Hải quân Mỹ vừa tiến hành thử nghiệm nổ ngay cạnh tàu sân bay USS Gerald R. Ford để kiểm tra khả năng chịu sốc của phần khung thân tàu.Vụ nổ cường độ lớn được Hải quân Mỹ tiến hành dưới mặt nước, tạo ra rung động lên tới gần 4 độ richter. Điều đáng nói là tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ, chỉ neo đậu cách tâm vụ nổ không quá 100 mét.Theo thông tin được Hải quân Mỹ tiết lộ với tờ Business Insider, vụ thử nổ được tiến hành chỉ cách 160 km ngoài khơi bờ biển Florida.Cũng theo nhà chức trách, "thử sốc" là một bài kiểm tra dành cho mọi tàu chiến Mỹ, được tiến hành để đảm bảo phần khung thân của tàu, cũng như các thiết bị điện tử tinh vi trên tàu, có thể hoạt động tốt trong điều kiện tác chiến ngặt nghèo.Bằng cách tạo một vụ nổ quy mô lớn ngay cạnh tàu chiến, Hải quân Mỹ có thể xác định được tình trạng của con tàu, trong điều kiện bị rung lắc mạnh.Có rất nhiều nguyên nhân có thể tạo ra các vụ rung lắc mạnh cho tàu chiến, ví dụ bị đối phương tấn công trúng, hoặc cũng có thể là do tự nhiên như bão trên biển.Nhiều sự cố kỹ thuật sẽ chỉ xuất hiện trong điều kiện tàu chiến bị rung lắc mạnh, khiến bài thử sốc này trở nên cực kỳ quan trọng, với mọi tàu chiến của lực lượng hải quân.USS Gerald R. Ford được coi là tàu sân bay đắt nhất lịch sử, nó có giá đóng mới lên tới 12,8 tỷ USD, kèm theo đó là 4,7 tỷ USD tiền nghiên cứu và phát triển.Được nhập biên Hải quân Mỹ từ năm 2017, tới nay tàu sân bay USS Gerald R. Ford vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và chưa sẵn sàng tham chiến.Được trang bị rất nhiều công nghệ mới cực kỳ hiện đại, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có độ giãn nước lên tới 100.000 tấn, dài 333 mét, lườn rộng nhất 78 mét, cao 76 mét và có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ.Do sử dụng động cơ hạt nhân, hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford có khả năng hoạt động không giới hạn, và chỉ cần được thay đổi lõi hạt nhân sau 25 năm.Theo quảng cáo của Mỹ, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có khả năng mang theo tối đa tới 75 máy bay các loại, trong đó bao gồm nhiều loại tiêm kích hạm hiện đại, cùng các loại máy bay hỗ trợ, máy bay trực thăng,... Nguồn ảnh: BI. Cận cảnh vụ nổ lớn tạo ra rung chấn lên tới 3,9 độ Richter ngay cạnh tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ vừa tiến hành thử nghiệm nổ ngay cạnh tàu sân bay USS Gerald R. Ford để kiểm tra khả năng chịu sốc của phần khung thân tàu.
Vụ nổ cường độ lớn được Hải quân Mỹ tiến hành dưới mặt nước, tạo ra rung động lên tới gần 4 độ richter. Điều đáng nói là tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ, chỉ neo đậu cách tâm vụ nổ không quá 100 mét.
Theo thông tin được Hải quân Mỹ tiết lộ với tờ Business Insider, vụ thử nổ được tiến hành chỉ cách 160 km ngoài khơi bờ biển Florida.
Cũng theo nhà chức trách, "thử sốc" là một bài kiểm tra dành cho mọi tàu chiến Mỹ, được tiến hành để đảm bảo phần khung thân của tàu, cũng như các thiết bị điện tử tinh vi trên tàu, có thể hoạt động tốt trong điều kiện tác chiến ngặt nghèo.
Bằng cách tạo một vụ nổ quy mô lớn ngay cạnh tàu chiến, Hải quân Mỹ có thể xác định được tình trạng của con tàu, trong điều kiện bị rung lắc mạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể tạo ra các vụ rung lắc mạnh cho tàu chiến, ví dụ bị đối phương tấn công trúng, hoặc cũng có thể là do tự nhiên như bão trên biển.
Nhiều sự cố kỹ thuật sẽ chỉ xuất hiện trong điều kiện tàu chiến bị rung lắc mạnh, khiến bài thử sốc này trở nên cực kỳ quan trọng, với mọi tàu chiến của lực lượng hải quân.
USS Gerald R. Ford được coi là tàu sân bay đắt nhất lịch sử, nó có giá đóng mới lên tới 12,8 tỷ USD, kèm theo đó là 4,7 tỷ USD tiền nghiên cứu và phát triển.
Được nhập biên Hải quân Mỹ từ năm 2017, tới nay tàu sân bay USS Gerald R. Ford vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và chưa sẵn sàng tham chiến.
Được trang bị rất nhiều công nghệ mới cực kỳ hiện đại, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có độ giãn nước lên tới 100.000 tấn, dài 333 mét, lườn rộng nhất 78 mét, cao 76 mét và có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ.
Do sử dụng động cơ hạt nhân, hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford có khả năng hoạt động không giới hạn, và chỉ cần được thay đổi lõi hạt nhân sau 25 năm.
Theo quảng cáo của Mỹ, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có khả năng mang theo tối đa tới 75 máy bay các loại, trong đó bao gồm nhiều loại tiêm kích hạm hiện đại, cùng các loại máy bay hỗ trợ, máy bay trực thăng,... Nguồn ảnh: BI.
Cận cảnh vụ nổ lớn tạo ra rung chấn lên tới 3,9 độ Richter ngay cạnh tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Nguồn: Hải quân Mỹ.