Phó Thủ tướng phụ trách việc tái hòa nhập các vùng lãnh thổ mất kiểm soát của Ukraine - ông Aleksey Reznikov mới đây đã nói về việc Kiev mong muốn Mỹ triển khai các hệ thống phòng không Patriot trong đất nước.Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch phụ trách chính sách thông tin của Học viện Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga - Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng giới lãnh đạo sẽ không bao giờ đồng ý triển khai các hệ thống phòng không của mình trên lãnh thổ Ukraine.Chuyên gia Konstantin Sivkov lưu ý rằng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, loại mà nhiều khả năng được nhắc đến trong tuyên bố, mạnh hơn một chút so với các tổ hợp loại Buk mà Ukraine có trong trang bị.“Nếu chúng ta nói về tổ hợp S-300, vốn có số lượng lớn trên lãnh thổ Ukraine từ thời Liên Xô, nó vượt qua Patriot của Mỹ về nhiều mặt: cả về tầm bắn và an ninh”, Tiến sĩ khoa học quân sự Nga nhấn mạnh.Ông Sivkov nói thêm: "Rõ ràng với tất cả mọi người, kể cả người Mỹ, việc triển khai hệ thống phòng không trên lãnh thổ Ukraine là cái cớ để kéo Washington vào cuộc đối đầu trực tiếp với Moskva".“Nếu người Mỹ đột ngột quyết định đặt các tổ hợp phòng không của họ tại đây, Ukraine sẽ bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại Donbass, và Nga trong tình huống này buộc phải sử dụng máy bay của mình chống lại thiết bị của Mỹ"."Đây rõ ràng sẽ là yếu tố quan trọng dẫn tới một cuộc đụng độ quân sự giữa các quốc gia. Tôi tin chắc rằng Washington sẽ không đồng ý đề nghị này trong bất kỳ trường hợp nào", ông Sivkov nhấn mạnh.Kết luận, chuyên gia Konstantin Sivkov cho rằng phản ứng của Nga trước những lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Ukraine Alexei Reznikov đối với Mỹ sẽ chỉ giới hạn trong các tuyên bố ngoại giao.Ngoài ông Sivkov, chuyên gia Yuri Knutov - Giám đốc Bảo tàng Phòng không Nga giải thích lời kêu gọi của Kiev đối với Washington xuất phát từ mong muốn đảm bảo hoạt động quân sự của họ nhằm chiếm giữ Donbass sẽ nằm dưới sự che chở của Quân đội Mỹ.“Hoạt động này đã được chuẩn bị từ lâu nhưng vẫn chưa được thực hiện, bởi vì Ukraine hiểu rằng Nga sẽ không để một số lượng lớn công dân với hộ chiếu của mình tại Donbass không được bảo vệ"."Nhưng nếu người Mỹ quyết định can dự bằng cách triển khai hệ thống phòng không của họ trên lãnh thổ Ukraine thì kết quả là toàn bộ khối NATO sẽ phải can thiệp”, ông Knotov nhận định.Vị chuyên gia quân sự bày tỏ quan điểm rằng tuyên bố của phía Ukraine phần lớn mang tính chất phiến diện. Điều này là do cuộc họp sắp tới của Tổng thống Joe Biden và Vladimir Zelensky.“Các tổng thống sẽ họp vào ngày 30/8, vì vậy bạn cần tạo ra tiếng vang, ông Zelensky được cho là đang vận động để tăng cường sức mạnh cho Lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cả việc yêu cầu Mỹ triển khai quân đội của họ trên lãnh thổ"."Tuy nhiên, tình hình là Pháp, Đức và các nước thành viên NATO Tây Âu khác không muốn bị lôi vào một cuộc chiến tranh với Nga vì quyền lợi của Ukraine, dẫn tới việc nhiều người lính thiệt mạng"."Tại Mỹ, bất chấp thái độ kém thân thiện với Nga, vẫn có những nhà lãnh đạo tỉnh táo để đánh giá hậu quả và ngăn chặn các đơn vị phòng không Mỹ triển khai trên lãnh thổ Ukraine", ông Knutov nhấn mạnh.Chuyên gia này cho biết thêm, phía Mỹ quan tâm đến việc gây sức ép lên Nga, nhưng việc triển khai quân đội trên lãnh thổ Ukraine không đáp ứng được lợi ích của chính quyền Tổng thống Biden.Ông Knutov kết luận: “Người Mỹ nhận thức rõ rằng một bước đi như vậy có nghĩa là vượt qua ranh giới đỏ, nơi chứa đầy nguy cơ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ ba"."Mỹ và các đồng minh Tây Âu chắc chắn không mạo hiểm mạng sống của binh lính hay sẵn sàng hứng chịu những cơn thịnh nộ ghê gớm của người dân chỉ vì lợi ích của Ukraine".
