Một số chuyên gia cho rằng chất lượng công nghệ quân sự của Liên Xô và Nga đã khiến việc phòng không của quân đội Nga không diễn ra một cách hoàn hảo vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Điều này thường không hoàn toàn chính xác.Ukraine có lẽ là một ví dụ điển hình về một quốc gia trang bị nhiều hệ thống phòng không của Liên Xô; và chính những vũ khí này đã góp phần đóng cửa không phận của họ đối với lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Phòng không Ukraine có một số lượng đáng kể bao gồm hệ thống phòng không tầm trung Buk-M1; ngoài ra họ cũng có một lượng lớn tên lửa phòng không tầm xa S-300P và thậm chí một số S-300V có tính năng chống tên lửa đạn đạo đang phục vụ. Nhưng điểm yếu là phần lớn những hệ thống phòng không trên của Ukraine chưa từng được nâng cấp từ thời Liên Xô; tuy nhiên những vũ khí phòng không của Liên Xô trong tay Ukraine, vẫn luôn là mối đe dọa đối với bất cứ kẻ thù nào.Nhưng “cơn đau đầu” của phòng không Ukraine bây giờ là đối phó với UAV, nhất là khi Nga đã đưa hàng loạt UAV tự sát Geran-2 vào chiến đấu và đã vượt qua hệ thống phòng không của Ukraine, tấn công các mục tiêu ở Kiev và Odessa.UAV tự sát Geran-2 mang một đầu đạn nổ phá mạnh từ 40-60 kg và sử dụng các linh kiện thương mại rẻ tiền nên có giá rẻ, đơn giản và có thể được sử dụng theo kiểu “bầy đàn”, để áp đảo hệ thống phòng không Ukraine xung quanh các mục tiêu quan trọng.Tháng 10 vừa qua là tháng mà Ukraine lần đầu tiên trải qua những cuộc “tấn công đám đông” bằng UAV Geran-2. Các video quay cảnh những viên cảnh sát ở thành phố Kiev, bất lực dùng tiểu liên AK-74 bắn hạ những chiếc UAV tự sát đang bay trên đầu họ. Các video và clip lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy những chiếc UAV Geran-2 ồn ào và đáng sợ này, tiếp cận thành phố Kiev và Odessa mà không bị ngăn cản; và chúng đã phá hủy nhiều mục tiêu của Ukraine. Trong cuộc tấn công của UAV Geran-2, có thể lực lượng phòng không Ukraine đã vắng mặt vì hai lý do. Về cơ bản, các cuộc tấn công này có thể chỉ là những tên lửa hành trình làm nhiệm vụ nghi binh theo kiểu “ném đá dò đường”, một chiến thuật “kinh điển” của Không quân Israel. Các hệ thống phòng không hiện đại của Ukraine không dám nổ súng tiêu diệt những UAV Geran-2 giá rẻ này, vì sợ bộc lộ trận địa. Nếu không, các trận địa phòng không này sẽ là mục tiêu tiếp theo của Không quân Nga trong đòn tấn công sau đó. Vấn đề thứ hai nghiêm trọng hơn, đó là có khả năng những vũ khí phòng không của Ukraine không đủ nhiều, khiến họ đành “lực bất tòng tâm” nhìn những bầy UAV Geran-2 của Nga tung hoành trên bầu trời Kiev và các khu vực khác. Cuối cùng, là để tiêu diệt một UAV Geran-2 giá rẻ này, Ukraine phải dùng ít nhất là một tên lửa phòng không hiện đại, đó là chiến lược của Nga nhằm tiêu hao vũ khí phòng không hiện đại của Ukraine.Đặc biệt là những tên lửa phòng không của Liên Xô mà Ukraine đang sử dụng, giờ không còn nơi nào sản xuất, ngoài Nga. Bên cạnh đó, các vũ khí phòng không hiện đại của phương Tây hứa viện trợ cho Ukraine nhưng Kiev chưa nhận được, trừ một hệ thống phòng không IRIS của Đức. Không chỉ loại UAV tự sát Geran-2 mới là nỗi kinh hoàng cho Quân đội Ukraine, mà ngay loại UAV trinh sát Orlan-10 của Nga cũng đóng vai trò tương tự, nó có thể được sử dụng trong một nhiệm vụ tiêu hao kho tên lửa phòng không của Ukraine. Mặc dù UAV trinh sát Orlan-10 của Nga không được trang bị vũ khí, nhưng chúng luôn là mối đe dọa nghiêm trọng, vì chúng có thể tiến hành trinh sát và chuyển tiếp thông tin cho các đơn vị pháo binh của Nga.Người Ukraine phải đối mặt với một tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, theo đó họ không đủ khả năng để đánh chặn những chiếc UAV này bằng những hệ thống phòng không phức tạp hơn;Nhưng người Ukraine cũng không thể chấp nhận những chiếc UAV này của Nga tiến hành các hoạt động giám sát mình trên đầu mình, để truyền thông tin về cho pháo binh Nga. Do đó, người Ukraine cố gắng sử dụng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), vũ khí phòng không tầm trung và thậm chí cả hỏa lực của vũ khí nhỏ bất cứ khi nào để có thể để bắn hạ những chiếc UAV rất khó chịu này.Nếu cần thiết, các hệ thống phòng không đắt tiền của Quân đội Ukraine như tên lửa Buk-M1 sẽ được sử dụng, để loại bỏ mối đe dọa làm lộ vị trí của quân Ukraine từ các UAV Orlan-10 của Nga. Tuy nhiên hành động này không khác gì đem “dao mổ trâu đi giết chim sẻ”. Qua cuộc chiến phòng không ở chiến trường Ukraine, quân đội các nước cần phải phát triển các thiết bị hệ thống chống UAV giá rẻ và UAV chuyên dụng. Học hỏi từ chiến trường Ukraine, các giải pháp chống UAV và khả năng đối phó với UAV giá rẻ cần được các quân đội trên thế giới suy nghĩ nghiêm túc. UAV tự sát có giá rẻ đã chứng minh là một vũ khí sát thương lớn, có thể tiêu diệt trực tiếp ngay cả những hệ thống phòng không tiên tiến nhất. Nhưng việc dựa vào tên lửa phòng không rất tốn kém, thậm chí là không hiệu quả khi đối phó với các loại UAV giá rẻ như Geran-2 hoặc Orlan-10. Như vậy các quốc gia nên phát triển các hệ thống phòng không tự hành (SPAAG) chuyên dụng và các hệ thống pháo phòng không cỡ nòng trung bình có thể bắn hạ UAV rẻ hơn và hiệu quả hơn.UAV tự sát Lancet-3 của Nga phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine.
Một số chuyên gia cho rằng chất lượng công nghệ quân sự của Liên Xô và Nga đã khiến việc phòng không của quân đội Nga không diễn ra một cách hoàn hảo vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Điều này thường không hoàn toàn chính xác.
Ukraine có lẽ là một ví dụ điển hình về một quốc gia trang bị nhiều hệ thống phòng không của Liên Xô; và chính những vũ khí này đã góp phần đóng cửa không phận của họ đối với lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Phòng không Ukraine có một số lượng đáng kể bao gồm hệ thống phòng không tầm trung Buk-M1; ngoài ra họ cũng có một lượng lớn tên lửa phòng không tầm xa S-300P và thậm chí một số S-300V có tính năng chống tên lửa đạn đạo đang phục vụ.
Nhưng điểm yếu là phần lớn những hệ thống phòng không trên của Ukraine chưa từng được nâng cấp từ thời Liên Xô; tuy nhiên những vũ khí phòng không của Liên Xô trong tay Ukraine, vẫn luôn là mối đe dọa đối với bất cứ kẻ thù nào.
Nhưng “cơn đau đầu” của phòng không Ukraine bây giờ là đối phó với UAV, nhất là khi Nga đã đưa hàng loạt UAV tự sát Geran-2 vào chiến đấu và đã vượt qua hệ thống phòng không của Ukraine, tấn công các mục tiêu ở Kiev và Odessa.
UAV tự sát Geran-2 mang một đầu đạn nổ phá mạnh từ 40-60 kg và sử dụng các linh kiện thương mại rẻ tiền nên có giá rẻ, đơn giản và có thể được sử dụng theo kiểu “bầy đàn”, để áp đảo hệ thống phòng không Ukraine xung quanh các mục tiêu quan trọng.
Tháng 10 vừa qua là tháng mà Ukraine lần đầu tiên trải qua những cuộc “tấn công đám đông” bằng UAV Geran-2. Các video quay cảnh những viên cảnh sát ở thành phố Kiev, bất lực dùng tiểu liên AK-74 bắn hạ những chiếc UAV tự sát đang bay trên đầu họ.
Các video và clip lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy những chiếc UAV Geran-2 ồn ào và đáng sợ này, tiếp cận thành phố Kiev và Odessa mà không bị ngăn cản; và chúng đã phá hủy nhiều mục tiêu của Ukraine.
Trong cuộc tấn công của UAV Geran-2, có thể lực lượng phòng không Ukraine đã vắng mặt vì hai lý do. Về cơ bản, các cuộc tấn công này có thể chỉ là những tên lửa hành trình làm nhiệm vụ nghi binh theo kiểu “ném đá dò đường”, một chiến thuật “kinh điển” của Không quân Israel.
Các hệ thống phòng không hiện đại của Ukraine không dám nổ súng tiêu diệt những UAV Geran-2 giá rẻ này, vì sợ bộc lộ trận địa. Nếu không, các trận địa phòng không này sẽ là mục tiêu tiếp theo của Không quân Nga trong đòn tấn công sau đó.
Vấn đề thứ hai nghiêm trọng hơn, đó là có khả năng những vũ khí phòng không của Ukraine không đủ nhiều, khiến họ đành “lực bất tòng tâm” nhìn những bầy UAV Geran-2 của Nga tung hoành trên bầu trời Kiev và các khu vực khác.
Cuối cùng, là để tiêu diệt một UAV Geran-2 giá rẻ này, Ukraine phải dùng ít nhất là một tên lửa phòng không hiện đại, đó là chiến lược của Nga nhằm tiêu hao vũ khí phòng không hiện đại của Ukraine.
Đặc biệt là những tên lửa phòng không của Liên Xô mà Ukraine đang sử dụng, giờ không còn nơi nào sản xuất, ngoài Nga. Bên cạnh đó, các vũ khí phòng không hiện đại của phương Tây hứa viện trợ cho Ukraine nhưng Kiev chưa nhận được, trừ một hệ thống phòng không IRIS của Đức.
Không chỉ loại UAV tự sát Geran-2 mới là nỗi kinh hoàng cho Quân đội Ukraine, mà ngay loại UAV trinh sát Orlan-10 của Nga cũng đóng vai trò tương tự, nó có thể được sử dụng trong một nhiệm vụ tiêu hao kho tên lửa phòng không của Ukraine.
Mặc dù UAV trinh sát Orlan-10 của Nga không được trang bị vũ khí, nhưng chúng luôn là mối đe dọa nghiêm trọng, vì chúng có thể tiến hành trinh sát và chuyển tiếp thông tin cho các đơn vị pháo binh của Nga.
Người Ukraine phải đối mặt với một tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, theo đó họ không đủ khả năng để đánh chặn những chiếc UAV này bằng những hệ thống phòng không phức tạp hơn;
Nhưng người Ukraine cũng không thể chấp nhận những chiếc UAV này của Nga tiến hành các hoạt động giám sát mình trên đầu mình, để truyền thông tin về cho pháo binh Nga.
Do đó, người Ukraine cố gắng sử dụng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), vũ khí phòng không tầm trung và thậm chí cả hỏa lực của vũ khí nhỏ bất cứ khi nào để có thể để bắn hạ những chiếc UAV rất khó chịu này.
Nếu cần thiết, các hệ thống phòng không đắt tiền của Quân đội Ukraine như tên lửa Buk-M1 sẽ được sử dụng, để loại bỏ mối đe dọa làm lộ vị trí của quân Ukraine từ các UAV Orlan-10 của Nga. Tuy nhiên hành động này không khác gì đem “dao mổ trâu đi giết chim sẻ”.
Qua cuộc chiến phòng không ở chiến trường Ukraine, quân đội các nước cần phải phát triển các thiết bị hệ thống chống UAV giá rẻ và UAV chuyên dụng. Học hỏi từ chiến trường Ukraine, các giải pháp chống UAV và khả năng đối phó với UAV giá rẻ cần được các quân đội trên thế giới suy nghĩ nghiêm túc.
UAV tự sát có giá rẻ đã chứng minh là một vũ khí sát thương lớn, có thể tiêu diệt trực tiếp ngay cả những hệ thống phòng không tiên tiến nhất. Nhưng việc dựa vào tên lửa phòng không rất tốn kém, thậm chí là không hiệu quả khi đối phó với các loại UAV giá rẻ như Geran-2 hoặc Orlan-10.
Như vậy các quốc gia nên phát triển các hệ thống phòng không tự hành (SPAAG) chuyên dụng và các hệ thống pháo phòng không cỡ nòng trung bình có thể bắn hạ UAV rẻ hơn và hiệu quả hơn.
UAV tự sát Lancet-3 của Nga phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine.