Nhắc tới các "kỹ sư hai lúa" từng chế tạo máy bay trực thăng ở Việt Nam không thể không nhắc tới ông Bùi Hiển. Một kỹ sư 69 tuổi ngụ tại Bình Dương.Năm 2016, "công trình" chế tạo trực thăng do ông Bùi Hiển đóng vai trò "tổng công trình sư" đã trở thành điểm nóng của cả xã hội khiến ông được mệnh danh là "cha đẻ" của máy bay trực thăng Việt Nam. Nguồn ảnh: VTC.Mặc dù vậy, thiết kế của chiếc máy bay trực thăng này còn nhiều hạn chế, tuy nhiên nó vẫn cất cánh được ở độ cao 2 mét và bay an toàn - một thành quả cực kỳ đáng khích lệ. Nguồn ảnh: Vietq.Việc một kỹ sư hai lúa ở Bình Dương có thể chế tạo được máy bay trực thăng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều cơ quan, ban ngành vì ứng dụng trong thực tế của các loại trực thăng cỡ nhỏ này là rất lớn. Nguồn ảnh: Zingnews.Ngoài việc sử dụng trong lĩnh vực quân sự như một loại trực thăng cỡ nhỏ làm nhiệm vụ trinh sát, chiếc trực thăng mang tên Giấc Mơ của ông Bùi Hiển hoàn toàn có khả năng trở thành trực thăng dân sự, phục vụ việc phun thuốc trừ sâu, tham gia tìm kiếm, cứu hộ,... Nguồn ảnh: Vietq.Ngoài ra, việc tự nghiên cứu và chế tạo thành công máy bay trực thăng cũng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều kỹ sư nông dân khác trong toàn xã hội. Nguồn ảnh: Vietq.Năm 2011, một người đàn ông khác cũng mang danh hai lúa ở Tây Ninh cũng khiến báo giới trong và ngoài nước sửng sốt khi tự chế tạo thành công máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: Baotayninh.Thậm chí, những chiếc trực thăng của anh Trần Quốc Hải còn được mang đi triển lãm ở nước ngoài, thu hút được nhiều sự chú ý của quốc tế và có một tương lai cực kỳ "hứa hẹn". Nguồn ảnh: Baotayninh.Cuối cùng là chiếc trực thăng của người nông dân mới... học hết lớp 7 ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Từ những đống phế liệu thu nhặt được, ông Lê Văn Thoả đã có thể lắp ráp thành một chiếc trực thăng hoàn thiện. Nguồn ảnh: Vietnamnet.Ước mơ của ông đó là chế tạo ra một chiếc trực thăng để phục vụ việc phun thuốc trừ sâu, giúp tăng hiệu quả canh tác ở quy mô lớn, giảm thiểu sức lao động và giảm mức độ độc hại của công việc này. Nguồn ảnh: Baohothuonghieu.Chiếc trực thăng do ông nông dân mới học hết lớp 7 này chế tạo có giá vào khoảng 120 triệu đồng - rẻ hơn nhiều các loại trực thăng cỡ nhỏ đang được sử dụng trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên đáng tiếc là do chưa thực sự hoàn thiện, chiếc trực thăng một chỗ ngồi này vẫn chưa bay thử thành công lần nào do thiếu ổn định phần đuôi. Nguồn ảnh: Baohothuonghieu.Mời độc giả xem Video: Trực thăng Mi-17 được Việt Nam sử dụng để cấp cứu ở Trường Sa.
Nhắc tới các "kỹ sư hai lúa" từng chế tạo máy bay trực thăng ở Việt Nam không thể không nhắc tới ông Bùi Hiển. Một kỹ sư 69 tuổi ngụ tại Bình Dương.
Năm 2016, "công trình" chế tạo trực thăng do ông Bùi Hiển đóng vai trò "tổng công trình sư" đã trở thành điểm nóng của cả xã hội khiến ông được mệnh danh là "cha đẻ" của máy bay trực thăng Việt Nam. Nguồn ảnh: VTC.
Mặc dù vậy, thiết kế của chiếc máy bay trực thăng này còn nhiều hạn chế, tuy nhiên nó vẫn cất cánh được ở độ cao 2 mét và bay an toàn - một thành quả cực kỳ đáng khích lệ. Nguồn ảnh: Vietq.
Việc một kỹ sư hai lúa ở Bình Dương có thể chế tạo được máy bay trực thăng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều cơ quan, ban ngành vì ứng dụng trong thực tế của các loại trực thăng cỡ nhỏ này là rất lớn. Nguồn ảnh: Zingnews.
Ngoài việc sử dụng trong lĩnh vực quân sự như một loại trực thăng cỡ nhỏ làm nhiệm vụ trinh sát, chiếc trực thăng mang tên Giấc Mơ của ông Bùi Hiển hoàn toàn có khả năng trở thành trực thăng dân sự, phục vụ việc phun thuốc trừ sâu, tham gia tìm kiếm, cứu hộ,... Nguồn ảnh: Vietq.
Ngoài ra, việc tự nghiên cứu và chế tạo thành công máy bay trực thăng cũng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều kỹ sư nông dân khác trong toàn xã hội. Nguồn ảnh: Vietq.
Năm 2011, một người đàn ông khác cũng mang danh hai lúa ở Tây Ninh cũng khiến báo giới trong và ngoài nước sửng sốt khi tự chế tạo thành công máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: Baotayninh.
Thậm chí, những chiếc trực thăng của anh Trần Quốc Hải còn được mang đi triển lãm ở nước ngoài, thu hút được nhiều sự chú ý của quốc tế và có một tương lai cực kỳ "hứa hẹn". Nguồn ảnh: Baotayninh.
Cuối cùng là chiếc trực thăng của người nông dân mới... học hết lớp 7 ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Từ những đống phế liệu thu nhặt được, ông Lê Văn Thoả đã có thể lắp ráp thành một chiếc trực thăng hoàn thiện. Nguồn ảnh: Vietnamnet.
Ước mơ của ông đó là chế tạo ra một chiếc trực thăng để phục vụ việc phun thuốc trừ sâu, giúp tăng hiệu quả canh tác ở quy mô lớn, giảm thiểu sức lao động và giảm mức độ độc hại của công việc này. Nguồn ảnh: Baohothuonghieu.
Chiếc trực thăng do ông nông dân mới học hết lớp 7 này chế tạo có giá vào khoảng 120 triệu đồng - rẻ hơn nhiều các loại trực thăng cỡ nhỏ đang được sử dụng trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên đáng tiếc là do chưa thực sự hoàn thiện, chiếc trực thăng một chỗ ngồi này vẫn chưa bay thử thành công lần nào do thiếu ổn định phần đuôi. Nguồn ảnh: Baohothuonghieu.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng Mi-17 được Việt Nam sử dụng để cấp cứu ở Trường Sa.