Vào cuối những năm 1920, mẫu pháo binh cấp sư đoàn còn sót lại từ Thế chiến thứ nhất không còn đáp ứng được nhu cầu chiến đấu của Quân đội Liên Xô trong thời kỳ mới. Vì vậy, Liên Xô bắt đầu công việc nghiên cứu và phát triển mẫu pháo mới.Mặc dù Quân đội Liên Xô đề xuất công tác nghiên cứu và phát triển mẫu pháo mới, nhưng do hạn chế của cơ sở công nghiệp và công nghệ pháo binh Liên Xô khi đó, nên lãnh đạo Liên Xô đã mời các kỹ sư nước ngoài cũng tham gia thiết kế mẫu pháo mới.Lúc này Liên Xô cần có công nghệ pháo binh tiên tiến, trong khi Chính phủ Đức bị Hiệp ước Versailles hạn chế việc phát triển công nghệ quốc phòng, nên việc nghiên cứu và phát triển pháo binh cũng buộc phải bí mật tiến hành ở nước ngoài, thông qua hợp tác quốc tế. Hai nước Xô-Đức ngay lập tức bắt đầu hợp tác.Năm 1930, công cuộc nghiên cứu và phát triển pháo binh do Liên Xô và Đức phối hợp thực hiện đã đạt được những kết quả bước đầu; một loại lựu pháo bắn đạn có đường kính cỡ 122 mm đã ra đời. Thay đổi lớn đầu tiên là phương pháp kéo pháo, thay thế từ kéo pháo bằng ngựa của pháo binh Liên Xô trước đây, sang phương pháp sử dụng lực kéo cơ giới; do vậy pháo sử dụng bánh bằng thép bọc cao su, với tốc độ tối đa lên tới 60 km/h.Kế hoạch này được duyệt năm 1932 và được đặt tên là lựu pháo 122mm M30 (122 mm là cỡ đạn, M30 là năm khởi nguồn nghiên cứu). Loại pháo lựu M30 có chiều dài nòng bằng 23 lần đường kính đạn (khoảng 2,8 mét), góc tầm từ 7° đến 64°; tổng trọng lượng chiến đấu 2,45 tấn và trọng lượng hành quân 2,8 tấn. Mẫu pháo lựu M30 có nhiều ưu điểm, nhưng công việc chế tạo nó bị gián đoạn sau khi 8 khẩu được sản xuất thử nghiệm vào năm 1934 và 1935. Điều này có thể liên quan đến việc giải thể Phòng thiết kế KB-2.Vào giữa thập niên 1930, Liên Xô đã cân nhắc việc chuyển sang sử dụng pháo 105mm phổ biến như ở các nước khác. Đạn nhỏ hơn có nghĩa là pháo có thể nhẹ hơn, triển khai linh hoạt hơn, nhưng mặt khác cũng kém uy lực hơn, do đó quân đội Liên Xô “dao động” giữa cỡ nòng 105 mm và cỡ nòng 122 mm. Tuy nhiên, ở Liên Xô đã có kinh nghiệm và công cụ sản xuất pháo 122mm từ lâu. Đặc biệt là số lượng lớn đạn pháo 122mm mà nước Nga Sa hoàng và Liên Xô tích lũy trước đó; do vậy Liên Xô cuối cùng đã chọn cỡ nòng 122mm và chương trình M-30 đã bắt đầu được chấp nhận.Sau khi đánh giá, Cục Pháo binh Liên Xô (GAU) vào tháng 9/1939 đã chấp nhận mẫu pháo M30 cải tiến lần cuối vào năm 1938 (122mm M30 K38), trang bị cho trung đoàn pháo binh thuộc sư đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới).Pháo lựu 122 mm M30 K38 là loại pháo lựu nòng ngắn, trang bị cho cấp pháo binh chiến thuật, có thể bắn được cả ở xạ giới thấp và cao. Có nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho bộ binh chiến đấu, tiêu diệt sinh lực, hỏa khí, công sự trận địa của địch, chế áp các trận địa pháo binh, súng cối của đối phương và làm các nhiệm vụ khác… Ở trạng thái hành quân, pháo có chiều dài 5,9 mét, rộng 1.975 mét; trọng lượng của pháo khi hành quân là 2,45 tấn; sơ tốc đạn 515 m/s; tầm bắn tối đa là 11.800 mét, tầm bắn tối thiểu là 3.400 mét. Tốc độ bắn 5-6 phát/phút; kíp pháo thủ là 8 người.Pháo M30 có thể bắn nhiều loại đạn, như đạn nổ phá phân mảnh chống bộ binh; đạn nổ dùng để phá hủy công sự; đạn cháy; đạn khói, đạn chiếu sáng, đạn hóa học và đạn truyền đơn… Tổng trọng lượng đạn nặng 21,8 kg, trong đó đầu đạn là 16 kg.Hiệu suất tổng thể của pháo M-30 được đánh giá là tương đối cao với các loại pháo cùng thời, chi phí sản xuất thấp, dễ sản xuất và thuận tiện cho việc sản xuất quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu chiến đấu mới của Quân đội Liên Xô và tình trạng thiếu hụt lớn về vũ khí của Quân đội Liên Xô khi đó. Lựu pháo M30 K38 được Liên Xô sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Năm 1939, mỗi sư đoàn bộ binh Liên Xô được trang bị 1 trung đoàn pháo binh, theo lý thuyết được trang bị 28 khẩu 122mm M30; sau đó tăng lên 32 khẩu vào năm 1943.Pháo 122mm M30 không chỉ được trang bị cho các sư đoàn bộ binh, các sư đoàn pháo binh dự bị của Liên Xô cũng được trang bị pháo M30. Tính đến năm 1944, Liên Xô đã sản xuất khoảng 8,53 triệu viên đạn cho pháo 122mm; do vậy có thể khẳng định, pháo lựu M30 đóng vai trò quan trọng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.Sau này, loại pháo này cũng được Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời Liên Xô cũng chuyển giao công nghệ để Trung Quốc sản xuất loại pháo này và Trung Quốc đặt tên là 122mm Type 54, được biên chế trong Quân đội Trung Quốc đến đầu thập niên 1980. Quân đội Liên Xô cũng biên chế pháo M30 tới đầu thập niên 1960, sau đó thay thế bằng loại pháo 122mm D30 (có thể sử dụng chung đạn với pháo M30), có tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn, tầm bắn xa hơn, tính năng bắn ổn định hơn.Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, QĐND Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng quân đội chính quy, hiện đại. Nhiều loại vũ khí mới được đưa vào trang bị, trong đó có pháo lựu 122mm M30, do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ.Giống như Quân đội Liên Xô, pháo lựu M30 được trang bị trong trung đoàn pháo binh của sư đoàn bộ binh và là loại hỏa lực pháo binh chiến thuật chủ yếu của QĐND Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Việt Nam được xếp loại là một trong những quốc gia sở hữu số lượng lớn lựu pháo M30; hiện nay chúng ta đã tự sản xuất được loại đạn pháo của loại pháo này và M30 vẫn được trang bị trong các đơn vị pháo binh chiến thuật của quân đội ta.Mặc dù ra đời từ cách đây hơn 80 năm, thế nhưng tới hôm nay vẫn có khoảng 40 quốc gia trên thế giới sử dụng lựu pháo 122mm M30. Đã có 19.266 khẩu pháo M30 được sản xuất suốt từ năm 1939-1955 tại các Nhà máy số 92 và số 9, trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong thế chiến 2.
Vào cuối những năm 1920, mẫu pháo binh cấp sư đoàn còn sót lại từ Thế chiến thứ nhất không còn đáp ứng được nhu cầu chiến đấu của Quân đội Liên Xô trong thời kỳ mới. Vì vậy, Liên Xô bắt đầu công việc nghiên cứu và phát triển mẫu pháo mới.
Mặc dù Quân đội Liên Xô đề xuất công tác nghiên cứu và phát triển mẫu pháo mới, nhưng do hạn chế của cơ sở công nghiệp và công nghệ pháo binh Liên Xô khi đó, nên lãnh đạo Liên Xô đã mời các kỹ sư nước ngoài cũng tham gia thiết kế mẫu pháo mới.
Lúc này Liên Xô cần có công nghệ pháo binh tiên tiến, trong khi Chính phủ Đức bị Hiệp ước Versailles hạn chế việc phát triển công nghệ quốc phòng, nên việc nghiên cứu và phát triển pháo binh cũng buộc phải bí mật tiến hành ở nước ngoài, thông qua hợp tác quốc tế. Hai nước Xô-Đức ngay lập tức bắt đầu hợp tác.
Năm 1930, công cuộc nghiên cứu và phát triển pháo binh do Liên Xô và Đức phối hợp thực hiện đã đạt được những kết quả bước đầu; một loại lựu pháo bắn đạn có đường kính cỡ 122 mm đã ra đời.
Thay đổi lớn đầu tiên là phương pháp kéo pháo, thay thế từ kéo pháo bằng ngựa của pháo binh Liên Xô trước đây, sang phương pháp sử dụng lực kéo cơ giới; do vậy pháo sử dụng bánh bằng thép bọc cao su, với tốc độ tối đa lên tới 60 km/h.
Kế hoạch này được duyệt năm 1932 và được đặt tên là lựu pháo 122mm M30 (122 mm là cỡ đạn, M30 là năm khởi nguồn nghiên cứu). Loại pháo lựu M30 có chiều dài nòng bằng 23 lần đường kính đạn (khoảng 2,8 mét), góc tầm từ 7° đến 64°; tổng trọng lượng chiến đấu 2,45 tấn và trọng lượng hành quân 2,8 tấn.
Mẫu pháo lựu M30 có nhiều ưu điểm, nhưng công việc chế tạo nó bị gián đoạn sau khi 8 khẩu được sản xuất thử nghiệm vào năm 1934 và 1935. Điều này có thể liên quan đến việc giải thể Phòng thiết kế KB-2.
Vào giữa thập niên 1930, Liên Xô đã cân nhắc việc chuyển sang sử dụng pháo 105mm phổ biến như ở các nước khác. Đạn nhỏ hơn có nghĩa là pháo có thể nhẹ hơn, triển khai linh hoạt hơn, nhưng mặt khác cũng kém uy lực hơn, do đó quân đội Liên Xô “dao động” giữa cỡ nòng 105 mm và cỡ nòng 122 mm.
Tuy nhiên, ở Liên Xô đã có kinh nghiệm và công cụ sản xuất pháo 122mm từ lâu. Đặc biệt là số lượng lớn đạn pháo 122mm mà nước Nga Sa hoàng và Liên Xô tích lũy trước đó; do vậy Liên Xô cuối cùng đã chọn cỡ nòng 122mm và chương trình M-30 đã bắt đầu được chấp nhận.
Sau khi đánh giá, Cục Pháo binh Liên Xô (GAU) vào tháng 9/1939 đã chấp nhận mẫu pháo M30 cải tiến lần cuối vào năm 1938 (122mm M30 K38), trang bị cho trung đoàn pháo binh thuộc sư đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới).
Pháo lựu 122 mm M30 K38 là loại pháo lựu nòng ngắn, trang bị cho cấp pháo binh chiến thuật, có thể bắn được cả ở xạ giới thấp và cao. Có nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho bộ binh chiến đấu, tiêu diệt sinh lực, hỏa khí, công sự trận địa của địch, chế áp các trận địa pháo binh, súng cối của đối phương và làm các nhiệm vụ khác…
Ở trạng thái hành quân, pháo có chiều dài 5,9 mét, rộng 1.975 mét; trọng lượng của pháo khi hành quân là 2,45 tấn; sơ tốc đạn 515 m/s; tầm bắn tối đa là 11.800 mét, tầm bắn tối thiểu là 3.400 mét. Tốc độ bắn 5-6 phát/phút; kíp pháo thủ là 8 người.
Pháo M30 có thể bắn nhiều loại đạn, như đạn nổ phá phân mảnh chống bộ binh; đạn nổ dùng để phá hủy công sự; đạn cháy; đạn khói, đạn chiếu sáng, đạn hóa học và đạn truyền đơn… Tổng trọng lượng đạn nặng 21,8 kg, trong đó đầu đạn là 16 kg.
Hiệu suất tổng thể của pháo M-30 được đánh giá là tương đối cao với các loại pháo cùng thời, chi phí sản xuất thấp, dễ sản xuất và thuận tiện cho việc sản xuất quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu chiến đấu mới của Quân đội Liên Xô và tình trạng thiếu hụt lớn về vũ khí của Quân đội Liên Xô khi đó.
Lựu pháo M30 K38 được Liên Xô sử dụng nhiều nhất trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Năm 1939, mỗi sư đoàn bộ binh Liên Xô được trang bị 1 trung đoàn pháo binh, theo lý thuyết được trang bị 28 khẩu 122mm M30; sau đó tăng lên 32 khẩu vào năm 1943.
Pháo 122mm M30 không chỉ được trang bị cho các sư đoàn bộ binh, các sư đoàn pháo binh dự bị của Liên Xô cũng được trang bị pháo M30. Tính đến năm 1944, Liên Xô đã sản xuất khoảng 8,53 triệu viên đạn cho pháo 122mm; do vậy có thể khẳng định, pháo lựu M30 đóng vai trò quan trọng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Sau này, loại pháo này cũng được Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời Liên Xô cũng chuyển giao công nghệ để Trung Quốc sản xuất loại pháo này và Trung Quốc đặt tên là 122mm Type 54, được biên chế trong Quân đội Trung Quốc đến đầu thập niên 1980.
Quân đội Liên Xô cũng biên chế pháo M30 tới đầu thập niên 1960, sau đó thay thế bằng loại pháo 122mm D30 (có thể sử dụng chung đạn với pháo M30), có tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn, tầm bắn xa hơn, tính năng bắn ổn định hơn.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, QĐND Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng quân đội chính quy, hiện đại. Nhiều loại vũ khí mới được đưa vào trang bị, trong đó có pháo lựu 122mm M30, do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ.
Giống như Quân đội Liên Xô, pháo lựu M30 được trang bị trong trung đoàn pháo binh của sư đoàn bộ binh và là loại hỏa lực pháo binh chiến thuật chủ yếu của QĐND Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Việt Nam được xếp loại là một trong những quốc gia sở hữu số lượng lớn lựu pháo M30; hiện nay chúng ta đã tự sản xuất được loại đạn pháo của loại pháo này và M30 vẫn được trang bị trong các đơn vị pháo binh chiến thuật của quân đội ta.
Mặc dù ra đời từ cách đây hơn 80 năm, thế nhưng tới hôm nay vẫn có khoảng 40 quốc gia trên thế giới sử dụng lựu pháo 122mm M30. Đã có 19.266 khẩu pháo M30 được sản xuất suốt từ năm 1939-1955 tại các Nhà máy số 92 và số 9, trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong thế chiến 2.