Tờ BBC cho biết, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 do Anh sản xuất vừa được đưa vào chiến trường Zaporozhye đã bị quân đội Nga tiêu diệt. Vị thế bất bại của xe tăng Challenger 2, vốn từng được cho là "chưa từng bị quân địch tiêu diệt" đã bị phá vỡ. Sau đó, cảnh quay chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 thứ hai bị tên lửa Nga phá hủy đã được hé lộ. Hai xe tăng "Kẻ thách thức 2" lần lượt thất bại trên chiến trường Ukraine; Anh có thể sẽ “hối hận” khi gửi xe tăng tiên tiến của mình tới Ukraine, để làm mục tiêu cho quân đội Nga. Một số nhà phân tích tin rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực do Anh sản xuất của quân đội Ukraine đã gặp phải hết thảm họa này đến thảm họa khác, đây thực sự là hình ảnh thu nhỏ thực sự của tình thế khó khăn, mà lực lượng chủ lực của Ukraine gặp phải khi chiến đấu gần làng Rabotino và Verbovoe.Tờ Rusvesna cho biết, kể từ đầu tháng 9, quân đội Ukraine đã tập trung một số lượng lớn lực lượng bộ binh và lực lượng tấn công thiết giáp ở phía nam làng Rabotino với hy vọng giành được đột phá lớn sau một đòn tấn công; sau đó chiếm Novo Prokopivka, khu vực có giá trị quân sự quan trọng ở phía sau. Đồng thời chọc thủng hoàn toàn tuyến phòng thủ đầu tiên của quân đội Nga tại Verbove.Tuy nhiên, “chiếc nêm” Rabotino –Verbovoe do quân đội Ukraine đóng vào tuyến phòng thủ của Nga, lại bị 7 đơn vị cấp lữ đoàn Nga bao vây ba phía và “chiếc nêm” bày nằm ngay dưới các điểm cao của khu vực Novo-Prokopivka. Quân đội Ukraine rõ ràng không có lợi thế về địa hình, bị pháo binh cố định của Nga ở trên cao liên tiếp “giã giò”. Thế trận uy hiếp và pháo kích vào quân Ukraine ở vùng đất thấp từ các điểm cao ở ba phía, đã bẻ gẫy mọi đợt tấn công của quân chủ lực Ukraine ở cả ba hướng. Chiến thuật tiến công cơ giới hay bằng các “làn sóng người” của Quân đội Ukraine đều đã thất bại, thương vong nhiều đến nỗi các bệnh viện tiền tuyến đầy ắp thương binh. Cho đến nay, quân Ukraine chỉ có thể tiến vào làng Rabotino, chứ chưa làm chủ khu vực phía nam của làng, và càng không thể tiến tới Novi Prokopivka. Phía Ukraine cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, trong đó quan trọng nhất là việc quân đội Nga liên tục nâng cấp các loại vũ khí, trang bị chống tăng. Trong khi đó, xe tăng của phương Tây trên chiến trường Ukraine đều được phát triển trong thế kỷ trước, hoặc 10 năm đầu thế kỷ này và không còn dẫn đầu về công nghệ nữa. Thứ hai, các tổ lái xe tăng Ukraine không được huấn luyện đầy đủ và không thể phát huy hết sức mạnh của xe tăng phương Tây, thay vào đó họ dễ dàng bị quân đội Nga tiêu diệt trong cuộc tấn công. Một nguyên nhân quan trọng khác là chiến trường ở Zaporizhia không phù hợp với xe tăng. Trên tuyến đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine ở Zaporozhye, quân đội Nga đã triển khai một số lượng lớn công sự chống tăng, mìn chống tăng, răng rồng, chiến hào chống tăng và vật cản khác, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xe tăng Ukraine. Trước đó, quân đội Ukraine đã nhiều lần cố gắng đột nhập mạnh vào các bãi mìn của Nga, dù không có đủ phương tiện rà phá bom mìn và cuối cùng họ thường xuyên bị mìn chống tăng ngăn cản. Dù là xe tăng T-72, T-80 của Liên Xô hay Leopard-2, Challenger-2 do phương Tây cung cấp, việc rút lui khỏi bãi mìn dày đặc của quân đội Nga cũng khó, chứ đừng nói đến việc đấu tăng với quân Nga. Khi đã bị cầm chân trong các bãi mìn, các loại tên lửa chống tăng, UAV tự sát Lancet, có thể tấn công trực tiếp vào các vị trí mỏng yếu của xe tăng bằng cách tấn công từ phía trên. Do vậy vũ khí Nga không khó để phá tan "huyền thoại" về xe tăng của phương Tây. Nói chung, nhóm tấn công chiến thuật của quân đội Ukraine thiếu khả năng phối hợp phòng không và tác chiến điện tử, nên không thể hình thành hiệu ứng đan xen chiến thuật. Cùng với đó là không có sự phối hợp hỏa lực pháo binh đầy đủ, nên quân Ukraine đã bị quân Nga khóa chặt ngay ở trong khu vực vùng xám.Cùng với đó là việc Quân đội Ukraine tùy tiện trong việc sử dụng xe tăng phương Tây; cũng do tin tưởng vào khả năng bảo vệ xuất sắc của xe tăng phương Tây, nên có nhiều trường hợp lính Ukraine lái xe tăng phương Tây vào bãi mìn và bị tiêu diệt. Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể được coi là một kỷ nguyên mới của chiến tranh hiện đại, khi cả hai bên đều sử dụng số lượng lớn UAV, thậm chí một số UAV dân sự đã trở thành "sát thủ lớn" trên chiến trường, khi chúng được trang bị vũ khí chống tăng. Trước tình hình này, không có gì ngạc nhiên khi xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 bị tiêu diệt ở mặt trận Zaporozhye. Mìn chống tăng, UAV tự sát, pháo tầm xa và tên lửa chống tăng, đều có thể trở thành "sát thủ tự nhiên" của xe tăng Anh. Kể từ khi chiếc xe tăng Challenger 2 được đưa ra chiến trường, thế giới bên ngoài bắt đầu đồn đoán chiếc xe tăng này khi nào sẽ bị quân đội Nga tiêu diệt và kết quả "đúng như mong đợi" ở tiền tuyến, khi hai chiếc Challenger 2 vừa xuất quân đã bị bắn cháy. Nhưng liệu nó đã bắn được nào viên đạn về phía Nga hay chưa? Hiện nay, phương Tây không còn nhiều mẫu xe tăng để cung cấp cho Ukraine, chỉ còn xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 của Mỹ sẽ được gửi sang Ukraine. Mặc dù hiệu suất chiến đấu của xe tăng M1A1 Abram khác với Challenger-2, Leopard-2A6, nhưng nó cũng có những điểm yếu và đã bị tiêu diệt nhiều lần trên chiến trường Afghanistan, Iraq và thậm chí cả Syria. Vì vậy, sau khi được điều động đến chiến trường Ukraine, đối mặt với các phương thức tấn công chống tăng đa dạng và mạnh mẽ của quân đội Nga, có lẽ không lâu nữa, tiếp tục đến xe tăng M1A1 của Mỹ sẽ bị quân đội Nga tiêu diệt, giống như xe tăng Leopard và Challenger 2.Xe chống mìn MRAP Mastiff của Ukraine do Anh viện trợ, bị tên lửa chống tăng Nga tiêu diệt gần Novomayorskoe. Nguồn Topwar
Tờ BBC cho biết, xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 do Anh sản xuất vừa được đưa vào chiến trường Zaporozhye đã bị quân đội Nga tiêu diệt. Vị thế bất bại của xe tăng Challenger 2, vốn từng được cho là "chưa từng bị quân địch tiêu diệt" đã bị phá vỡ.
Sau đó, cảnh quay chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 thứ hai bị tên lửa Nga phá hủy đã được hé lộ. Hai xe tăng "Kẻ thách thức 2" lần lượt thất bại trên chiến trường Ukraine; Anh có thể sẽ “hối hận” khi gửi xe tăng tiên tiến của mình tới Ukraine, để làm mục tiêu cho quân đội Nga.
Một số nhà phân tích tin rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực do Anh sản xuất của quân đội Ukraine đã gặp phải hết thảm họa này đến thảm họa khác, đây thực sự là hình ảnh thu nhỏ thực sự của tình thế khó khăn, mà lực lượng chủ lực của Ukraine gặp phải khi chiến đấu gần làng Rabotino và Verbovoe.
Tờ Rusvesna cho biết, kể từ đầu tháng 9, quân đội Ukraine đã tập trung một số lượng lớn lực lượng bộ binh và lực lượng tấn công thiết giáp ở phía nam làng Rabotino với hy vọng giành được đột phá lớn sau một đòn tấn công; sau đó chiếm Novo Prokopivka, khu vực có giá trị quân sự quan trọng ở phía sau. Đồng thời chọc thủng hoàn toàn tuyến phòng thủ đầu tiên của quân đội Nga tại Verbove.
Tuy nhiên, “chiếc nêm” Rabotino –Verbovoe do quân đội Ukraine đóng vào tuyến phòng thủ của Nga, lại bị 7 đơn vị cấp lữ đoàn Nga bao vây ba phía và “chiếc nêm” bày nằm ngay dưới các điểm cao của khu vực Novo-Prokopivka.
Quân đội Ukraine rõ ràng không có lợi thế về địa hình, bị pháo binh cố định của Nga ở trên cao liên tiếp “giã giò”. Thế trận uy hiếp và pháo kích vào quân Ukraine ở vùng đất thấp từ các điểm cao ở ba phía, đã bẻ gẫy mọi đợt tấn công của quân chủ lực Ukraine ở cả ba hướng.
