Tại sao quân đội Ukraine không tập trung tấn công theo kiểu “tổng lực”? Đây là câu hỏi mà quân đội Nga muốn hỏi nhất lúc này! Bởi vì quân đội Ukraine rõ ràng có ưu thế tuyệt đối về quân số, nhưng họ lại không mở một cuộc tấn công cấp chiến dịch?Chiến thuật Quân đội Ukraine thường sử dụng là sử dụng các trận chiến đấu phục kích và đánh “cài răng lược”, nên quân đội Nga hoàn toàn không thể xác định được vị trí của mũi, hướng tiến công chủ yếu của quân đội Ukraine. Và đây là chiến thuật chủ yếu của quân đội Ukraine trong thời gian vừa qua.Quân đội Nga vẫn bị ảnh hưởng của nguyên tắc chiến thuật thời Liên Xô, họ giỏi tác chiến theo từng tập đoàn quân lớn. Chiến thuật của quân đội Nga là sử dụng các tập đoàn quân trên bộ với quy mô lớn và tiến hành đột phá vào chiều sâu phòng ngự, để làm tan rã mặt trận và ý chí của đối phương. Tuy nhiên, Ukraine đã từ bỏ ý định đánh với quy mô các quân đoàn lớn, họ giải tán các đơn vị lớn và tổ chức họ thành các đơn vị nhỏ khác nhau như “đội chống tăng cơ động”, “đội trinh sát, phá hoại luồn sâu” hay “phân đội hỏa lực cơ động”, hoạt động rải rác trên nhiều mặt trận, với số lượng lớn.Khi quân Nga tấn công thành từng tập đoàn lớn, quân Ukraine tản ra và dường như không chống cự, quân Nga lúc này như “đấm vào bịch bông”, có thể nhanh chóng tiến về phía trước, nhưng dường như không phát hiện ra kẻ thù nào.Nhưng khi quân đội Nga ngừng tiến, quân Ukraine đang phân tán sẽ tập hợp và quay trở lại, nhưng họ không tập hợp để tấn công theo kiểu tổng lực, mà chiến đấu với các hình thức phục kích, tập kích vào các điểm đóng quân của quân Nga, theo bất kỳ cách nào có thể.Một trong những mục tiêu được quân Ukraine ưu tiên là phá hủy các tuyến đường bảo đảm hậu cần của quân đội Nga, các tuyến đường vận chuyển, các đơn vị tuần tiễu và các đơn vị đồn trú lẻ bằng các cuộc tập kích bất ngờ và rút nhanh.Khi lực lượng lớn của quân Nga quay lại, thì quân đội Ukraine lại phân tán. Bằng cách này, quân đội Nga giống như một khẩu pháo “tấn công đàn muỗi”, họ có sức mạnh nhưng không thể sử dụng. Minh chứng là quân Nga đã sử dụng rất nhiều đạn pháo, tất cả đều được bắn vào các mục tiêu “nghi ngờ có địch quân” ở đó.Nếu quân đội Ukraine tiến hành chiến dịch theo kiểu “tập đoàn quân”, thì quân đội Nga có thể tung hỏa lực bao phủ với pháo, rocket và không quân với thế mạnh vượt trội; trực tiếp tiêu diệt nhóm chiến dịch trên bộ của quân đội Ukraine trên quy mô lớn.Tuy nhiên, nếu quân đội Ukraine chiến đấu phân tán, thì sức mạnh của pháo binh Nga sẽ khó phát huy hết tác dụng, dù gì thì pháo binh cũng là vũ khí hỏa lực mặt đất và độ chính xác của nó là không đủ.Nếu pháo binh được sử dụng để bắn phá mục tiêu điểm của quân đội Ukraine, thì quân Nga không đủ khả năng trinh sát để phát hiện các mục tiêu nguy hại và cơ động của Quân đội Ukraine theo thời gian thực; và quan trọng hơn, Nga không đủ đạn pháo dẫn đường chính xác.Mặc dù pháo binh Nga nã đạn liên tục, nhưng hiệu quả diệt mục tiêu hạn chế. Bản thân quân số Nga cũng gặp bất lợi, muốn đọ sức với quân đội Ukraine thì quân đội Nga cần phải đối mặt với tình huống tác chiến ngắn, lâu dài; chứ không thể thông qua một trận chiến quyết định quy mô lớn.