Trực thăng Mi-171A2 được Tập đoàn Trực thăng Nga - "Russian Helicopter" mang đến biểu diễn tại Hà Nội lần này là biến thể hiện đại nhất của dòng trực thăng vận tải huyền thoại Mi-8/17 do Liên Xô chế tạo trước đây, Mi-171A2 còn nổi tiếng bởi khả năng hoạt động ổn định, an toàn và tiện nghi khi bay cho cả phi hành đoàn và hành khách.Nếu bỏ qua hệ thống động cơ mới mạnh mẽ của chiếc trực thăng này thì hai điểm nhấn kỹ thuật ấn tượng tiếp theo trên Mi-171A2 đó là buồng lái mới và cánh của đuôi trực thăng có thiết kế chữ X cực kỳ độc đáo - kiểu thiết kế ít thấy hay có thể nói là chưa từng thấy trước đây trên các loại trực thăng thương mại khác.Xét về mặt lý thuyết kỹ thuật, trực thăng Mi-171A2 được trang bị hai động cơ đời mới loại VK-2500PS-03 cực khoẻ, giúp nó có tốc độ trung bình và tốc độ tối đa cao hơn 10% và trọng tải cất cánh cao hơn tới 25% so với Mi-8/17.Điều này làm nảy sinh ra một trở ngại kỹ thuật mới, đó là khi tốc độ cao hơn - nghĩa là số vòng quay của cánh quạt chính sẽ lớn hơn, mô-men xoắn sản sinh ra cũng sẽ lớn hơn và về lý thuyết thì hệ thống cánh quạt ba lá của Mi-8/17 dù có quay nhanh hơn cũng không thể bù được lượng mô-men xoắn sinh ra mới này.Để có thể giải được bài toán này, các kỹ sư của Russian Helicopter đã thiết kế hệ thống cánh quạt đuôi với bốn lá theo kiểu mới cho Mi-171A2 để đảm bảo đủ công suất triệt tiêu được mô-men xoắn của cánh quạt chính.Kiểu thiết kế của cánh quạt đuôi cũng không được đặt theo dấu + như thông thường mà được đặt theo kiểu chữ X. Russian Helicopter gọi đây là thiết kế "Đuôi X" - hay X Tail, một kiểu thiết kế độc đáo và hiệu quả.Theo đại diện kĩ thuật của Russian Helicopter thì kiểu thiết kế theo chữ X sẽ giúp cánh quạt đuôi đạt được tốc độ vòng quay tốt hơn so với kiểu thiết kế + như thông thường.Tốc độ vòng quay tối đa cao hơn nghĩa là lực mô-men xoắn mà cánh quạt đuôi của Mi-171A2 có thể triệt tiêu được cũng nhiều hơn - giúp cánh quạt chính của Mi-171A2 quay nhanh hơn, sinh ra nhiều lực nâng hơn.Kết quả là dù được xếp vào loại trực thăng hạng trung, có kích thước lớn và trông khá "lề mề" ở dưới mặt đất, Mi-171A2 cũng vẫn có khả năng cơ động cực kỳ tốt khi bay trên không.Các phóng viên và khách mời có mặt tại sân bay Gia Lâm đã được chứng kiến một màn trình diễn hết sức mãn nhãn với khả năng bay lượn và "đánh võng" trên không cực kỳ tốt của Mi-171A2.Những pha cất cánh lên độ cao 50 mét chỉ trong vài giây ngắn ngủi hay những pha ngoặt lái ở tốc độ hàng trăm knots một giờ của Mi-171A2 đã thuyết phục hoàn toàn mọi người chứng kiến.Chưa hết, phi công thử nghiệm của Russian Helicopter còn thực hiện một loạt các động tác khó như... bốc đầu trực thăng, đưa trực thăng về trạng thái đứng yên khi nó đang di chuyển ở tốc độ cao,...Để có thể giữ được độ ổn định khi thực hiện những màn trình diễn giống với trực thăng thể thao như vậy, một phần lớn công thuộc về hai động cơ VK-2500PS-03 và cánh quạt đuôi được thiết kế với kiểu chữ X giúp hai động cơ này phát huy tối đa công suất.Pha chao cánh của Mi-171A2 được thực hiện ở độ cao cực thấp khiến mọi người chứng kiến phải thót tim. Mời độc giả xem Video: Trực thăng Mi-171A2 tại trình diễn tại Hà Nội. Nguồn Video: VTC14.
