Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra hơn sáu tháng. Nhiều nước phương Tây đã tích cực hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này và hầu như tất cả các vũ khí thông thường cho đến tiên tiến của phương Tây đã được gửi đến Ukraine. Vì vậy, nhiều người ví von rằng chiến trường Ukraine như một nơi thử vũ khí của phương Tây.Đặc biệt là tất cả các loại pháo, không chỉ M777 và M109 sản xuất tại Mỹ, mà còn có FH70 của Ý, PzH2000 của Đức và "Caesar" của Pháp. Thậm chí, pháo tự hành KRAB của Ba Lan cũng đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine.Nhưng sau khi binh sĩ Ukraine sử dụng những vũ khí trên, không ít người đã phải phàn nàn về chất lượng của những loại pháo phương Tây này. Một số tờ báo địa phương còn liệt kê từng vũ khí một và chỉ ra những điểm hạn chế của chúng như một bài học về cách sử dụng vũ khí phương Tây.Ví dụ, lựu pháo M777 của Mỹ cần phải bảo dưỡng lại khóa nòng sau mỗi 30 phát bắn. Pháo tự hành dòng M109 do Mỹ sản xuất cũng tương tự như vậy, sau những loạt bắn liên tục, vòng đóng trên buồng đạn của pháo và nêm trên thiết bị khóa sẽ bị nóng chảy do nhiệt độ cao.Tờ Topwar cho rằng, pháo tự hành PzH2000 của Đức có bộ điều khiển chỉ huy và màn hình hiển thị của CCU thường bị quá nhiệt sau khi sử dụng. Ngoài ra, hệ thống đánh lửa tích điện cũng thường bị phồng khiến vòng đệm nhanh hỏng.Lựu pháo FH70 của Ý thường xuyên bị hỏng thiết bị khóa nòng và để cân bằng cấu trúc, áp suất nitơ được lấp đầy là không đủ. Ngoài ra, "Caesar" của Pháp, ngay cả phần mềm ngắm bắn cũng thường xuyên gặp vấn đề lỗi tính toán.Do đó, những quả đạn đầu tiên thường bị bắn trượt và tầm bắn từ 600 đến 1.000 mét có độ chính xác thấp. Pháo tự hành KRAB của Ba Lan được đánh giá là khá hơn, khi nó có tốc độ bắn nhanh. Tuy nhiên khi bắn liên tục thì các bu lông trên khóa nòng sẽ bị cong hoặc thậm chí bị gãy.Có thể thấy, chất lượng vũ khí của phương Tây có thể tốt, tuy nhiên những yếu tố kỹ thuật của chúng lại đòi hỏi quá cao, nhất là trong điều kiện thực chiến. Và những loại pháo được gọi là "tiên tiến" của phương Tây vẫn có những vấn đề cần phải khắc phục.Điều đáng nói là khẩu PZH2000 của Đức sử dụng vòng khí kín bằng hợp kim đặc biệt nguyên bản và cũng tuyên bố sẽ không cần bảo dưỡng suốt đời. Vào thời điểm đó, nhiều người thực sự nghĩ rằng Đức rất mạnh về kỹ thuật này. Nhưng thực tế chiến trường cho thấy những vũ khí của Đức còn rất nhiều vấn đề phải bàn.Còn pháo "Caesar" của Pháp khi bắn quả đạn đầu tiên thường không chính xác trong phạm vi 600 đến 1.000 mét. Nhiều chuyên gia cho rằng do nhiệt độ nòng súng chưa được điều chỉnh hợp lý khi bắn phát đầu tiên, hoặc do nhà cung cấp của Pháp đã loại bỏ một số bộ phận nhạy cảm trên vũ khí này, vì vậy làm giảm độ chính xác của pháo.Căn cứ vào những điều trên, có thể thấy rằng đối với bất kỳ loại vũ khí nào tốt hơn hết chúng ta không nên quá lạc quan về yếu tố kỹ thuật của chúng, cho đến khi nó thực sự được sử dụng trên chiến trường với cường độ cao.Ngoài ra, một yếu tố khiến vũ khí phương Tây có màn trình diễn không mấy ấn tượng tại Ukraine, đó là do binh lính nước này đã quá quen với các loại vũ khí hệ Liên Xô, và mới chỉ được chuyển loại cấp tốc sang sử dụng vũ khí NATO, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt cách đây hơn nửa năm.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra hơn sáu tháng. Nhiều nước phương Tây đã tích cực hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này và hầu như tất cả các vũ khí thông thường cho đến tiên tiến của phương Tây đã được gửi đến Ukraine. Vì vậy, nhiều người ví von rằng chiến trường Ukraine như một nơi thử vũ khí của phương Tây.
Đặc biệt là tất cả các loại pháo, không chỉ M777 và M109 sản xuất tại Mỹ, mà còn có FH70 của Ý, PzH2000 của Đức và "Caesar" của Pháp. Thậm chí, pháo tự hành KRAB của Ba Lan cũng đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine.
Nhưng sau khi binh sĩ Ukraine sử dụng những vũ khí trên, không ít người đã phải phàn nàn về chất lượng của những loại pháo phương Tây này. Một số tờ báo địa phương còn liệt kê từng vũ khí một và chỉ ra những điểm hạn chế của chúng như một bài học về cách sử dụng vũ khí phương Tây.
Ví dụ, lựu pháo M777 của Mỹ cần phải bảo dưỡng lại khóa nòng sau mỗi 30 phát bắn. Pháo tự hành dòng M109 do Mỹ sản xuất cũng tương tự như vậy, sau những loạt bắn liên tục, vòng đóng trên buồng đạn của pháo và nêm trên thiết bị khóa sẽ bị nóng chảy do nhiệt độ cao.
Tờ Topwar cho rằng, pháo tự hành PzH2000 của Đức có bộ điều khiển chỉ huy và màn hình hiển thị của CCU thường bị quá nhiệt sau khi sử dụng. Ngoài ra, hệ thống đánh lửa tích điện cũng thường bị phồng khiến vòng đệm nhanh hỏng.
Lựu pháo FH70 của Ý thường xuyên bị hỏng thiết bị khóa nòng và để cân bằng cấu trúc, áp suất nitơ được lấp đầy là không đủ. Ngoài ra, "Caesar" của Pháp, ngay cả phần mềm ngắm bắn cũng thường xuyên gặp vấn đề lỗi tính toán.
Do đó, những quả đạn đầu tiên thường bị bắn trượt và tầm bắn từ 600 đến 1.000 mét có độ chính xác thấp. Pháo tự hành KRAB của Ba Lan được đánh giá là khá hơn, khi nó có tốc độ bắn nhanh. Tuy nhiên khi bắn liên tục thì các bu lông trên khóa nòng sẽ bị cong hoặc thậm chí bị gãy.
Có thể thấy, chất lượng vũ khí của phương Tây có thể tốt, tuy nhiên những yếu tố kỹ thuật của chúng lại đòi hỏi quá cao, nhất là trong điều kiện thực chiến. Và những loại pháo được gọi là "tiên tiến" của phương Tây vẫn có những vấn đề cần phải khắc phục.
Điều đáng nói là khẩu PZH2000 của Đức sử dụng vòng khí kín bằng hợp kim đặc biệt nguyên bản và cũng tuyên bố sẽ không cần bảo dưỡng suốt đời. Vào thời điểm đó, nhiều người thực sự nghĩ rằng Đức rất mạnh về kỹ thuật này. Nhưng thực tế chiến trường cho thấy những vũ khí của Đức còn rất nhiều vấn đề phải bàn.
Còn pháo "Caesar" của Pháp khi bắn quả đạn đầu tiên thường không chính xác trong phạm vi 600 đến 1.000 mét. Nhiều chuyên gia cho rằng do nhiệt độ nòng súng chưa được điều chỉnh hợp lý khi bắn phát đầu tiên, hoặc do nhà cung cấp của Pháp đã loại bỏ một số bộ phận nhạy cảm trên vũ khí này, vì vậy làm giảm độ chính xác của pháo.
Căn cứ vào những điều trên, có thể thấy rằng đối với bất kỳ loại vũ khí nào tốt hơn hết chúng ta không nên quá lạc quan về yếu tố kỹ thuật của chúng, cho đến khi nó thực sự được sử dụng trên chiến trường với cường độ cao.
Ngoài ra, một yếu tố khiến vũ khí phương Tây có màn trình diễn không mấy ấn tượng tại Ukraine, đó là do binh lính nước này đã quá quen với các loại vũ khí hệ Liên Xô, và mới chỉ được chuyển loại cấp tốc sang sử dụng vũ khí NATO, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt cách đây hơn nửa năm.