Một nhiếp ảnh gia người Nga đã có dịp được Quân đội Liên bang Nga mời thăm quan thao trường Rzhevskij, ngoại vi St Petersburg và đưa về những hình ảnh ấn tượng về nơi này. Nguồn ảnh: LivejounalĐây có lẽ là trường bắn thuộc hàng lớn nhất thế giới với tổng diện tích ước tính 740km2 được bao phủ bởi đồng cỏ, cánh rừng và đầm lầy khó có thể vượt qua. Với diện tích cực lớn, các hệ thống pháo hải quân có thể thoải mái bắn ở mọi tầm mà không sợ vượt ra ngoài phạm vi an toàn. Nguồn ảnh: LivejounalTrong ảnh là đài quan sát các cuộc bắn thử được xây trên một ngọn đồi cao. Nguồn ảnh: LivejounalTháp pháo được đặt cao trên khung bệ kim loại lớn, bên trong lắp các thiết bị máy móc điều khiển và đạn dược. Ngăn cách các bệ pháo hạm thử nghiệm là những bức tường bê tông cực dày. Nguồn ảnh: LivejounalNơi đây, ngay từ thời Liên Xô đã là trung tâm thử nghiệm pháo hải quân quy mô. Trong ảnh, pháo hạm thời thế chiến từng được thử nghiệm tại đây. Nguồn ảnh: LivejounalTháp pháo hạm cỡ lớn thời chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: LivejounalHầu hết các hệ thống pháo hải quân đang có trong biên chế của Hải quân Nga đều có mặt tại trường bắn thử này. Nguồn ảnh: LivejounalMặc dù nhiều loại pháo đã được sử dụng rộng rãi, thế nhưng công cuộc cải tiến nâng cấp vẫn còn tiếp tục. Đó là lý do, các hệ thống pháo hải quân này được giữ gìn cẩn thận và bắn thường xuyên tại thao trường phục vụ các cuộc đánh giá. Nguồn ảnh: LivejounalTrong ảnh, hệ thống pháo hạm hạng nặng AK-100 cỡ nòng 100mm đang thực hiện bắn thử nghiệm. Hệ thống pháo này hiện được sử dụng rộng rãi trên lớp tàu khu trục chống ngầm Udaloy của Hải quân Nga. Nó có tốc độ bắn 60 phát/phút, tầm bắn xa nhất 21km, tầm bắn chống tên lửa hành trình là 5km và chống máy bay là 10km. Nguồn ảnh: LivejounalTiếp đó, bên cạnh là pháo hạm A-192 cỡ nòng 130mm đang bắn thử nghiệm. Đây là lớp pháo hạm thế hệ mới nhất của Nga, tuy là cỡ nòng lớn nhưng được thiết kế rất độc đáo cho phép triển khai trên các lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ 4.000 tấn. Nguồn ảnh: LivejounalPháo hạm AK-176 đang khai hỏa – loại pháo này hiện được Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: LivejounalAK-176 đạt tốc độ bắn khoảng 120 phát/phút, tầm bắn mục tiêu mặt nước đến 15km. Nguồn ảnh: LivejounalPháo phòng không cao tốc AK-230 "khạc lửa" - loại pháo này phục vụ từ những năm 1960 với 2 khẩu 30mm đạt tốc độ bắn 2.000 phát/phút, tầm bắn xa nhất 6.700m. Nguồn ảnh: LivejounalPháo phòng không cao tốc hiện đại AK-630 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn nhanh khủng khiếp 5.000-6.000 phát/phút. Nguồn ảnh: LivejounalĐại pháo hạm AK-130 khai hỏa – loại pháo này hiện chỉ được tích hợp trên các tàu tuần dương tên lửa Project 1164 và Project 1144 Kirov. Pháo được trang bị hai nòng 130mm có tốc độ bắn mỗi nòng 70 phát/phút, tầm bắn 23km. Nguồn ảnh: LivejounalVùng mục tiêu thao trường. Nguồn ảnh: Livejounal
