Những vũ khí của phương Tây từng được hy vọng sẽ giúp Ukraine "thay đổi cục diện chiến trường", như "siêu pháo" M777, UAV TB2.. giờ tiếp tục đến pháo tự hành PzH-2000, pháo phòng không tự hành 1A2 Gepard của Đức và xe bọc thép Mamba Mk 2 của Anh… hóa ra tính năng không như những gì được kỳ vọng.Đầu tiên là 6 khẩu pháo tự hành PzH-2000 của Đức mới chuyển giao cho Quân đội Ukraine vào giữa tháng 6 vừa qua, nhưng chưa được một tháng chiến đấu, những khẩu pháo này đã bị "nứt nòng", do Quân đội Ukraine bắn quá tính năng cho phép. Buộc Quân đội Ukraine phải trả về Đức để sửa chữa. Thông tin được tờ DW đăng tải.Tiếp đến là loại pháo phòng không tự hành (ZSU) 1A2 Gepard, cũng do Đức chuyển giao cho Ukraine cách đây vài ngày, đã có màn trình diễn khá kém cỏi, khi liên tục bị hóc đạn và hai khẩu pháo 35mm hoạt động bị trục trặc.Hóa ra lý do là việc sử dụng các loại đạn cho pháo phòng không 1A2 Gepard không phù hợp; lý do là loại đạn pháo của pháo phòng không 1A2 Gepard, hiện Đức đã không còn sản xuất và số đạn pháo tồn trong kho lại không bảo đảm an toàn kỹ thuật. Hiện cả 3 khẩu ZSU 1A2 Gepard được Đức chuyển giao cho Ukraine đều không thể sử dụng cho các hoạt động chiến đấu, khi những khẩu pháo này "không chịu bắn đạn" do Na Uy (cũng là một quốc gia thuộc khối NATO) sản xuất.Bản tin của Quân đội Bulgaria cho biết: “Cách đây một thời gian, Quân đội Ukraine đã nhận được đạn pháo phòng không 35mm do Na Uy sản xuất, để sử dụng cho ZSU Gepard của Đức, cũng được chuyển giao cho Ukraine.Lý do là hiện nay Đức không có đạn 35 mm cho ZSU Gepard của họ, khi loại vũ khí này đã bị Quân đội Đức đã loại biên từ năm 2010 và Đức cũng không còn sản xuất loại đạn này; do vậy, buộc Đức phải tìm nguồn cung cấp loại đạn pháo phòng không này ở nước ngoài.Berlin thậm chí còn đàm phán với các quốc gia mua hệ thống phòng không này như Qatar và Brazil, nhằm mua lại số đạn 35 mm của ZSU Gepard để cung cấp cho Ukraine. Rất may là Na Uy tuyên bố rằng họ có thể sản xuất chúng. Nhưng loại đạn 35mm của Na Uy đã giao cho Ukraine, không phù hợp với pháo ZSU Gepard của Đức, mặc dù chúng được sản xuất theo tiêu chuẩn vũ khí của khối NATO, nhưng không thể bắn được. Các nguồn tin cho rằng tại Đức cho biết, các cuộc thử nghiệm chung đối với đạn 35mm cho ZSU Gepard, sẽ được thực hiện vào tháng 8, sau khi hiện đại hóa loại đạn này. Tuy nhiên, đây có thể là một vấn đề ảnh hưởng đối với khả năng phòng không của Quân đội Ukraine trong tình hình hiện nay.Hiện tại, số ZSU Gepard mà Đức viện trợ cho Ukraine, không thể sử dụng đạn của Na Uy. Nếu cấu hình đạn dược mới, thử thành công vào tháng 8, Ukraine sẽ phải trả lại số đạn đã được cung cấp từ trước trở lại Đức, để sửa chữa. Quy trình sẽ rất mất thời gian và phức tạp.Các chuyên gia lưu ý rằng, vấn đề như vậy là khá phổ biến với vũ khí trong khối NATO; mặc dù thực tế là cỡ đạn như nhau, nhưng một số tính năng không cho phép chúng được sử dụng