Trực thăng Mi-171A2 được Tập đoàn Trực thăng Nga - "Russian Helicopter" mang đến biểu diễn tại Hà Nội lần này là biến thể hiện đại nhất của dòng trực thăng vận tải huyền thoại Mi-8/17 do Liên Xô chế tạo trước đây, Mi-171A2 còn nổi tiếng bởi khả năng hoạt động ổn định, an toàn và tiện nghi khi bay cho cả phi hành đoàn và hành khách.
Nếu bỏ qua hệ thống động cơ mới mạnh mẽ của chiếc trực thăng này thì hai điểm nhấn kỹ thuật ấn tượng tiếp theo trên Mi-171A2 đó là buồng lái mới và cánh của đuôi trực thăng có thiết kế chữ X cực kỳ độc đáo - kiểu thiết kế ít thấy hay có thể nói là chưa từng thấy trước đây trên các loại trực thăng thương mại khác.
Xét về mặt lý thuyết kỹ thuật, trực thăng Mi-171A2 được trang bị hai động cơ đời mới loại VK-2500PS-03 cực khoẻ, giúp nó có tốc độ trung bình và tốc độ tối đa cao hơn 10% và trọng tải cất cánh cao hơn tới 25% so với Mi-8/17.
Điều này làm nảy sinh ra một trở ngại kỹ thuật mới, đó là khi tốc độ cao hơn - nghĩa là số vòng quay của cánh quạt chính sẽ lớn hơn, mô-men xoắn sản sinh ra cũng sẽ lớn hơn và về lý thuyết thì hệ thống cánh quạt ba lá của Mi-8/17 dù có quay nhanh hơn cũng không thể bù được lượng mô-men xoắn sinh ra mới này.
Để có thể giải được bài toán này, các kỹ sư của Russian Helicopter đã thiết kế hệ thống cánh quạt đuôi với bốn lá theo kiểu mới cho Mi-171A2 để đảm bảo đủ công suất triệt tiêu được mô-men xoắn của cánh quạt chính.
Kiểu thiết kế của cánh quạt đuôi cũng không được đặt theo dấu + như thông thường mà được đặt theo kiểu chữ X. Russian Helicopter gọi đây là thiết kế "Đuôi X" - hay X Tail, một kiểu thiết kế độc đáo và hiệu quả.
Theo đại diện kĩ thuật của Russian Helicopter thì kiểu thiết kế theo chữ X sẽ giúp cánh quạt đuôi đạt được tốc độ vòng quay tốt hơn so với kiểu thiết kế + như thông thường.
Tốc độ vòng quay tối đa cao hơn nghĩa là lực mô-men xoắn mà cánh quạt đuôi của Mi-171A2 có thể triệt tiêu được cũng nhiều hơn - giúp cánh quạt chính của Mi-171A2 quay nhanh hơn, sinh ra nhiều lực nâng hơn.
Kết quả là dù được xếp vào loại trực thăng hạng trung, có kích thước lớn và trông khá "lề mề" ở dưới mặt đất, Mi-171A2 cũng vẫn có khả năng cơ động cực kỳ tốt khi bay trên không.
Các phóng viên và khách mời có mặt tại sân bay Gia Lâm đã được chứng kiến một màn trình diễn hết sức mãn nhãn với khả năng bay lượn và "đánh võng" trên không cực kỳ tốt của Mi-171A2.
Những pha cất cánh lên độ cao 50 mét chỉ trong vài giây ngắn ngủi hay những pha ngoặt lái ở tốc độ hàng trăm knots một giờ của Mi-171A2 đã thuyết phục hoàn toàn mọi người chứng kiến.
Chưa hết, phi công thử nghiệm của Russian Helicopter còn thực hiện một loạt các động tác khó như... bốc đầu trực thăng, đưa trực thăng về trạng thái đứng yên khi nó đang di chuyển ở tốc độ cao,...
Để có thể giữ được độ ổn định khi thực hiện những màn trình diễn giống với trực thăng thể thao như vậy, một phần lớn công thuộc về hai động cơ VK-2500PS-03 và cánh quạt đuôi được thiết kế với kiểu chữ X giúp hai động cơ này phát huy tối đa công suất.
Pha chao cánh của Mi-171A2 được thực hiện ở độ cao cực thấp khiến mọi người chứng kiến phải thót tim.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng Mi-171A2 tại trình diễn tại Hà Nội. Nguồn Video: VTC14.