Trong một bài bình luận mới đây đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia quân sự Mark Episkopos cho rằng tàu ngầm thế hệ thứ lớp Lada của Nga có tính năng kỹ thuật vượt trội lớp Varshavyanka (hay được biết tới với cái tên Kilo do NATO đặt). Vị này tin rằng, hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) sẽ giúp tàu ngầm Nga tạo bước nhảy vọt về chất lượng. Nguồn ảnh: Wikipedia"Các tàu ngầm đầu tiên (của lớp Lada) gồm St Petersburg và Kronstadt được trang bị động cơ diesel-điện cổ điển, nhưng ngay cả khi không được trang bị AIP thì chúng đã vượt trội Kilo về hiệu suất", vị này cho biết. Nguồn ảnh: WikipediaCũng theo chuyên gia quân sự Mỹ, hệ thống AIP giúp các tàu ngầm Lada hoạt động yên tĩnh gấp đôi so với động cơ diesel-điện tối tân trên tàu ngầm lớp Kilo. Mặc dù Kilo từ lâu được mệnh danh là một trong các tàu ngầm diesel-điện hoạt động yên tĩnh nhất thế giới, thậm chí phương Tây còn gọi nó là “hố đen” miêu tả khả năng bơi lội trong “im lặng” tốt nhất. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống AIP có thể loại bỏ nhược điểm cố hữu trên các tàu ngầm diesel-điện hiện đại là phải nổi lên để sạc pin mới có thể lặn tiếp. Với AIP, tàu ngầm có thể lặn liên tục 20-45 ngày, tiếng ồn cũng giảm khiến hệ thống sonar của đối phương "vô dụng". Nguồn ảnh: WikipediaChuyên gia Mỹ tin rằng hệ thống AIP do Nga phát triển có thể vượt qua các hệ thống AIP của Pháp hay là Đức hiện đã tích hợp trên một số tàu ngầm. Tuy nhiên, vấn đề là cho tới thời điểm này, hai chiếc tàu ngầm Lada vẫn chưa có AIP mà vẫn chỉ là động cơ truyền thống. Nguồn ảnh: WikipediaDù vậy, vị chuyên gia Mỹ cũng dành những lời "có cánh" để khen ngợi tính năng trên tàu ngầm Lada. Ví dụ như, so với Kilo, Lada có kích thước nhỏ hơn hẳn nhưng vẫn đảm bảo khả năng tác chiến ngang ngửa. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminHiện lớp tàu ngầm Lada Đề án 677 có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 2.700 tấn (của Kilo lên tới gần 4.000 tấn), khi nổi là 1.765 tấn (Kilo là 2.500 tấn), dài 72m, mớn nước 6,5m. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminKích thước nhỏ nhưng hỏa lực của Lada thì không thua Kilo, nó được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm cùng cơ số 18 quả ngư lôi hoặc tối đa 10 tên lửa hành trình Kalibr hoặc mang được tên lửa săn ngầm RPK-6 hoặc 44 thủy lôi. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTàu ngầm Lada hiện trang bị động cơ diesel-điện cung cấp tốc độ hoạt động khi lặn tới 21 hải lý/h, khi nổi là 10 hải lý/h, dự trữ hành trình 45 ngày, lặn sâu tới 300m. Nguồn ảnh: WikipediaDù chưa thực sự hoàn thiện nhưng hiện Nga đã cung cấp phiên bản xuất khẩu mang tên lớp Amur cho các đối tác có nhu cầu với hàng loạt phiên bản từ loại nhỏ nhất Amurr 550 cỡ 550-700 tấn tới Amur 1850 cỡ 1.850-2.600 tấn, tích hợp đầy đủ tính năng của Lada, có chăng chỉ khác về tầm hoạt động, số lượng vũ khí mà thôi. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video hạ thủy tàu ngầm Lada thứ hai. Nguồn: Youtube
Trong một bài bình luận mới đây đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia quân sự Mark Episkopos cho rằng tàu ngầm thế hệ thứ lớp Lada của Nga có tính năng kỹ thuật vượt trội lớp Varshavyanka (hay được biết tới với cái tên Kilo do NATO đặt). Vị này tin rằng, hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) sẽ giúp tàu ngầm Nga tạo bước nhảy vọt về chất lượng. Nguồn ảnh: Wikipedia
"Các tàu ngầm đầu tiên (của lớp Lada) gồm St Petersburg và Kronstadt được trang bị động cơ diesel-điện cổ điển, nhưng ngay cả khi không được trang bị AIP thì chúng đã vượt trội Kilo về hiệu suất", vị này cho biết. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cũng theo chuyên gia quân sự Mỹ, hệ thống AIP giúp các tàu ngầm Lada hoạt động yên tĩnh gấp đôi so với động cơ diesel-điện tối tân trên tàu ngầm lớp Kilo. Mặc dù Kilo từ lâu được mệnh danh là một trong các tàu ngầm diesel-điện hoạt động yên tĩnh nhất thế giới, thậm chí phương Tây còn gọi nó là “hố đen” miêu tả khả năng bơi lội trong “im lặng” tốt nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống AIP có thể loại bỏ nhược điểm cố hữu trên các tàu ngầm diesel-điện hiện đại là phải nổi lên để sạc pin mới có thể lặn tiếp. Với AIP, tàu ngầm có thể lặn liên tục 20-45 ngày, tiếng ồn cũng giảm khiến hệ thống sonar của đối phương "vô dụng". Nguồn ảnh: Wikipedia
Chuyên gia Mỹ tin rằng hệ thống AIP do Nga phát triển có thể vượt qua các hệ thống AIP của Pháp hay là Đức hiện đã tích hợp trên một số tàu ngầm. Tuy nhiên, vấn đề là cho tới thời điểm này, hai chiếc tàu ngầm Lada vẫn chưa có AIP mà vẫn chỉ là động cơ truyền thống. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù vậy, vị chuyên gia Mỹ cũng dành những lời "có cánh" để khen ngợi tính năng trên tàu ngầm Lada. Ví dụ như, so với Kilo, Lada có kích thước nhỏ hơn hẳn nhưng vẫn đảm bảo khả năng tác chiến ngang ngửa. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hiện lớp tàu ngầm Lada Đề án 677 có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 2.700 tấn (của Kilo lên tới gần 4.000 tấn), khi nổi là 1.765 tấn (Kilo là 2.500 tấn), dài 72m, mớn nước 6,5m. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Kích thước nhỏ nhưng hỏa lực của Lada thì không thua Kilo, nó được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm cùng cơ số 18 quả ngư lôi hoặc tối đa 10 tên lửa hành trình Kalibr hoặc mang được tên lửa săn ngầm RPK-6 hoặc 44 thủy lôi. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tàu ngầm Lada hiện trang bị động cơ diesel-điện cung cấp tốc độ hoạt động khi lặn tới 21 hải lý/h, khi nổi là 10 hải lý/h, dự trữ hành trình 45 ngày, lặn sâu tới 300m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng hiện Nga đã cung cấp phiên bản xuất khẩu mang tên lớp Amur cho các đối tác có nhu cầu với hàng loạt phiên bản từ loại nhỏ nhất Amurr 550 cỡ 550-700 tấn tới Amur 1850 cỡ 1.850-2.600 tấn, tích hợp đầy đủ tính năng của Lada, có chăng chỉ khác về tầm hoạt động, số lượng vũ khí mà thôi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video hạ thủy tàu ngầm Lada thứ hai. Nguồn: Youtube