Chiến thuật tiến công cơ giới hay bằng các “làn sóng người” của Quân đội Ukraine đều đã thất bại, thương vong nhiều đến nỗi các bệnh viện tiền tuyến đầy ắp thương binh. Cho đến nay, quân Ukraine chỉ có thể tiến vào làng Rabotino, chứ chưa làm chủ khu vực phía nam của làng, và càng không thể tiến tới Novi Prokopivka.
Phía Ukraine cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, trong đó quan trọng nhất là việc quân đội Nga liên tục nâng cấp các loại vũ khí, trang bị chống tăng. Trong khi đó, xe tăng của phương Tây trên chiến trường Ukraine đều được phát triển trong thế kỷ trước, hoặc 10 năm đầu thế kỷ này và không còn dẫn đầu về công nghệ nữa.
Thứ hai, các tổ lái xe tăng Ukraine không được huấn luyện đầy đủ và không thể phát huy hết sức mạnh của xe tăng phương Tây, thay vào đó họ dễ dàng bị quân đội Nga tiêu diệt trong cuộc tấn công.
Một nguyên nhân quan trọng khác là chiến trường ở Zaporizhia không phù hợp với xe tăng. Trên tuyến đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine ở Zaporozhye, quân đội Nga đã triển khai một số lượng lớn công sự chống tăng, mìn chống tăng, răng rồng, chiến hào chống tăng và vật cản khác, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xe tăng Ukraine.
Trước đó, quân đội Ukraine đã nhiều lần cố gắng đột nhập mạnh vào các bãi mìn của Nga, dù không có đủ phương tiện rà phá bom mìn và cuối cùng họ thường xuyên bị mìn chống tăng ngăn cản. Dù là xe tăng T-72, T-80 của Liên Xô hay Leopard-2, Challenger-2 do phương Tây cung cấp, việc rút lui khỏi bãi mìn dày đặc của quân đội Nga cũng khó, chứ đừng nói đến việc đấu tăng với quân Nga.
Khi đã bị cầm chân trong các bãi mìn, các loại tên lửa chống tăng, UAV tự sát Lancet, có thể tấn công trực tiếp vào các vị trí mỏng yếu của xe tăng bằng cách tấn công từ phía trên. Do vậy vũ khí Nga không khó để phá tan "huyền thoại" về xe tăng của phương Tây.
Nói chung, nhóm tấn công chiến thuật của quân đội Ukraine thiếu khả năng phối hợp phòng không và tác chiến điện tử, nên không thể hình thành hiệu ứng đan xen chiến thuật. Cùng với đó là không có sự phối hợp hỏa lực pháo binh đầy đủ, nên quân Ukraine đã bị quân Nga khóa chặt ngay ở trong khu vực vùng xám.
Cùng với đó là việc Quân đội Ukraine tùy tiện trong việc sử dụng xe tăng phương Tây; cũng do tin tưởng vào khả năng bảo vệ xuất sắc của xe tăng phương Tây, nên có nhiều trường hợp lính Ukraine lái xe tăng phương Tây vào bãi mìn và bị tiêu diệt.
Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể được coi là một kỷ nguyên mới của chiến tranh hiện đại, khi cả hai bên đều sử dụng số lượng lớn UAV, thậm chí một số UAV dân sự đã trở thành "sát thủ lớn" trên chiến trường, khi chúng được trang bị vũ khí chống tăng.
Trước tình hình này, không có gì ngạc nhiên khi xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger-2 bị tiêu diệt ở mặt trận Zaporozhye. Mìn chống tăng, UAV tự sát, pháo tầm xa và tên lửa chống tăng, đều có thể trở thành "sát thủ tự nhiên" của xe tăng Anh.
Kể từ khi chiếc xe tăng Challenger 2 được đưa ra chiến trường, thế giới bên ngoài bắt đầu đồn đoán chiếc xe tăng này khi nào sẽ bị quân đội Nga tiêu diệt và kết quả "đúng như mong đợi" ở tiền tuyến, khi hai chiếc Challenger 2 vừa xuất quân đã bị bắn cháy. Nhưng liệu nó đã bắn được nào viên đạn về phía Nga hay chưa?
Hiện nay, phương Tây không còn nhiều mẫu xe tăng để cung cấp cho Ukraine, chỉ còn xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 của Mỹ sẽ được gửi sang Ukraine. Mặc dù hiệu suất chiến đấu của xe tăng M1A1 Abram khác với Challenger-2, Leopard-2A6, nhưng nó cũng có những điểm yếu và đã bị tiêu diệt nhiều lần trên chiến trường Afghanistan, Iraq và thậm chí cả Syria.
Vì vậy, sau khi được điều động đến chiến trường Ukraine, đối mặt với các phương thức tấn công chống tăng đa dạng và mạnh mẽ của quân đội Nga, có lẽ không lâu nữa, tiếp tục đến xe tăng M1A1 của Mỹ sẽ bị quân đội Nga tiêu diệt, giống như xe tăng Leopard và Challenger 2.
Xe chống mìn MRAP Mastiff của Ukraine do Anh viện trợ, bị tên lửa chống tăng Nga tiêu diệt gần Novomayorskoe. Nguồn Topwar