Hải quân Mỹ là lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới kể từ năm 1943. Nhưng uy thế đó đang bị thách thức, khi Nga và đặc biệt là Trung Quốc, sở hữu những vũ khí ngày càng hiện đại, bao gồm tàu sân bay, tàu ngầm siêu yên tĩnh và tên lửa siêu vượt thanh.Phát triển tức là không đứng im, những lực lượng hải quân không phát triển chắc chắn sẽ bị đánh bại, và Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Để tiếp tục ngự trị trên các đại dương, lực lượng Hải quân Mỹ đã phát triển 5 loại vũ khí hải quân, có thể thay đổi tính chất của các cuộc hải chiến tương lai.Đầu tiên là tàu sân bay lớp Ford; về mặt kỹ thuật, tàu sân bay lớp Ford không phải là vũ khí của tương lai, khi chiếc tàu đầu tiên trong lớp này là USS Gerald R. Ford, được hạ thủy vào năm 2013 và đi vào hoạt động vào năm 2017. Nhưng để hình thành năng lực chiến đấu, thì phải có 3 tàu lớp Ford trở lên.Fort là mẫu tàu sân bay lớn nhất thế giới, lượng giãn nước toàn tải hơn 100.000 tấn, lớn hơn những tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, vốn là trụ cột của sức mạnh hải quân Mỹ hiện nay.Với mức giá hơn 13 tỷ USD mỗi chiếc, những con tàu lớp Ford không hề rẻ, nhưng chúng rất uy lực. Số lượng máy bay trên tàu gồm 90 máy bay; một số trong số máy bay trên, có thể sẽ là máy bay không người lái.So với tàu sân bay lớp Nimitz, tàu sân bay lớp Fords có nhiều cảm biến tốt hơn, hệ thống phóng máy phóng phức tạp hơn và lò phản ứng hạt nhân mạnh hơn, có thể cung cấp năng lượng gấp ba lần các tàu sân bay cũ hơn.Trên lĩnh vực tàu ngầm, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia sẽ thay thế các tàu lớp Ohio thời Chiến tranh Lạnh, với tàu con đầu tiên dự kiến bắt đầu được đóng vào năm 2021. Giống như tàu ngầm lớp Ohio, tàu Columbia sẽ trang bị tên lửa đạn đạo Trident II, mang đầu đạn hạt nhân.Mặc dù tàu ngầm lớp Columbia chỉ có thể mang được 16 tên lửa Trident II, chứ không phải 20 tên lửa như tàu ngầm lớp Ohio; tuy nhiên những tên lửa này lớn hơn và mang được nhiều đầu đạn hơn. Quan trọng nhất là Columbia có tính năng tàng hình cao hơn so với những phiên bản tàu ngầm trước kia của Mỹ.Trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt thanh, Mỹ là quốc gia “đi trước, về sau”. Những tên lửa siêu thanh của Mỹ sẽ có hình dạng và nhiệm vụ như thế nào, hiện vẫn còn phải được xác định. Nhưng cũng giống như Nga và Trung Quốc, Hải quân Mỹ sẽ nhận được tên lửa siêu thanh trong thời gian sớm nhất.Hải quân Mỹ gần đây đã trao hợp đồng trị giá 13 triệu USD, để phát triển hệ thống dẫn đường cho vũ khí siêu thanh, phóng từ tàu ngầm lớp Columbia. Nhiều khả năng, vũ khí siêu thanh của Hải quân Mỹ cũng giống tên lửa siêu thanh Avangard của Nga, khi dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) làm tên lửa đẩy.Khi được ICBM đưa tên lửa siêu thanh lên trên bầu khí quyển trái đất, tên lửa lúc này lướt xuống mục tiêu ở một tốc độ kinh hoàng tới Mach 20, khiến chúng không thể bị đánh chặn. Đây có thể là những vũ khí chiến lược có thể phá hủy các căn cứ quân sự quan trọng của đối phương và làm thay đổi chiến tranh hải quân.Một vũ khí hải quân không thể thiếu được đó là các khu trục hạm. Các khu trục hạm được Mỹ phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Burke đã lạc hậu và cần được thay thế.Những con tàu thay thế thuộc “Chương trình tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn của Hải quân Mỹ”, bao gồm một nhóm tàu, trong đó loại tàu chính sẽ là phiên bản lai giữa tàu tuần dương và tàu khu trục, cùng loại tàu không người lái. Hình dáng những con tàu này như thế nào, vẫn còn bí mật.Về vũ khí hải quân, thay vì sử dụng tên lửa và hải pháo quen thuộc, người ta mong đợi sẽ thấy những vũ khí mang tính cách mạng của thế kỷ 21, như pháo điện từ và hệ thống phòng thủ tên lửa bằng laser.Về tiêm kích hạm cũng là những vấn đề đặt ra cho vũ khí tương lai của Hải quân. Ngay cả khi Hải quân Mỹ đang “vật lộn” với việc sử dụng sao cho hiệu quả máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của họ (hiện phiên bản tiêm kích hạm F-35C chưa đưa vào biên chế), thì Mỹ đã lên kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.Câu hỏi gây tranh cãi nhất, liệu Hải quân Mỹ lựa chọn máy bay không người lái hay máy bay có người lái? Dù bằng cách nào, thì khả năng tàng hình là một phần quan trọng của thiết kế, cũng như sự kết hợp cảm biến với nhau để cung cấp cho phi công khả năng nhận thức tình huống toàn diện.Những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 6 trong tương lai, không chỉ được trang bị tên lửa tầm xa, mà còn có thể điều khiển hàng loạt máy bay không người lái mini hoạt động song song, trong một cuộc hải chiến với máy bay và tàu chiến của đối phương. Nguồn: USAM. Thăm tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - quốc thể di động của quốc gia này. Nguồn: QPVN.
Hải quân Mỹ là lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới kể từ năm 1943. Nhưng uy thế đó đang bị thách thức, khi Nga và đặc biệt là Trung Quốc, sở hữu những vũ khí ngày càng hiện đại, bao gồm tàu sân bay, tàu ngầm siêu yên tĩnh và tên lửa siêu vượt thanh.
Phát triển tức là không đứng im, những lực lượng hải quân không phát triển chắc chắn sẽ bị đánh bại, và Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Để tiếp tục ngự trị trên các đại dương, lực lượng Hải quân Mỹ đã phát triển 5 loại vũ khí hải quân, có thể thay đổi tính chất của các cuộc hải chiến tương lai.
Đầu tiên là tàu sân bay lớp Ford; về mặt kỹ thuật, tàu sân bay lớp Ford không phải là vũ khí của tương lai, khi chiếc tàu đầu tiên trong lớp này là USS Gerald R. Ford, được hạ thủy vào năm 2013 và đi vào hoạt động vào năm 2017. Nhưng để hình thành năng lực chiến đấu, thì phải có 3 tàu lớp Ford trở lên.
Fort là mẫu tàu sân bay lớn nhất thế giới, lượng giãn nước toàn tải hơn 100.000 tấn, lớn hơn những tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, vốn là trụ cột của sức mạnh hải quân Mỹ hiện nay.
Với mức giá hơn 13 tỷ USD mỗi chiếc, những con tàu lớp Ford không hề rẻ, nhưng chúng rất uy lực. Số lượng máy bay trên tàu gồm 90 máy bay; một số trong số máy bay trên, có thể sẽ là máy bay không người lái.
So với tàu sân bay lớp Nimitz, tàu sân bay lớp Fords có nhiều cảm biến tốt hơn, hệ thống phóng máy phóng phức tạp hơn và lò phản ứng hạt nhân mạnh hơn, có thể cung cấp năng lượng gấp ba lần các tàu sân bay cũ hơn.
