Theo những thông tin mới nhất được truyền thông Mỹ đưa tin, tàu sân bay USS John F. Kennedy (CVN-79) sẽ là tàu sân bay thứ hai được đóng theo lớp Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ và dự kiến sẽ được đưa vào biên chế lực lượng trong năm 2020 tới đây. Nguồn ảnh: Twitter.Cuối tháng 7 vừa rồi, hàng không mẫu hạm John F. Kennedy đã được hoàn thiện toàn bộ phần thân vỏ cùng với sàn cất - hạ cánh máy bay. Sau khi phần vỏ được hoàn thành, nội thất của chiếc hàng không mẫu hạm này cùng với các bộ phận liên quan tới tháp chỉ huy sẽ được thi công ngay lập tức. Nguồn ảnh: Twitter.Có giá lên tới gần 12 tỷ USD, đây được coi là một trong những hàng không mẫu hạm đắt nhất thế giới hiện nay cùng với người "chị" của nó là chiếc Gerald R. Ford ra đời trước đó có giá lên tới gần 13 tỷ USD. Nguồn ảnh: Twitter.Đây cũng là tàu sân bay thứ ba của hải quân Mỹ được đặt theo tên của một nhân vật trong dòng họ Kennedy và là tàu sân bay thứ hai mang tên John F. Kennedy - hàng không mẫu hạm trước đó đã phục vụ hải quân Mỹ từ năm 1968 tới năm 2007. Nguồn ảnh: Twitter.Quá trình khởi công đóng mới tàu sân bay USS John F. Kennedy đã bắt đầu từ năm 2011 tuy nhiên phải tới năm 2015 tàu sân bay này mới bắt đầu được đặt lườn. Nguồn ảnh: Twitter.Giống như mọi tàu sân bay khác trong biên chế Hải quân Mỹ hiện nay, John F. Kennedy cũng được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân và hệ thống dẫn động bốn trục cho phép con tàu nặng 100.000 tấn này di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 55 km/h. Nguồn ảnh: Twitter.Phần thân và sàn của tàu sân bay cũng được nâng cấp so với các tàu sân bay thế hệ cũ của Mỹ hiện tại, cho phép nó có khả năng vận hành tốt hơn với các tiêm kích trên boong, rút ngắn thời gian nạp nhiên liệu cho máy bay và tăng độ an toàn. Nguồn ảnh: Twitter.Theo tính toán, các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford sẽ phải có công suất phóng và thu hồi máy bay tối thiểu 160 phi vụ mỗi ngày trong vòng 30 ngày liên tục, tối đa có thể lên tới 270 phi vụ mỗi ngày trong thời gian tương đương trước khi cần bảo dưỡng lại hệ thống máy phóng, cáp hãm đà và đường băng. Nguồn ảnh: Twitter.Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng mới tổng cộng 10 tàu sân bay lớp Gerald R. Ford để thay thế cho các tàu sân bay lớp Nimitz đang phục vụ trong biên chế của nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải chi khoảng... 130 tỷ USD để nâng cấp đội tàu sân bay của mình lên phiên bản mới. Nguồn ảnh: Twitter. Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay đầu tiên của Mỹ được đóng theo lớp Gerald R. Ford.
Theo những thông tin mới nhất được truyền thông Mỹ đưa tin, tàu sân bay USS John F. Kennedy (CVN-79) sẽ là tàu sân bay thứ hai được đóng theo lớp Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ và dự kiến sẽ được đưa vào biên chế lực lượng trong năm 2020 tới đây. Nguồn ảnh: Twitter.
Cuối tháng 7 vừa rồi, hàng không mẫu hạm John F. Kennedy đã được hoàn thiện toàn bộ phần thân vỏ cùng với sàn cất - hạ cánh máy bay. Sau khi phần vỏ được hoàn thành, nội thất của chiếc hàng không mẫu hạm này cùng với các bộ phận liên quan tới tháp chỉ huy sẽ được thi công ngay lập tức. Nguồn ảnh: Twitter.
Có giá lên tới gần 12 tỷ USD, đây được coi là một trong những hàng không mẫu hạm đắt nhất thế giới hiện nay cùng với người "chị" của nó là chiếc Gerald R. Ford ra đời trước đó có giá lên tới gần 13 tỷ USD. Nguồn ảnh: Twitter.
Đây cũng là tàu sân bay thứ ba của hải quân Mỹ được đặt theo tên của một nhân vật trong dòng họ Kennedy và là tàu sân bay thứ hai mang tên John F. Kennedy - hàng không mẫu hạm trước đó đã phục vụ hải quân Mỹ từ năm 1968 tới năm 2007. Nguồn ảnh: Twitter.
Quá trình khởi công đóng mới tàu sân bay USS John F. Kennedy đã bắt đầu từ năm 2011 tuy nhiên phải tới năm 2015 tàu sân bay này mới bắt đầu được đặt lườn. Nguồn ảnh: Twitter.
Giống như mọi tàu sân bay khác trong biên chế Hải quân Mỹ hiện nay, John F. Kennedy cũng được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân và hệ thống dẫn động bốn trục cho phép con tàu nặng 100.000 tấn này di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 55 km/h. Nguồn ảnh: Twitter.
Phần thân và sàn của tàu sân bay cũng được nâng cấp so với các tàu sân bay thế hệ cũ của Mỹ hiện tại, cho phép nó có khả năng vận hành tốt hơn với các tiêm kích trên boong, rút ngắn thời gian nạp nhiên liệu cho máy bay và tăng độ an toàn. Nguồn ảnh: Twitter.
Theo tính toán, các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford sẽ phải có công suất phóng và thu hồi máy bay tối thiểu 160 phi vụ mỗi ngày trong vòng 30 ngày liên tục, tối đa có thể lên tới 270 phi vụ mỗi ngày trong thời gian tương đương trước khi cần bảo dưỡng lại hệ thống máy phóng, cáp hãm đà và đường băng. Nguồn ảnh: Twitter.
Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng mới tổng cộng 10 tàu sân bay lớp Gerald R. Ford để thay thế cho các tàu sân bay lớp Nimitz đang phục vụ trong biên chế của nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải chi khoảng... 130 tỷ USD để nâng cấp đội tàu sân bay của mình lên phiên bản mới. Nguồn ảnh: Twitter.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay đầu tiên của Mỹ được đóng theo lớp Gerald R. Ford.