Điều này rất khác so với các trận đánh trong Thế chiến thứ hai và thậm chí cả các trận chiến trong Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Iraq, vào thời điểm đó, thường có những trận đánh quy mô lớn với sự tham gia của hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu quân. Trong một cuộc chiến tổng lực, lúc này phòng tuyến đã được phân tuyến rõ ràng và sau đó hai bên dàn hàng, sử dụng xe tăng để tấn công, yểm trợ bằng pháo binh. Những trận đánh như vậy có thể dẫn đến hàng trăm nghìn người thương vong và số phận của cuộc chiến có thể được quyết định trong một trận đánh như vậy.Tuy nhiên, chiến trường Ukraine thì khác, quân đội Ukraine đã “không chịu” đánh tổng lực với quân đội Nga. Do đó, quân đội Nga không thể phát huy hết lợi thế về tốc độ tấn công nhanh và cự ly tấn công xa của các binh đoàn quân cơ giới.Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, quân đội Nga đã từng đánh vào thành phố Kiev trong một chiến dịch “chớp nhoáng”. Nhưng Quân đội Ukraine đã rút vào trong thành phố và sẵn sàng chiến đấu trên đường phố với quân đội Nga; Quân đội Nga không muốn đánh nhau trên đường phố, nhưng việc giao tranh với quân đội Ukraine trên thực địa cũng đã khiến quân đội Nga phải đau đầu, khi quân Ukraine cũng không tiến hành tiến hành tác chiến theo kiểu đơn vị lớn. Với chiến thuật không hiệu quả của giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân đội Nga bắt đầu thay đổi chiến thuật, đó là sử dụng các đơn vị nhỏ để tìm diệt các đơn vị cơ động của Ukraine. Trước mắt, quân Nga sẽ không sử dụng chiến thuật theo kiểu “long trời lở đất”, mà tập trung tiêu hao sinh lực của đối phương. Nhìn chung, quân đội Ukraine không muốn đánh một trận quy mô lớn, điều này cũng không tốt cho quân đội Ukraine; nhưng dù sao họ cũng không có nhiều vũ khí kỹ thuật. Có lẽ chiến thuật hiện tại của quân đội Ukraine là phù hợp, vì nó sẽ giúp quân đội Ukraine sử dụng lợi thế về quân số trước quân Nga.
Tại sao quân đội Ukraine không tập trung tấn công theo kiểu “tổng lực”? Đây là câu hỏi mà quân đội Nga muốn hỏi nhất lúc này! Bởi vì quân đội Ukraine rõ ràng có ưu thế tuyệt đối về quân số, nhưng họ lại không mở một cuộc tấn công cấp chiến dịch?
Chiến thuật Quân đội Ukraine thường sử dụng là sử dụng các trận chiến đấu phục kích và đánh “cài răng lược”, nên quân đội Nga hoàn toàn không thể xác định được vị trí của mũi, hướng tiến công chủ yếu của quân đội Ukraine. Và đây là chiến thuật chủ yếu của quân đội Ukraine trong thời gian vừa qua.
Quân đội Nga vẫn bị ảnh hưởng của nguyên tắc chiến thuật thời Liên Xô, họ giỏi tác chiến theo từng tập đoàn quân lớn. Chiến thuật của quân đội Nga là sử dụng các tập đoàn quân trên bộ với quy mô lớn và tiến hành đột phá vào chiều sâu phòng ngự, để làm tan rã mặt trận và ý chí của đối phương.
Tuy nhiên, Ukraine đã từ bỏ ý định đánh với quy mô các quân đoàn lớn, họ giải tán các đơn vị lớn và tổ chức họ thành các đơn vị nhỏ khác nhau như “đội chống tăng cơ động”, “đội trinh sát, phá hoại luồn sâu” hay “phân đội hỏa lực cơ động”, hoạt động rải rác trên nhiều mặt trận, với số lượng lớn.
Khi quân Nga tấn công thành từng tập đoàn lớn, quân Ukraine tản ra và dường như không chống cự, quân Nga lúc này như “đấm vào bịch bông”, có thể nhanh chóng tiến về phía trước, nhưng dường như không phát hiện ra kẻ thù nào.
Nhưng khi quân đội Nga ngừng tiến, quân Ukraine đang phân tán sẽ tập hợp và quay trở lại, nhưng họ không tập hợp để tấn công theo kiểu tổng lực, mà chiến đấu với các hình thức phục kích, tập kích vào các điểm đóng quân của quân Nga, theo bất kỳ cách nào có thể.
