Trong Chiến tranh Lạnh, chỉ tính từ thập niên 50 cho tới thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ đã có tổng cộng 54 căn cứ tên lửa Titan II, với khả năng triển khai cùng lúc hàng trăm quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-25C Titan II mang theo các đầu đạn hạt nhân W-53 có sức công phá tương đương 9 megaton. Nguồn ảnh: Dailykos.Ngày nay, sau khi Titan II ngưng hoạt động tất cả các căn cứ này đều đã được chuyển đổi thành bảo tàng quân sự hoặc sử dụng vào mục đích khác. Ảnh: Mặt cắt của một căn cứ tên lửa Titan II với cụm ba khu chắc năng riêng biệt. Nguồn ảnh: Dailykos.Khi còn hoạt động, các căn cứ này được bịt kín bằng tôn và có nhiều lớp hàng rào thép gai cùng lính canh chứ không chỉ có mỗi hàng rào lưới như thế này. Nguồn ảnh: Dailykos.Tấm biển cảnh báo từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Dailykos.Hệ thống phát hiện chuyển động sử dụng công nghệ từ những năm 60 của thế kỷ trước được đặt quanh khu phóng. Nguồn ảnh: Dailykos.Nắp hầm phóng được làm bằng thép nguyên khối có trọng lượng tổng cộng 750 tấn, nếu không có máy móc trợ lực sẽ không thể mở được tấm nắp đậy này và nó sẽ bảo vệ các tên lửa Titan II bên trong trước các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Dailykos.Toàn bộ căn này được đặt dưới lòng đất, để đi vào, binh sĩ ra vào căn cứ phải sử dụng mật khẩu cá nhân được cấp cho mỗi người. Chưa hết, bên cạnh cửa ra vào căn cứ còn có một bốt điện thoại để gọi điện tới phòng điều khiển, sau khi sử dụng mật khẩu cá nhân người đi vào phải gọi điện thoại đến phòng điều khiển để xin mật khẩu ra vào dùng một lần do máy tính chọn ngẫu nhiên. Nguồn ảnh: Dailykos.Phải dùng tới hai mật khẩu mới có thể đi vào trong căn cứ dưới lòng đất và đặc biệt là mỗi cửa mở chỉ một người được phép ra vào, người tiếp theo phải lặp lại các bước nói trên và không được đi chung với nhau. Nguồn ảnh: Dailykos.Cánh cửa thép nặng hàng chục tấn bên dưới hầm phóng. bên cạnh cánh cửa thép này là một bốt điện thoại, người bên ngoài sẽ gọi điện đến phòng điều khiển để cửa được điều khiển mở từ phòng điều khiển. Nguồn ảnh: Dailykos.Cánh cửa nặng cả chục tấn được cân bằng lực rất tốt, một đứa trẻ 9 tuổi cũng có thể tự kéo cửa được. Chỉ có khóa của cánh của này được điều khiển từ phòng điều khiển, người nào muốn vào phải tự mở cửa bằng tay. Nguồn ảnh: Dailykos.Chối khóa của cánh cửa thép nặng hàng chục tấn. Nguồn ảnh: Dailykos.Phòng điều khiển tên lửa bên trong căn cứ. Nguồn ảnh: Dailykos.Căn phòng này được đặt tên là "phòng không cô đơn" vì nguyên tắc hoạt động bắt buộc phải luôn có tối thiểu 2 người trở lên trong bên trong căn phòng này, không ai được phép ở trong phòng một mình. Nguồn ảnh: Dailykos.Mã phóng cùng tọa độ phóng sẽ được đưa xuống phòng này từ các đường ống dẫn phong bì thư. Trong phòng không có bất cứ thiết bị nào để liên lạc với bên ngoài, các binh sĩ trực chiến sẽ chỉ nhận lệnh phóng và làm theo lệnh được viết sẵn trong bức thư được chuyển xuống. Nguồn ảnh: Dailykos.Tủ chứa chìa khóa phóng yêu cầu hai chìa khóa để mở. Nguồn ảnh: Dailykos.Trong tủ có chứa hai chìa khóa phóng được hai người trực sử dụng để triển khai tên lửa Titan II nhằm đáp trả kẻ thù trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công. Nguồn ảnh: Dailykos.Hai chìa khóa phóng được đặt cánh nhau rất xa và phải được vặn gần như đồng thời. Điều này để tránh một kẻ phá hoại nào đó có thể phóng tên lửa một mình, muốn phóng tên lửa, nhất định phải có hai người trở lên. Nguồn ảnh: Dailykos.Sau khi phóng tên lửa và nhập mã phóng cùng tọa độ, việc phóng sẽ được thực hiện tự động hoàn toàn và không thể hủy lệnh giữa chừng. Nguồn ảnh: Dailykos. Tên lửa ICBM vẫn có thể nhận lệnh hủy sau khi nó được phóng ra khỏi giếng phóng và đạt đủ độ cao an toàn để vụ nổ không ảnh hưởng tới nước Mỹ. Nguồn ảnh: Dailykos.Cận cảnh quả tên lửa Titan II trong bệ phóng với đầu đạn W-53 có sức nổ tương đương 9 megaton, đủ để công phá một thành phố nhỏ ở Liên Xô cũ hoặc bất cứ đầu trên thế giới. Nguồn ảnh: Dailykos.
