Theo cổng thông tin điện tử Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopter), đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới đây đã có chuyến thăm tới nhà máy trực thăng Kazan (thuộc Tổng công ty nhà nước Rostec) và có các cuộc thảo luận, đàm phán bước đầu về việc mua mới các máy bay trực thăng đa năng cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: English RussiaKazan Helicopter là một trong những nhà sản xuất trực thăng lớn nhất thế giới hiện nay. Nhà máy được thành lập vào tháng 9/1940, chính thức xuất xưởng chiếc trực thăng đầu tiên Mi-1 vào năm 1951. Khoảng 12.000 trực thăng vận tải – tấn công đa năng đã được Kazan Helicopter sản xuất từ đó tới nay, xuất khẩu đi 100 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: English Russia"Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một trong những đối tác lâu dài của chúng tôi và có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại máy bay khác nhau. Hơn nửa thế kỷ, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam hơn 50 đơn vị trực thăng, bao gồm loại Mi-4, Mi-8, Mi-17, Mi-17-1V, Mi-171E và Mi-172. Máy bay trực thăng của chúng tôi hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam và trong cả lĩnh vực hàng không dân dụng, một số bay phục vụ các ngành công nghiệp dầu khí", Phó Tổng giám đốc phụ trách tiếp thị - phát triển của Russian Helicopter - ông Alexander Shcherbinin cho biết. Nguồn ảnh: English RussiaĐại diện Russian Helicopter cho hay, trong thời gian lưu lại Kazan, đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thăm quan các cơ sở sản xuất chính của Kazan Helicopter, thăm nơi lắp ráp các máy bay trực thăng thế hệ mới thuộc họ Mi-8, ANSAT và Mi-38. Nguồn ảnh: English RussiaĐặc biệt, phái đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có sự quan tâm lớn tới dòng trực thăng ANSAT và Mi-17V5. Các chuyến bay thử nghiệm của hai dòng máy bay này đã được Kazan thực hiện trước sự chứng kiến của đoàn BQP Việt Nam để các thành viên trong đoàn có thể đánh giá tính cơ động, đặc tính hoạt động của máy móc... Nguồn ảnh: English RussiaTrong đó, Ansat là dòng trực thăng đa năng hạng nhẹ thế hệ mới do Kazan Helicopter sản xuất từ năm 1998 đến nay với đơn giá 3,9 triệu USD/chiếc. Có thể nói, Ansat là sự phá cách của Kazan vốn thường cố gắng cải tiến và tung nhiều phiên bản Mi-8/17 hơn là phát triển mẫu máy bay với kiểu dáng mới. Nguồn ảnh: Airlines.netKazan Ansat được ra đời dựa trên nhu cầu lớn của Liên bang Nga đầu những năm 1990 là thiếu vắng các dòng trực thăng hạng nhẹ phục vụ tình huống khẩn cấp. Máy bay Mi-8 rất tốt, nhưng nó quá to, Liên bang Nga khi đó yêu cầu mẫu máy bay nhỏ gọn hơn như kiểu AS 350 của Eurocopter. Đó là cơ sở cho sự ra đời của dòng trực thăng hạng nhẹ Ansat. Trong ảnh là cabin của phiên bản Ansat-U được thiết kế cho nhiệm vụ cứu thương. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài yếu tố kích cỡ, Ansat cũng là sự khác biệt lớn của truyền thống trực thăng Nga khi các nhà lãnh đạo Kazan Helicopter chấp nhận trang bị dòng động cơ phương Tây thay cho động cơ được sản xuất ở Ukraine (vốn thường dùng cho Mi-8/17). Cụ thể, Ansat được trang bị cặp động cơ tuabin trục PW207K của Pratt & Whitney với trục cánh quạt 4 lá và cánh quạt đuôi 2 lá. Nguồn ảnh: Airlines.netBuồng lái của trực thăng Ansat trông cũng khá hiện đại, tiệm cận gần với thiết kế của phương Tây. Nguồn ảnh: Airlines.netTrực thăng hạng nhẹ Ansat có khả năng đạt tốc độ tối đa 275km/h, tốc độ hành trình 220km/h, tầm bay 515km, thời gian hoạt động trên không 3 giờ 20 phút. Máy bay chở được 7-8 hành khách hoặc 1,2 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Airlines.netDòng trực thăng thứ 2 mà Việt Nam đặc biệt quan tâm là Mi-17V-5 – phiên bản hiện đại vượt xa các mẫu Mi-17 đang phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, theo một số thống kê thì mới chỉ có 2 quốc gia Ấn Độ - Belarus được “sờ tới” Mi-17V-5. Nguồn ảnh: Airlines.netTrực thăng đa năng Mi-17V-5 là phiên bản xuất khẩu của phiên bản nâng cấp lớn Mi-8MTV-5 (dành cho Quân đội Nga) với hàng loạt cải tiến lớn khung thân, trang bị điện tử cũng như động