Trên lĩnh vực tàu ngầm, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia sẽ thay thế các tàu lớp Ohio thời Chiến tranh Lạnh, với tàu con đầu tiên dự kiến bắt đầu được đóng vào năm 2021. Giống như tàu ngầm lớp Ohio, tàu Columbia sẽ trang bị tên lửa đạn đạo Trident II, mang đầu đạn hạt nhân.
Mặc dù tàu ngầm lớp Columbia chỉ có thể mang được 16 tên lửa Trident II, chứ không phải 20 tên lửa như tàu ngầm lớp Ohio; tuy nhiên những tên lửa này lớn hơn và mang được nhiều đầu đạn hơn. Quan trọng nhất là Columbia có tính năng tàng hình cao hơn so với những phiên bản tàu ngầm trước kia của Mỹ.
Trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt thanh, Mỹ là quốc gia “đi trước, về sau”. Những tên lửa siêu thanh của Mỹ sẽ có hình dạng và nhiệm vụ như thế nào, hiện vẫn còn phải được xác định. Nhưng cũng giống như Nga và Trung Quốc, Hải quân Mỹ sẽ nhận được tên lửa siêu thanh trong thời gian sớm nhất.
Hải quân Mỹ gần đây đã trao hợp đồng trị giá 13 triệu USD, để phát triển hệ thống dẫn đường cho vũ khí siêu thanh, phóng từ tàu ngầm lớp Columbia. Nhiều khả năng, vũ khí siêu thanh của Hải quân Mỹ cũng giống tên lửa siêu thanh Avangard của Nga, khi dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) làm tên lửa đẩy.
Khi được ICBM đưa tên lửa siêu thanh lên trên bầu khí quyển trái đất, tên lửa lúc này lướt xuống mục tiêu ở một tốc độ kinh hoàng tới Mach 20, khiến chúng không thể bị đánh chặn. Đây có thể là những vũ khí chiến lược có thể phá hủy các căn cứ quân sự quan trọng của đối phương và làm thay đổi chiến tranh hải quân.
Một vũ khí hải quân không thể thiếu được đó là các khu trục hạm. Các khu trục hạm được Mỹ phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Burke đã lạc hậu và cần được thay thế.
Những con tàu thay thế thuộc “Chương trình tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn của Hải quân Mỹ”, bao gồm một nhóm tàu, trong đó loại tàu chính sẽ là phiên bản lai giữa tàu tuần dương và tàu khu trục, cùng loại tàu không người lái. Hình dáng những con tàu này như thế nào, vẫn còn bí mật.
Về vũ khí hải quân, thay vì sử dụng tên lửa và hải pháo quen thuộc, người ta mong đợi sẽ thấy những vũ khí mang tính cách mạng của thế kỷ 21, như pháo điện từ và hệ thống phòng thủ tên lửa bằng laser.
Về tiêm kích hạm cũng là những vấn đề đặt ra cho vũ khí tương lai của Hải quân. Ngay cả khi Hải quân Mỹ đang “vật lộn” với việc sử dụng sao cho hiệu quả máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của họ (hiện phiên bản tiêm kích hạm F-35C chưa đưa vào biên chế), thì Mỹ đã lên kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.
Câu hỏi gây tranh cãi nhất, liệu Hải quân Mỹ lựa chọn máy bay không người lái hay máy bay có người lái? Dù bằng cách nào, thì khả năng tàng hình là một phần quan trọng của thiết kế, cũng như sự kết hợp cảm biến với nhau để cung cấp cho phi công khả năng nhận thức tình huống toàn diện.
Những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 6 trong tương lai, không chỉ được trang bị tên lửa tầm xa, mà còn có thể điều khiển hàng loạt máy bay không người lái mini hoạt động song song, trong một cuộc hải chiến với máy bay và tàu chiến của đối phương. Nguồn: USAM.
Thăm tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - quốc thể di động của quốc gia này. Nguồn: QPVN.