa hiện đang được sử dụng.Tên lửa hàng không S-25 được đưa vào biên chế chiến đấu cho Không quân Liên Xô vào năm 1975, nguyên bản là loại tên lửa không có điều khiển. Loại tên lửa hàng không S-25 hiện vẫn đang trong biên chế chiến đấu của lực lượng Không quân Nga.Sau này Liên Xô đã phát triển nhiều mẫu tên lửa dẫn đường khác nhau dựa trên mẫu tên lửa S-25, bao gồm loại dẫn đường bán chủ động bằng laser, dẫn đường bằng tia hồng ngoại, dẫn đường bằng radar chủ động, dẫn đường bằng vệ tinh…Tuy nhiên chủ yếu vẫn là mẫu tên lửa không dẫn đường.Tên lửa không điều khiển S-25 nặng khoảng 480 kg; trong đó trọng lượng của các mẫu đầu đạn khác nhau dao động từ 150 kg đến 190 kg. Tầm bắn hiệu quả tối đa của mẫu không dẫn đường là 4 km và tầm bắn tối đa của mẫu có dẫn đường là 11 km.Đầu đạn của tên lửa S-25 chủ yếu được chia thành hai loại, một là loại nổ phá S-25O, dùng để phá hủy công sự hay các tòa nhà của đối phương và loại S-25F dùng để tiêu diệt sinh lực bộ binh ẩn, lộ của địch bằng các mảnh đạn và sóng xung kích. Sau này một số mẫu đầu đạn cải tiến đã được phát triển.Trong số hai loại đầu đạn trên, S-25O có sức nổ mạnh, chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu như công sự, vật cản. Khi chạm vào đất tương đối mềm, nó có thể tạo ra một hố đạn có độ sâu 1 mét và đường kính 3,5 mét; S-25F có khả năng tiêu diệt bộ binh đối phương bằng mảnh vỡ đầu đạn; bên trong được lắp đặt một quả cầu rỗng, ngòi nổ kích nổ đầu đạn ở độ cao khoảng 30 mét so với mặt đất, có thể bắn ra 5.500 mảnh nặng hơn và 120.000 mảnh nhẹ hơn, có khả năng sát thương cao đối với các mục tiêu sinh lực và các mục tiêu mềm khác nhau. Theo Military, đầu đạn S-25F tương đương với tên lửa M30 của hệ thống tên lửa HIMARS, cũng có đầu đạn tương tự, nặng 90 kg nhưng có thể phóng ra 180.000 quả bóng thép bằng hợp kim vonfram, có thể tiêu diệt cả loại mục tiêu bọc thép hạng nhẹ bao gồm pháo tự hành và xe chiến đấu bộ binh. Hiệu quả của nó đã được chứng minh trên chiến trường Ukraine. Hiện nay, lực lượng không quân Nga chủ yếu sử dụng máy bay cường kích Su-25 để phóng tên lửa hàng không S-25, thông thường mỗi lần xuất kích sẽ mang hai tên lửa và phải sử dụng bệ phóng đặc biệt, gắn trực tiếp dưới cánh máy bay. Không quân Ukraine cũng được trang bị loại tên lửa S-25 của Liên Xô để lại, nhưng do tiêu hao trong cuộc xung đột nên không rõ có còn hay không? Một số lượng lớn hình ảnh cho thấy, cường kích Su-25 của Không quân Ukraine đang chủ yếu được trang bị tên lửa Zuni 127 do Mỹ cung cấp. Tên lửa Zuni 127 của Mỹ cũng là loại tên lửa không đối đất không có điều khiển, giống loại tên lửa S-13 cỡ 130 mm của Liên Xô; nhưng Zuni có tầm bắn 8 km, gấp đôi so với tên lửa S-13 của Liên Xô. Tuy nhiên tên lửa S-13 của Liên Xô có sức công phá mạnh hơn, còn tên lửa Zuni 127 của Mỹ có mức chính xác cao hơn. Máy bay cường kích Su-25 của Không quân Ukraine thường mang theo 2 bệ phóng tên lửa khi thực hiện nhiệm vụ, mỗi bệ phóng lắp 4 tên lửa Zuni 127mm, đồng thời gắn 2 thùng nhiên liệu phụ để nâng cao thời gian hoạt động trên chiến trường. Do quân đội Nga và Ukraine đều có mạng lưới phòng không dã chiến rất mạnh, nên dù là máy bay tấn công Su-25 hay trực thăng vũ trang Ka-52, họ hiếm khi sử dụng bom thả rơi tự do, mà sử dụng tên lửa làm vũ khí chính, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tên lửa phòng không dã chiến gây ra. Các máy bay trực thăng vũ trang của Nga như Ka-52 cũng được trang bị tên lửa chống tăng có tầm bắn xa hơn tầm bắn của các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) của Ukraine như Stinge mà Mỹ viện trợ; do vậy đã hạn chế được phần nào thiệt hại. Đây cũng là một trong những đặc điểm đáng chú ý trong sử dụng không quân tầm thấp của cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay.