Phó Thủ tướng phụ trách việc tái hòa nhập các vùng lãnh thổ mất kiểm soát của Ukraine - ông Aleksey Reznikov mới đây đã nói về việc Kiev mong muốn Mỹ triển khai các hệ thống phòng không Patriot trong đất nước.
Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch phụ trách chính sách thông tin của Học viện Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga - Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng giới lãnh đạo sẽ không bao giờ đồng ý triển khai các hệ thống phòng không của mình trên lãnh thổ Ukraine.
Chuyên gia Konstantin Sivkov lưu ý rằng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, loại mà nhiều khả năng được nhắc đến trong tuyên bố, mạnh hơn một chút so với các tổ hợp loại Buk mà Ukraine có trong trang bị.
“Nếu chúng ta nói về tổ hợp S-300, vốn có số lượng lớn trên lãnh thổ Ukraine từ thời Liên Xô, nó vượt qua Patriot của Mỹ về nhiều mặt: cả về tầm bắn và an ninh”, Tiến sĩ khoa học quân sự Nga nhấn mạnh.
Ông Sivkov nói thêm: "Rõ ràng với tất cả mọi người, kể cả người Mỹ, việc triển khai hệ thống phòng không trên lãnh thổ Ukraine là cái cớ để kéo Washington vào cuộc đối đầu trực tiếp với Moskva".
“Nếu người Mỹ đột ngột quyết định đặt các tổ hợp phòng không của họ tại đây, Ukraine sẽ bắt đầu các hoạt động quân sự chống lại Donbass, và Nga trong tình huống này buộc phải sử dụng máy bay của mình chống lại thiết bị của Mỹ".
"Đây rõ ràng sẽ là yếu tố quan trọng dẫn tới một cuộc đụng độ quân sự giữa các quốc gia. Tôi tin chắc rằng Washington sẽ không đồng ý đề nghị này trong bất kỳ trường hợp nào", ông Sivkov nhấn mạnh.
Kết luận, chuyên gia Konstantin Sivkov cho rằng phản ứng của Nga trước những lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Ukraine Alexei Reznikov đối với Mỹ sẽ chỉ giới hạn trong các tuyên bố ngoại giao.
Ngoài ông Sivkov, chuyên gia Yuri Knutov - Giám đốc Bảo tàng Phòng không Nga giải thích lời kêu gọi của Kiev đối với Washington xuất phát từ mong muốn đảm bảo hoạt động quân sự của họ nhằm chiếm giữ Donbass sẽ nằm dưới sự che chở của Quân đội Mỹ.
“Hoạt động này đã được chuẩn bị từ lâu nhưng vẫn chưa được thực hiện, bởi vì Ukraine hiểu rằng Nga sẽ không để một số lượng lớn công dân với hộ chiếu của mình tại Donbass không được bảo vệ".
"Nhưng nếu người Mỹ quyết định can dự bằng cách triển khai hệ thống phòng không của họ trên lãnh thổ Ukraine thì kết quả là toàn bộ khối NATO sẽ phải can thiệp”, ông Knotov nhận định.
Vị chuyên gia quân sự bày tỏ quan điểm rằng tuyên bố của phía Ukraine phần lớn mang tính chất phiến diện. Điều này là do cuộc họp sắp tới của Tổng thống Joe Biden và Vladimir Zelensky.
“Các tổng thống sẽ họp vào ngày 30/8, vì vậy bạn cần tạo ra tiếng vang, ông Zelensky được cho là đang vận động để tăng cường sức mạnh cho Lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cả việc yêu cầu Mỹ triển khai quân đội của họ trên lãnh thổ".
"Tuy nhiên, tình hình là Pháp, Đức và các nước thành viên NATO Tây Âu khác không muốn bị lôi vào một cuộc chiến tranh với Nga vì quyền lợi của Ukraine, dẫn tới việc nhiều người lính thiệt mạng".
"Tại Mỹ, bất chấp thái độ kém thân thiện với Nga, vẫn có những nhà lãnh đạo tỉnh táo để đánh giá hậu quả và ngăn chặn các đơn vị phòng không Mỹ triển khai trên lãnh thổ Ukraine", ông Knutov nhấn mạnh.
Chuyên gia này cho biết thêm, phía Mỹ quan tâm đến việc gây sức ép lên Nga, nhưng việc triển khai quân đội trên lãnh thổ Ukraine không đáp ứng được lợi ích của chính quyền Tổng thống Biden.
Ông Knutov kết luận: “Người Mỹ nhận thức rõ rằng một bước đi như vậy có nghĩa là vượt qua ranh giới đỏ, nơi chứa đầy nguy cơ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ ba".
"Mỹ và các đồng minh Tây Âu chắc chắn không mạo hiểm mạng sống của binh lính hay sẵn sàng hứng chịu những cơn thịnh nộ ghê gớm của người dân chỉ vì lợi ích của Ukraine".