Một nhiếp ảnh gia người Nga đã có dịp được Quân đội Liên bang Nga mời thăm quan thao trường Rzhevskij, ngoại vi St Petersburg và đưa về những hình ảnh ấn tượng về nơi này. Nguồn ảnh: Livejounal
Đây có lẽ là trường bắn thuộc hàng lớn nhất thế giới với tổng diện tích ước tính 740km2 được bao phủ bởi đồng cỏ, cánh rừng và đầm lầy khó có thể vượt qua. Với diện tích cực lớn, các hệ thống pháo hải quân có thể thoải mái bắn ở mọi tầm mà không sợ vượt ra ngoài phạm vi an toàn. Nguồn ảnh: Livejounal
Trong ảnh là đài quan sát các cuộc bắn thử được xây trên một ngọn đồi cao. Nguồn ảnh: Livejounal
Tháp pháo được đặt cao trên khung bệ kim loại lớn, bên trong lắp các thiết bị máy móc điều khiển và đạn dược. Ngăn cách các bệ pháo hạm thử nghiệm là những bức tường bê tông cực dày. Nguồn ảnh: Livejounal
Nơi đây, ngay từ thời Liên Xô đã là trung tâm thử nghiệm pháo hải quân quy mô. Trong ảnh, pháo hạm thời thế chiến từng được thử nghiệm tại đây. Nguồn ảnh: Livejounal
Tháp pháo hạm cỡ lớn thời chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Livejounal
Hầu hết các hệ thống pháo hải quân đang có trong biên chế của Hải quân Nga đều có mặt tại trường bắn thử này. Nguồn ảnh: Livejounal
Mặc dù nhiều loại pháo đã được sử dụng rộng rãi, thế nhưng công cuộc cải tiến nâng cấp vẫn còn tiếp tục. Đó là lý do, các hệ thống pháo hải quân này được giữ gìn cẩn thận và bắn thường xuyên tại thao trường phục vụ các cuộc đánh giá. Nguồn ảnh: Livejounal
Trong ảnh, hệ thống pháo hạm hạng nặng AK-100 cỡ nòng 100mm đang thực hiện bắn thử nghiệm. Hệ thống pháo này hiện được sử dụng rộng rãi trên lớp tàu khu trục chống ngầm Udaloy của Hải quân Nga. Nó có tốc độ bắn 60 phát/phút, tầm bắn xa nhất 21km, tầm bắn chống tên lửa hành trình là 5km và chống máy bay là 10km. Nguồn ảnh: Livejounal
Tiếp đó, bên cạnh là pháo hạm A-192 cỡ nòng 130mm đang bắn thử nghiệm. Đây là lớp pháo hạm thế hệ mới nhất của Nga, tuy là cỡ nòng lớn nhưng được thiết kế rất độc đáo cho phép triển khai trên các lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ 4.000 tấn. Nguồn ảnh: Livejounal
Pháo hạm AK-176 đang khai hỏa – loại pháo này hiện được Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: Livejounal
AK-176 đạt tốc độ bắn khoảng 120 phát/phút, tầm bắn mục tiêu mặt nước đến 15km. Nguồn ảnh: Livejounal
Pháo phòng không cao tốc AK-230 "khạc lửa" - loại pháo này phục vụ từ những năm 1960 với 2 khẩu 30mm đạt tốc độ bắn 2.000 phát/phút, tầm bắn xa nhất 6.700m. Nguồn ảnh: Livejounal
Pháo phòng không cao tốc hiện đại AK-630 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn nhanh khủng khiếp 5.000-6.000 phát/phút. Nguồn ảnh: Livejounal
Đại pháo hạm AK-130 khai hỏa – loại pháo này hiện chỉ được tích hợp trên các tàu tuần dương tên lửa Project 1164 và Project 1144 Kirov. Pháo được trang bị hai nòng 130mm có tốc độ bắn mỗi nòng 70 phát/phút, tầm bắn 23km. Nguồn ảnh: Livejounal
Vùng mục tiêu thao trường. Nguồn ảnh: Livejounal