Những bức ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, máy bay cường kích Su-25 Rook (NATO gọi là Frogfoot) của Không quân Nga, tham gia "các hoạt động quân sự đặc biệt" tại Ukraine, sẽ được trang bị tên lửa hàng không S-25, có đầu đạn lớn hơn các loại tên lửa hiện đang được sử dụng.
Tên lửa hàng không S-25 được đưa vào biên chế chiến đấu cho Không quân Liên Xô vào năm 1975, nguyên bản là loại tên lửa không có điều khiển. Loại tên lửa hàng không S-25 hiện vẫn đang trong biên chế chiến đấu của lực lượng Không quân Nga.
Sau này Liên Xô đã phát triển nhiều mẫu tên lửa dẫn đường khác nhau dựa trên mẫu tên lửa S-25, bao gồm loại dẫn đường bán chủ động bằng laser, dẫn đường bằng tia hồng ngoại, dẫn đường bằng radar chủ động, dẫn đường bằng vệ tinh…Tuy nhiên chủ yếu vẫn là mẫu tên lửa không dẫn đường.
Tên lửa không điều khiển S-25 nặng khoảng 480 kg; trong đó trọng lượng của các mẫu đầu đạn khác nhau dao động từ 150 kg đến 190 kg. Tầm bắn hiệu quả tối đa của mẫu không dẫn đường là 4 km và tầm bắn tối đa của mẫu có dẫn đường là 11 km.
Đầu đạn của tên lửa S-25 chủ yếu được chia thành hai loại, một là loại nổ phá S-25O, dùng để phá hủy công sự hay các tòa nhà của đối phương và loại S-25F dùng để tiêu diệt sinh lực bộ binh ẩn, lộ của địch bằng các mảnh đạn và sóng xung kích. Sau này một số mẫu đầu đạn cải tiến đã được phát triển.
Trong số hai loại đầu đạn trên, S-25O có sức nổ mạnh, chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu như công sự, vật cản. Khi chạm vào đất tương đối mềm, nó có thể tạo ra một hố đạn có độ sâu 1 mét và đường kính 3,5 mét;
S-25F có khả năng tiêu diệt bộ binh đối phương bằng mảnh vỡ đầu đạn; bên trong được lắp đặt một quả cầu rỗng, ngòi nổ kích nổ đầu đạn ở độ cao khoảng 30 mét so với mặt đất, có thể bắn ra 5.500 mảnh nặng hơn và 120.000 mảnh nhẹ hơn, có khả năng sát thương cao đối với các mục tiêu sinh lực và các mục tiêu mềm khác nhau.
Theo Military, đầu đạn S-25F tương đương với tên lửa M30 của hệ thống tên lửa HIMARS, cũng có đầu đạn tương tự, nặng 90 kg nhưng có thể phóng ra 180.000 quả bóng thép bằng hợp kim vonfram, có thể tiêu diệt cả loại mục tiêu bọc thép hạng nhẹ bao gồm pháo tự hành và xe chiến đấu bộ binh. Hiệu quả của nó đã được chứng minh trên chiến trường Ukraine.
Hiện nay, lực lượng không quân Nga chủ yếu sử dụng máy bay cường kích Su-25 để phóng tên lửa hàng không S-25, thông thường mỗi lần xuất kích sẽ mang hai tên lửa và phải sử dụng bệ phóng đặc biệt, gắn trực tiếp dưới cánh máy bay.
Không quân Ukraine cũng được trang bị loại tên lửa S-25 của Liên Xô để lại, nhưng do tiêu hao trong cuộc xung đột nên không rõ có còn hay không? Một số lượng lớn hình ảnh cho thấy, cường kích Su-25 của Không quân Ukraine đang chủ yếu được trang bị tên lửa Zuni 127 do Mỹ cung cấp.
Tên lửa Zuni 127 của Mỹ cũng là loại tên lửa không đối đất không có điều khiển, giống loại tên lửa S-13 cỡ 130 mm của Liên Xô; nhưng Zuni có tầm bắn 8 km, gấp đôi so với tên lửa S-13 của Liên Xô. Tuy nhiên tên lửa S-13 của Liên Xô có sức công phá mạnh hơn, còn tên lửa Zuni 127 của Mỹ có mức chính xác cao hơn.
Máy bay cường kích Su-25 của Không quân Ukraine thường mang theo 2 bệ phóng tên lửa khi thực hiện nhiệm vụ, mỗi bệ phóng lắp 4 tên lửa Zuni 127mm, đồng thời gắn 2 thùng nhiên liệu phụ để nâng cao thời gian hoạt động trên chiến trường.
Do quân đội Nga và Ukraine đều có mạng lưới phòng không dã chiến rất mạnh, nên dù là máy bay tấn công Su-25 hay trực thăng vũ trang Ka-52, họ hiếm khi sử dụng bom thả rơi tự do, mà sử dụng tên lửa làm vũ khí chính, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tên lửa phòng không dã chiến gây ra.
Các máy bay trực thăng vũ trang của Nga như Ka-52 cũng được trang bị tên lửa chống tăng có tầm bắn xa hơn tầm bắn của các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) của Ukraine như Stinge mà Mỹ viện trợ; do vậy đã hạn chế được phần nào thiệt hại. Đây cũng là một trong những đặc điểm đáng chú ý trong sử dụng không quân tầm thấp của cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay.