Theo hãng tin Mỹ CNN cho biết, vào tháng 9/2023, 31 xe tăng M1A1 SA Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine đã được Quân đội Ukraine tiếp nhận. Tuy nhiên phải đến tháng 2/2024, khi mặt trận Avdiivka chuẩn bị sụp đổ, Quân đội Ukraine mới tung loại xe tăng này vào chiến đấu.Nhưng xuất hiện trên chiến trường Ukraine chưa được 24 tiếng và chủ yếu là liên tục cơ động, nhưng chiếc xe tăng M1A1 Abrams đầu tiên của Ukraine đã bị UAV tự sát của Nga phá hủy và nó chưa để lại bất kỳ chiến tích nào trên chiến trường Ukraine. Như vậy chỉ sau 2 tháng xuất hiện trên chiến trường Ukraine, với 5/5 chiếc M1A1 Abrams tham chiến và đều bị phá hủy, mới đây, Tướng Grady, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và Nghị sĩ Ukraine Buzansky đã công khai tuyên bố rút xe tăng M1A1 Abrams ra khỏi chiến tuyến Ukraine. Tướng Tướng Grady giải thích rằng, để ngăn chặn việc mất loại vũ khí có giá trị hàng triệu USD, trước sự săn đuổi bởi những chiếc máy bay không người lái trị giá chỉ vài nghìn USD, nên Quân đội Ukraine phải rút xe tăng Abrams khỏi tiền tuyến.Trước hết, UAV hiện đã trở thành vũ khí chính trên chiến trường Ukraine, quá nguy hiểm đối với xe tăng Abrams. Xe tăng Abrams nặng 70 tấn và là mục tiêu rất dễ dàng cho các UAV giá rẻ của Nga.Vì vậy, trong bối cảnh máy bay trinh sát không người lái của Nga được sử dụng rộng rãi trên các mặt trận hàng nghìn km, không có gì đáng ngạc nhiên khi xe tăng Abrams vốn không còn nơi ẩn náu lại trở thành mục tiêu di động lớn. Hiện Quân đội Ukraine ở chiến trường đã từ chối sử dụng loại xe tăng này. Đến mức các tướng lĩnh cấp cao của quân đội Mỹ phải thừa nhận rằng, với chiến trường Ukraine, thì xe tăng hạng nặng như Abram sẽ không thể tồn tại, do khả năng bị tấn công bởi số lượng lớn UAV vào bất cứ lúc nào. Thứ hai, xe tăng Abrams đã trở thành đại diện cho vũ khí hạng nặng của Mỹ trên chiến trường Ukraine. Bất kỳ tổn thất nào nữa sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của Mỹ trên thị trường buôn bán vũ khí quốc tế. Vào tháng 9/2023, xe tăng Abrams tới Ukraine để tham chiến, nhưng đây là việc Mỹ không hề muốn. Nhưng để châu Âu viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine, thì Mỹ bắt buộc phải “gương mẫu” viện trợ cho Ukraine trước. Sau đó Đức, Anh “theo gương Mỹ”, đã viện trợ xe tăng Leopard 2 và Challenger 2 cho Ukraine. Tuy nhiên những chiếc xe tăng có nguồn gốc phương Tây, trong đó có M1A1 Abrams, đã trở thành mục tiêu bị Quân đội Nga săn lùng ngay khi vào chiến trường Ukraine. Ví dụ để truy lùng chiếc xe tăng Abrams thứ năm, quân Nga đã truy đuổi nó trong ba ngày liên tiếp, khi đồng thời sử dụng UAV trinh sát, UAV tự sát và thiết bị tác chiến điện tử trên không. Chính vì sự truy đuổi gắt gao này, tờ New York Times của Mỹ đã thừa nhận, Quân đội Ukraine hiện đã thiệt hại 5 chiếc xe tăng Abrams. Ngoài ra, tình hình chiến trường phòng ngự thụ động như hiện tại của Quân đội Ukraine quả thực không phù hợp cho việc sử dụng loại xe tăng hạng nặng như Abrams. Trong nguyên tắc chiến thuật của Quân đội Mỹ, xe tăng được sử dụng trong môi trường chiến đấu chung với nhiều loại vũ khí khác nhau. Chúng là đơn vị chiến đấu trong hệ thống tấn công tổng thể của Quân đội Mỹ, bao gồm pháo binh, bộ binh, không quân và các vũ khí khác. Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine đã trực tiếp đưa xe tăng M1A1 Abrams vào chiến đấu phòng ngự trên hướng mặt trận phía tây thành phố Avdiivka, khiến xe tăng này không có sự phối hợp của các quân chủng khác và trở thành mục tiêu “đơn độc” của Quân đội Nga. Không chỉ các máy bay không người lái của Nga thể hiện tài năng mà ngay cả tên lửa phóng qua nòng pháo của xe tăng T-72, cũng trở thành sát thủ với xe tăng Abrams. Hiện Quân đội Nga đang sử dụng chiến thuật “nghìn nhát cắt”, đó là tác chiến lẻ quy mô nhỏ trên mặt trận dài 1.200 km, để tiêu hao sức mạnh chiến đấu của Quân đội Ukraine. Lối đánh này lại càng không phù hợp với xe tăng Abrams, vốn giỏi tác chiến theo cụm quy mô lớn. Tất nhiên, ngoài những yếu tố nêu trên của Quân đội Nga, việc Quân đội Ukraine thiếu các trung tâm bảo dưỡng xe tăng Abrams cũng là một nguyên nhân khiến họ thận trọng sử dụng loại xe tăng này. Xét cho cùng, khi Quân đội Mỹ cung cấp xe tăng, nó đi kèm với rất nhiều phụ tùng thay thế. Vì vậy, một khi xe tăng Abrams của Quân đội Ukraine bị hỏng hóc trên chiến trường, rất có thể nó sẽ được tháo dỡ thành phụ tùng và sử dụng cho những chiếc xe khác. Ngoài ra, theo tổng hợp từ chiến trường Trung Đông, ngoài Quân đội Mỹ, không có quân đội nước nào tự bảo đảm kỹ thuật cho loại “siêu tăng” Abrams của Mỹ. Sau khi Quân đội Ukraine quyết định rút xe tăng Abrams không làm vũ khí đột kích, họ rút về tuyến sau làm hỏa lực pháo binh để chi viện cho bộ binh chiến đấu ở tuyến trước, giống như các khẩu pháo tự hành, tuy nhiên tầm bắn gần hơn, mức chính xác kém hơn khi sử dụng bắn gián tiếp. Ngoài ra, Ukraine cũng cần nên học kinh nghiệm của Nga khi lắp các “mai rùa” cho những chiếc xe tăng Abrams để chống UAV, tuy trông chúng có vẻ thô sơ, nhưng vẫn có hiệu quả khi chống lại số lượng lớn UAV. Tuy nhiên, với số lượng 26 chiếc xe tăng Abrams còn lại, số lượng quá nhỏ so với chiến trường dài tới 1.200 km của Ukraine. Chỉ khi nào Mỹ viện trợ cho Ukraine hàng nghìn chiếc Abrams thì mới có sự thay đổi. (Nguồn ảnh: The Telegraph, ABC News, Ukrinform, RIA Novosti).Hôm 4/3, truyền thông Nga đăng đoạn video cho thấy cảnh 2 UAV cảm tử của Nga phá hủy xe tăng M1 Abrams của Ukraine - Nguồn: RIA Novosti.
Theo hãng tin Mỹ CNN cho biết, vào tháng 9/2023, 31 xe tăng M1A1 SA Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine đã được Quân đội Ukraine tiếp nhận. Tuy nhiên phải đến tháng 2/2024, khi mặt trận Avdiivka chuẩn bị sụp đổ, Quân đội Ukraine mới tung loại xe tăng này vào chiến đấu.
Nhưng xuất hiện trên chiến trường Ukraine chưa được 24 tiếng và chủ yếu là liên tục cơ động, nhưng chiếc xe tăng M1A1 Abrams đầu tiên của Ukraine đã bị UAV tự sát của Nga phá hủy và nó chưa để lại bất kỳ chiến tích nào trên chiến trường Ukraine.
Như vậy chỉ sau 2 tháng xuất hiện trên chiến trường Ukraine, với 5/5 chiếc M1A1 Abrams tham chiến và đều bị phá hủy, mới đây, Tướng Grady, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và Nghị sĩ Ukraine Buzansky đã công khai tuyên bố rút xe tăng M1A1 Abrams ra khỏi chiến tuyến Ukraine.
Tướng Tướng Grady giải thích rằng, để ngăn chặn việc mất loại vũ khí có giá trị hàng triệu USD, trước sự săn đuổi bởi những chiếc máy bay không người lái trị giá chỉ vài nghìn USD, nên Quân đội Ukraine phải rút xe tăng Abrams khỏi tiền tuyến.
Trước hết, UAV hiện đã trở thành vũ khí chính trên chiến trường Ukraine, quá nguy hiểm đối với xe tăng Abrams. Xe tăng Abrams nặng 70 tấn và là mục tiêu rất dễ dàng cho các UAV giá rẻ của Nga.
Vì vậy, trong bối cảnh máy bay trinh sát không người lái của Nga được sử dụng rộng rãi trên các mặt trận hàng nghìn km, không có gì đáng ngạc nhiên khi xe tăng Abrams vốn không còn nơi ẩn náu lại trở thành mục tiêu di động lớn.
Hiện Quân đội Ukraine ở chiến trường đã từ chối sử dụng loại xe tăng này. Đến mức các tướng lĩnh cấp cao của quân đội Mỹ phải thừa nhận rằng, với chiến trường Ukraine, thì xe tăng hạng nặng như Abram sẽ không thể tồn tại, do khả năng bị tấn công bởi số lượng lớn UAV vào bất cứ lúc nào.