cơ đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội so với thế hệ trước đây. Máy bay có khả năng đảm nhiệm vai trò chở quân, vận tải hàng hóa, chi viện hỏa lực, hộ tống, tuần tra, trinh sát, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn... Nguồn ảnh: Airlines.netMột trong những thay đổi lớn nhất trên phiên bản Mi-17V-5 là việc trang bị các hệ thống điện tử tiên tiến nhất ngang ngửa các mẫu trực thăng mới của phương Tây. Cụ thể, bảng điều khiển bỏ hẳn kiểu hiển thị đồng hồ cơ học và thay bằng màn hình màu đa năng hiển thị thông tin, trang bị radar thời tiết, hệ thống lái tự động và thậm chí là cả kính nhìn đêm cho phi công đảm bảo an toàn khi hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay được thiết kế cabin lớn với diện tích sàn 12,5m2 và khoảng không gian hiệu quả là 23m2. Cabin được bố trí cửa hậu và cửa hông tiêu chuẩn cho phép vận chuyển hàng hóa hay binh lính ra vào một cách nhanh nhất. Theo nhà sản xuất, Mi-17V-5 có khả năng vận chuyển 36 lính đầy đủ trang bị hoặc 4,5 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Airlines.netVề động cơ, Mi-17V-5 được trang bị cặp động cơ tuabin trục Klimov TV3-117VM tích hợp hệ thống kiểm soát kỹ thuật số toàn phần (FADEC) tương tự dòng máy bay phương Tây. Máy bay đạt tốc độ tối đa đến 250km/h, tầm bay tiêu chuẩn 580km và lên tới 1.065km với hai thùng nhiên liệu phụ, trần bay tối đa 6km. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài vai trò vận tải, trực thăng Mi-17V-5 có thể đảm nhiệm tốt khả năng chống tăng, chi viện hỏa lực tầm gần với việc trang bị thêm các giá phụ hai bên hông cho phép mang tên lửa chống tăng Shturm-V, rocket 80mm, gunpod 23mm hoặc đại liên PKT. Đặc biệt, buồng lái và một số thành phần cốt yếu trên thân máy bay được tăng cường các lớp giáp bảo vệ cho khả năng sống sót cao khi máy bay hoạt động ở tầm thấp trên chiến trường. Ngoài ra, ống xả động cơ còn được thiết kế triệt tiêu hồng ngoại, có hệ thống phóng mồi bẫy nhằm đối phó tên lửa vác vai. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo cổng thông tin điện tử Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopter), đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới đây đã có chuyến thăm tới nhà máy trực thăng Kazan (thuộc Tổng công ty nhà nước Rostec) và có các cuộc thảo luận, đàm phán bước đầu về việc mua mới các máy bay trực thăng đa năng cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: English Russia
Kazan Helicopter là một trong những nhà sản xuất trực thăng lớn nhất thế giới hiện nay. Nhà máy được thành lập vào tháng 9/1940, chính thức xuất xưởng chiếc trực thăng đầu tiên Mi-1 vào năm 1951. Khoảng 12.000 trực thăng vận tải – tấn công đa năng đã được Kazan Helicopter sản xuất từ đó tới nay, xuất khẩu đi 100 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: English Russia
"Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một trong những đối tác lâu dài của chúng tôi và có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại máy bay khác nhau. Hơn nửa thế kỷ, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam hơn 50 đơn vị trực thăng, bao gồm loại Mi-4, Mi-8, Mi-17, Mi-17-1V, Mi-171E và Mi-172. Máy bay trực thăng của chúng tôi hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam và trong cả lĩnh vực hàng không dân dụng, một số bay phục vụ các ngành công nghiệp dầu khí", Phó Tổng giám đốc phụ trách tiếp thị - phát triển của Russian Helicopter - ông Alexander Shcherbinin cho biết. Nguồn ảnh: English Russia
Đại diện Russian Helicopter cho hay, trong thời gian lưu lại Kazan, đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thăm quan các cơ sở sản xuất chính của Kazan Helicopter, thăm nơi lắp ráp các máy bay trực thăng thế hệ mới thuộc họ Mi-8, ANSAT và Mi-38. Nguồn ảnh: English Russia
Đặc biệt, phái đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có sự quan tâm lớn tới dòng trực thăng ANSAT và Mi-17V5. Các chuyến bay thử nghiệm của hai dòng máy bay này đã được Kazan thực hiện trước sự chứng kiến của đoàn BQP Việt Nam để các thành viên trong đoàn có thể đánh giá tính cơ động, đặc tính hoạt động của máy móc... Nguồn ảnh: English Russia
Trong đó, Ansat là dòng trực thăng đa năng hạng nhẹ thế hệ mới do Kazan Helicopter sản xuất từ năm 1998 đến nay với đơn giá 3,9 triệu USD/chiếc. Có thể nói, Ansat là sự phá cách của Kazan vốn thường cố gắng cải tiến và tung nhiều phiên bản Mi-8/17 hơn là phát triển mẫu máy bay với kiểu dáng mới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Kazan Ansat được ra đời dựa trên nhu cầu lớn của Liên bang Nga đầu những năm 1990 là thiếu vắng các dòng trực thăng hạng nhẹ phục vụ tình huống khẩn cấp. Máy bay Mi-8 rất tốt, nhưng nó quá to, Liên bang Nga khi đó yêu cầu mẫu máy bay nhỏ gọn hơn như kiểu AS 350 của Eurocopter. Đó là cơ sở cho sự ra đời của dòng trực thăng hạng nhẹ Ansat. Trong ảnh là cabin của phiên bản Ansat-U được thiết kế cho nhiệm vụ cứu thương. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài yếu tố kích cỡ, Ansat cũng là sự khác biệt lớn của truyền thống trực thăng Nga khi các nhà lãnh đạo Kazan Helicopter chấp nhận trang bị dòng động cơ phương Tây thay cho động cơ được sản xuất ở Ukraine (vốn thường dùng cho Mi-8/17). Cụ thể, Ansat được trang bị cặp động cơ tuabin trục PW207K của Pratt & Whitney với trục cánh quạt 4 lá và cánh quạt đuôi 2 lá. Nguồn ảnh: Airlines.net
Buồng lái của trực thăng Ansat trông cũng khá hiện đại, tiệm cận gần với thiết kế của phương Tây. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trực thăng hạng nhẹ Ansat có khả năng đạt tốc độ tối đa 275km/h, tốc độ hành trình 220km/h, tầm bay 515km, thời gian hoạt động trên không 3 giờ 20 phút. Máy bay chở được 7-8 hành khách hoặc 1,2 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Airlines.net
Dòng trực thăng thứ 2 mà Việt Nam đặc biệt quan tâm là Mi-17V-5 – phiên bản hiện đại vượt xa các mẫu Mi-17 đang phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, theo một số thống kê thì mới chỉ có 2 quốc gia Ấn Độ - Belarus được “sờ tới” Mi-17V-5. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trực thăng đa năng Mi-17V-5 là phiên bản xuất khẩu của phiên bản nâng cấp lớn Mi-8MTV-5 (dành cho Quân đội Nga) với hàng loạt cải tiến lớn khung thân, trang bị điện tử cũng như động cơ đem lại hiệu suất tác chiến vượt trội so với thế hệ trước đây. Máy bay có khả năng đảm nhiệm vai trò chở quân, vận tải hàng hóa, chi viện hỏa lực, hộ tống, tuần tra, trinh sát, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn... Nguồn ảnh: Airlines.net
Một trong những thay đổi lớn nhất trên phiên bản Mi-17V-5 là việc trang bị các hệ thống điện tử tiên tiến nhất ngang ngửa các mẫu trực thăng mới của phương Tây. Cụ thể, bảng điều khiển bỏ hẳn kiểu hiển thị đồng hồ cơ học và thay bằng màn hình màu đa năng hiển thị thông tin, trang bị radar thời tiết, hệ thống lái tự động và thậm chí là cả kính nhìn đêm cho phi công đảm bảo an toàn khi hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay được thiết kế cabin lớn với diện tích sàn 12,5m2 và khoảng không gian hiệu quả là 23m2. Cabin được bố trí cửa hậu và cửa hông tiêu chuẩn cho phép vận chuyển hàng hóa hay binh lính ra vào một cách nhanh nhất. Theo nhà sản xuất, Mi-17V-5 có khả năng vận chuyển 36 lính đầy đủ trang bị hoặc 4,5 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về động cơ, Mi-17V-5 được trang bị cặp động cơ tuabin trục Klimov TV3-117VM tích hợp hệ thống kiểm soát kỹ thuật số toàn phần (FADEC) tương tự dòng máy bay phương Tây. Máy bay đạt tốc độ tối đa đến 250km/h, tầm bay tiêu chuẩn 580km và lên tới 1.065km với hai thùng nhiên liệu phụ, trần bay tối đa 6km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài vai trò vận tải, trực thăng Mi-17V-5 có thể đảm nhiệm tốt khả năng chống tăng, chi viện hỏa lực tầm gần với việc trang bị thêm các giá phụ hai bên hông cho phép mang tên lửa chống tăng Shturm-V, rocket 80mm, gunpod 23mm hoặc đại liên PKT. Đặc biệt, buồng lái và một số thành phần cốt yếu trên thân máy bay được tăng cường các lớp giáp bảo vệ cho khả năng sống sót cao khi máy bay hoạt động ở tầm thấp trên chiến trường. Ngoài ra, ống xả động cơ còn được thiết kế triệt tiêu hồng ngoại, có hệ thống phóng mồi bẫy nhằm đối phó tên lửa vác vai. Nguồn ảnh: Airlines.net