Một trong những mục tiêu được quân Ukraine ưu tiên là phá hủy các tuyến đường bảo đảm hậu cần của quân đội Nga, các tuyến đường vận chuyển, các đơn vị tuần tiễu và các đơn vị đồn trú lẻ bằng các cuộc tập kích bất ngờ và rút nhanh.
Khi lực lượng lớn của quân Nga quay lại, thì quân đội Ukraine lại phân tán. Bằng cách này, quân đội Nga giống như một khẩu pháo “tấn công đàn muỗi”, họ có sức mạnh nhưng không thể sử dụng. Minh chứng là quân Nga đã sử dụng rất nhiều đạn pháo, tất cả đều được bắn vào các mục tiêu “nghi ngờ có địch quân” ở đó.
Nếu quân đội Ukraine tiến hành chiến dịch theo kiểu “tập đoàn quân”, thì quân đội Nga có thể tung hỏa lực bao phủ với pháo, rocket và không quân với thế mạnh vượt trội; trực tiếp tiêu diệt nhóm chiến dịch trên bộ của quân đội Ukraine trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, nếu quân đội Ukraine chiến đấu phân tán, thì sức mạnh của pháo binh Nga sẽ khó phát huy hết tác dụng, dù gì thì pháo binh cũng là vũ khí hỏa lực mặt đất và độ chính xác của nó là không đủ.
Nếu pháo binh được sử dụng để bắn phá mục tiêu điểm của quân đội Ukraine, thì quân Nga không đủ khả năng trinh sát để phát hiện các mục tiêu nguy hại và cơ động của Quân đội Ukraine theo thời gian thực; và quan trọng hơn, Nga không đủ đạn pháo dẫn đường chính xác.
Mặc dù pháo binh Nga nã đạn liên tục, nhưng hiệu quả diệt mục tiêu hạn chế. Bản thân quân số Nga cũng gặp bất lợi, muốn đọ sức với quân đội Ukraine thì quân đội Nga cần phải đối mặt với tình huống tác chiến ngắn, lâu dài; chứ không thể thông qua một trận chiến quyết định quy mô lớn.
Điều này rất khác so với các trận đánh trong Thế chiến thứ hai và thậm chí cả các trận chiến trong Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Iraq, vào thời điểm đó, thường có những trận đánh quy mô lớn với sự tham gia của hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu quân.
Trong một cuộc chiến tổng lực, lúc này phòng tuyến đã được phân tuyến rõ ràng và sau đó hai bên dàn hàng, sử dụng xe tăng để tấn công, yểm trợ bằng pháo binh. Những trận đánh như vậy có thể dẫn đến hàng trăm nghìn người thương vong và số phận của cuộc chiến có thể được quyết định trong một trận đánh như vậy.
Tuy nhiên, chiến trường Ukraine thì khác, quân đội Ukraine đã “không chịu” đánh tổng lực với quân đội Nga. Do đó, quân đội Nga không thể phát huy hết lợi thế về tốc độ tấn công nhanh và cự ly tấn công xa của các binh đoàn quân cơ giới.
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, quân đội Nga đã từng đánh vào thành phố Kiev trong một chiến dịch “chớp nhoáng”. Nhưng Quân đội Ukraine đã rút vào trong thành phố và sẵn sàng chiến đấu trên đường phố với quân đội Nga;
Quân đội Nga không muốn đánh nhau trên đường phố, nhưng việc giao tranh với quân đội Ukraine trên thực địa cũng đã khiến quân đội Nga phải đau đầu, khi quân Ukraine cũng không tiến hành tiến hành tác chiến theo kiểu đơn vị lớn.
Với chiến thuật không hiệu quả của giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân đội Nga bắt đầu thay đổi chiến thuật, đó là sử dụng các đơn vị nhỏ để tìm diệt các đơn vị cơ động của Ukraine. Trước mắt, quân Nga sẽ không sử dụng chiến thuật theo kiểu “long trời lở đất”, mà tập trung tiêu hao sinh lực của đối phương.
Nhìn chung, quân đội Ukraine không muốn đánh một trận quy mô lớn, điều này cũng không tốt cho quân đội Ukraine; nhưng dù sao họ cũng không có nhiều vũ khí kỹ thuật. Có lẽ chiến thuật hiện tại của quân đội Ukraine là phù hợp, vì nó sẽ giúp quân đội Ukraine sử dụng lợi thế về quân số trước quân Nga.