Thứ hai, xe tăng Abrams đã trở thành đại diện cho vũ khí hạng nặng của Mỹ trên chiến trường Ukraine. Bất kỳ tổn thất nào nữa sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của Mỹ trên thị trường buôn bán vũ khí quốc tế.
Vào tháng 9/2023, xe tăng Abrams tới Ukraine để tham chiến, nhưng đây là việc Mỹ không hề muốn. Nhưng để châu Âu viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine, thì Mỹ bắt buộc phải “gương mẫu” viện trợ cho Ukraine trước. Sau đó Đức, Anh “theo gương Mỹ”, đã viện trợ xe tăng Leopard 2 và Challenger 2 cho Ukraine.
Tuy nhiên những chiếc xe tăng có nguồn gốc phương Tây, trong đó có M1A1 Abrams, đã trở thành mục tiêu bị Quân đội Nga săn lùng ngay khi vào chiến trường Ukraine. Ví dụ để truy lùng chiếc xe tăng Abrams thứ năm, quân Nga đã truy đuổi nó trong ba ngày liên tiếp, khi đồng thời sử dụng UAV trinh sát, UAV tự sát và thiết bị tác chiến điện tử trên không.
Chính vì sự truy đuổi gắt gao này, tờ New York Times của Mỹ đã thừa nhận, Quân đội Ukraine hiện đã thiệt hại 5 chiếc xe tăng Abrams. Ngoài ra, tình hình chiến trường phòng ngự thụ động như hiện tại của Quân đội Ukraine quả thực không phù hợp cho việc sử dụng loại xe tăng hạng nặng như Abrams.
Trong nguyên tắc chiến thuật của Quân đội Mỹ, xe tăng được sử dụng trong môi trường chiến đấu chung với nhiều loại vũ khí khác nhau. Chúng là đơn vị chiến đấu trong hệ thống tấn công tổng thể của Quân đội Mỹ, bao gồm pháo binh, bộ binh, không quân và các vũ khí khác.
Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine đã trực tiếp đưa xe tăng M1A1 Abrams vào chiến đấu phòng ngự trên hướng mặt trận phía tây thành phố Avdiivka, khiến xe tăng này không có sự phối hợp của các quân chủng khác và trở thành mục tiêu “đơn độc” của Quân đội Nga.
Không chỉ các máy bay không người lái của Nga thể hiện tài năng mà ngay cả tên lửa phóng qua nòng pháo của xe tăng T-72, cũng trở thành sát thủ với xe tăng Abrams.
Hiện Quân đội Nga đang sử dụng chiến thuật “nghìn nhát cắt”, đó là tác chiến lẻ quy mô nhỏ trên mặt trận dài 1.200 km, để tiêu hao sức mạnh chiến đấu của Quân đội Ukraine. Lối đánh này lại càng không phù hợp với xe tăng Abrams, vốn giỏi tác chiến theo cụm quy mô lớn.
Tất nhiên, ngoài những yếu tố nêu trên của Quân đội Nga, việc Quân đội Ukraine thiếu các trung tâm bảo dưỡng xe tăng Abrams cũng là một nguyên nhân khiến họ thận trọng sử dụng loại xe tăng này. Xét cho cùng, khi Quân đội Mỹ cung cấp xe tăng, nó đi kèm với rất nhiều phụ tùng thay thế.
Vì vậy, một khi xe tăng Abrams của Quân đội Ukraine bị hỏng hóc trên chiến trường, rất có thể nó sẽ được tháo dỡ thành phụ tùng và sử dụng cho những chiếc xe khác. Ngoài ra, theo tổng hợp từ chiến trường Trung Đông, ngoài Quân đội Mỹ, không có quân đội nước nào tự bảo đảm kỹ thuật cho loại “siêu tăng” Abrams của Mỹ.
Sau khi Quân đội Ukraine quyết định rút xe tăng Abrams không làm vũ khí đột kích, họ rút về tuyến sau làm hỏa lực pháo binh để chi viện cho bộ binh chiến đấu ở tuyến trước, giống như các khẩu pháo tự hành, tuy nhiên tầm bắn gần hơn, mức chính xác kém hơn khi sử dụng bắn gián tiếp.
Ngoài ra, Ukraine cũng cần nên học kinh nghiệm của Nga khi lắp các “mai rùa” cho những chiếc xe tăng Abrams để chống UAV, tuy trông chúng có vẻ thô sơ, nhưng vẫn có hiệu quả khi chống lại số lượng lớn UAV.
Tuy nhiên, với số lượng 26 chiếc xe tăng Abrams còn lại, số lượng quá nhỏ so với chiến trường dài tới 1.200 km của Ukraine. Chỉ khi nào Mỹ viện trợ cho Ukraine hàng nghìn chiếc Abrams thì mới có sự thay đổi. (Nguồn ảnh: The Telegraph, ABC News, Ukrinform, RIA Novosti).
Hôm 4/3, truyền thông Nga đăng đoạn video cho thấy cảnh 2 UAV cảm tử của Nga phá hủy xe tăng M1 Abrams của Ukraine - Nguồn: RIA Novosti.