hiệu quả; thậm chí một số quốc gia giữ bí mật riêng, nên đạn không thể sử dụng chung như cam kết.Theo các chuyên gia, những yếu tố kỹ thuật trên đã không được Đức tính toán trước; do đó, loại vũ khí được viện trợ từ Berlin đã gây phiền toái cho cả hai quốc gia khi cố gắng tìm cách khai thác chúng.Trong khi đó, mặc dù người Anh ca ngợi khả năng của xe bọc thép Mamba Mk 2 của họ; nhưng thực tế là, những chiếc xe bọc thép hạng nhẹ này, hoàn toàn không thể sử dụng được ở chiến trường Ukraine, khi chúng có thể dễ dàng bị hạ gục. Bằng chứng về điều này, là những bức ảnh chụp hai chiếc xe bọc thép loại Mamba Mk 2, đã bị phá hủy hoàn toàn do trúng tên lửa chống tăng. Hậu quả của một quả tên lửa bắn trúng một chiếc Mamba Mk 2, khiến chiếc xe này thiệt hại rất nghiêm trọng, thân xe bị biến dạng hoàn toàn, khó có thể nhận ra.Các chuyên gia quân sự về xe bọc thép phân tích, đòn đánh của tên lửa thường chỉ làm hư hỏng với vỏ xe bọc thép, như thường thấy trên các loại xe bọc thép của Nga/Mỹ khi bị trúng đạn; nhưng với xe bọc thép Mamba Mk 2, cấu trúc còn bị biến dạng. Điều này cho thấy, những phương tiện chiến đấu như vậy, được thiết kế mà không tính đến việc sử dụng trong các cuộc đụng độ thực chiến. Hơn nữa, lớp giáp hạng nhẹ của xe thiết giáp Mamba Mk 2 cũng không chống được đạn 7,62 mm, nghĩa là chúng thậm chí có thể bị phá huỷ chỉ bằng súng trường tấn công thông thường.
Những vũ khí của phương Tây từng được hy vọng sẽ giúp Ukraine "thay đổi cục diện chiến trường", như "siêu pháo" M777, UAV TB2.. giờ tiếp tục đến pháo tự hành PzH-2000, pháo phòng không tự hành 1A2 Gepard của Đức và xe bọc thép Mamba Mk 2 của Anh… hóa ra tính năng không như những gì được kỳ vọng.
Đầu tiên là 6 khẩu pháo tự hành PzH-2000 của Đức mới chuyển giao cho Quân đội Ukraine vào giữa tháng 6 vừa qua, nhưng chưa được một tháng chiến đấu, những khẩu pháo này đã bị "nứt nòng", do Quân đội Ukraine bắn quá tính năng cho phép. Buộc Quân đội Ukraine phải trả về Đức để sửa chữa. Thông tin được tờ DW đăng tải.
Tiếp đến là loại pháo phòng không tự hành (ZSU) 1A2 Gepard, cũng do Đức chuyển giao cho Ukraine cách đây vài ngày, đã có màn trình diễn khá kém cỏi, khi liên tục bị hóc đạn và hai khẩu pháo 35mm hoạt động bị trục trặc.
Hóa ra lý do là việc sử dụng các loại đạn cho pháo phòng không 1A2 Gepard không phù hợp; lý do là loại đạn pháo của pháo phòng không 1A2 Gepard, hiện Đức đã không còn sản xuất và số đạn pháo tồn trong kho lại không bảo đảm an toàn kỹ thuật.
Hiện cả 3 khẩu ZSU 1A2 Gepard được Đức chuyển giao cho Ukraine đều không thể sử dụng cho các hoạt động chiến đấu, khi những khẩu pháo này "không chịu bắn đạn" do Na Uy (cũng là một quốc gia thuộc khối NATO) sản xuất.
Bản tin của Quân đội Bulgaria cho biết: “Cách đây một thời gian, Quân đội Ukraine đã nhận được đạn pháo phòng không 35mm do Na Uy sản xuất, để sử dụng cho ZSU Gepard của Đức, cũng được chuyển giao cho Ukraine.
Lý do là hiện nay Đức không có đạn 35 mm cho ZSU Gepard của họ, khi loại vũ khí này đã bị Quân đội Đức đã loại biên từ năm 2010 và Đức cũng không còn sản xuất loại đạn này; do vậy, buộc Đức phải tìm nguồn cung cấp loại đạn pháo phòng không này ở nước ngoài.
Berlin thậm chí còn đàm phán với các quốc gia mua hệ thống phòng không này như Qatar và Brazil, nhằm mua lại số đạn 35 mm của ZSU Gepard để cung cấp cho Ukraine. Rất may là Na Uy tuyên bố rằng họ có thể sản xuất chúng.
Nhưng loại đạn 35mm của Na Uy đã giao cho Ukraine, không phù hợp với pháo ZSU Gepard của Đức, mặc dù chúng được sản xuất theo tiêu chuẩn vũ khí của khối NATO, nhưng không thể bắn được.
Các nguồn tin cho rằng tại Đức cho biết, các cuộc thử nghiệm chung đối với đạn 35mm cho ZSU Gepard, sẽ được thực hiện vào tháng 8, sau khi hiện đại hóa loại đạn này. Tuy nhiên, đây có thể là một vấn đề ảnh hưởng đối với khả năng phòng không của Quân đội Ukraine trong tình hình hiện nay.
Hiện tại, số ZSU Gepard mà Đức viện trợ cho Ukraine, không thể sử dụng đạn của Na Uy. Nếu cấu hình đạn dược mới, thử thành công vào tháng 8, Ukraine sẽ phải trả lại số đạn đã được cung cấp từ trước trở lại Đức, để sửa chữa. Quy trình sẽ rất mất thời gian và phức tạp.
Các chuyên gia lưu ý rằng, vấn đề như vậy là khá phổ biến với vũ khí trong khối NATO; mặc dù thực tế là cỡ đạn như nhau, nhưng một số tính năng không cho phép chúng được sử dụng hiệu quả; thậm chí một số quốc gia giữ bí mật riêng, nên đạn không thể sử dụng chung như cam kết.
Theo các chuyên gia, những yếu tố kỹ thuật trên đã không được Đức tính toán trước; do đó, loại vũ khí được viện trợ từ Berlin đã gây phiền toái cho cả hai quốc gia khi cố gắng tìm cách khai thác chúng.
Trong khi đó, mặc dù người Anh ca ngợi khả năng của xe bọc thép Mamba Mk 2 của họ; nhưng thực tế là, những chiếc xe bọc thép hạng nhẹ này, hoàn toàn không thể sử dụng được ở chiến trường Ukraine, khi chúng có thể dễ dàng bị hạ gục.
Bằng chứng về điều này, là những bức ảnh chụp hai chiếc xe bọc thép loại Mamba Mk 2, đã bị phá hủy hoàn toàn do trúng tên lửa chống tăng. Hậu quả của một quả tên lửa bắn trúng một chiếc Mamba Mk 2, khiến chiếc xe này thiệt hại rất nghiêm trọng, thân xe bị biến dạng hoàn toàn, khó có thể nhận ra.
Các chuyên gia quân sự về xe bọc thép phân tích, đòn đánh của tên lửa thường chỉ làm hư hỏng với vỏ xe bọc thép, như thường thấy trên các loại xe bọc thép của Nga/Mỹ khi bị trúng đạn; nhưng với xe bọc thép Mamba Mk 2, cấu trúc còn bị biến dạng.
Điều này cho thấy, những phương tiện chiến đấu như vậy, được thiết kế mà không tính đến việc sử dụng trong các cuộc đụng độ thực chiến. Hơn nữa, lớp giáp hạng nhẹ của xe thiết giáp Mamba Mk 2 cũng không chống được đạn 7,62 mm, nghĩa là chúng thậm chí có thể bị phá huỷ chỉ bằng súng trường tấn công thông thường.