Trong Chiến tranh Lạnh, chỉ tính từ thập niên 50 cho tới thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ đã có tổng cộng 54 căn cứ tên lửa Titan II, với khả năng triển khai cùng lúc hàng trăm quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-25C Titan II mang theo các đầu đạn hạt nhân W-53 có sức công phá tương đương 9 megaton. Nguồn ảnh: Dailykos.
Ngày nay, sau khi Titan II ngưng hoạt động tất cả các căn cứ này đều đã được chuyển đổi thành bảo tàng quân sự hoặc sử dụng vào mục đích khác. Ảnh: Mặt cắt của một căn cứ tên lửa Titan II với cụm ba khu chắc năng riêng biệt. Nguồn ảnh: Dailykos.
Khi còn hoạt động, các căn cứ này được bịt kín bằng tôn và có nhiều lớp hàng rào thép gai cùng lính canh chứ không chỉ có mỗi hàng rào lưới như thế này. Nguồn ảnh: Dailykos.
Tấm biển cảnh báo từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Dailykos.
Hệ thống phát hiện chuyển động sử dụng công nghệ từ những năm 60 của thế kỷ trước được đặt quanh khu phóng. Nguồn ảnh: Dailykos.
Nắp hầm phóng được làm bằng thép nguyên khối có trọng lượng tổng cộng 750 tấn, nếu không có máy móc trợ lực sẽ không thể mở được tấm nắp đậy này và nó sẽ bảo vệ các tên lửa Titan II bên trong trước các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Dailykos.
Toàn bộ căn này được đặt dưới lòng đất, để đi vào, binh sĩ ra vào căn cứ phải sử dụng mật khẩu cá nhân được cấp cho mỗi người. Chưa hết, bên cạnh cửa ra vào căn cứ còn có một bốt điện thoại để gọi điện tới phòng điều khiển, sau khi sử dụng mật khẩu cá nhân người đi vào phải gọi điện thoại đến phòng điều khiển để xin mật khẩu ra vào dùng một lần do máy tính chọn ngẫu nhiên. Nguồn ảnh: Dailykos.
Phải dùng tới hai mật khẩu mới có thể đi vào trong căn cứ dưới lòng đất và đặc biệt là mỗi cửa mở chỉ một người được phép ra vào, người tiếp theo phải lặp lại các bước nói trên và không được đi chung với nhau. Nguồn ảnh: Dailykos.
Cánh cửa thép nặng hàng chục tấn bên dưới hầm phóng. bên cạnh cánh cửa thép này là một bốt điện thoại, người bên ngoài sẽ gọi điện đến phòng điều khiển để cửa được điều khiển mở từ phòng điều khiển. Nguồn ảnh: Dailykos.
Cánh cửa nặng cả chục tấn được cân bằng lực rất tốt, một đứa trẻ 9 tuổi cũng có thể tự kéo cửa được. Chỉ có khóa của cánh của này được điều khiển từ phòng điều khiển, người nào muốn vào phải tự mở cửa bằng tay. Nguồn ảnh: Dailykos.
Chối khóa của cánh cửa thép nặng hàng chục tấn. Nguồn ảnh: Dailykos.
Phòng điều khiển tên lửa bên trong căn cứ. Nguồn ảnh: Dailykos.
Căn phòng này được đặt tên là "phòng không cô đơn" vì nguyên tắc hoạt động bắt buộc phải luôn có tối thiểu 2 người trở lên trong bên trong căn phòng này, không ai được phép ở trong phòng một mình. Nguồn ảnh: Dailykos.
Mã phóng cùng tọa độ phóng sẽ được đưa xuống phòng này từ các đường ống dẫn phong bì thư. Trong phòng không có bất cứ thiết bị nào để liên lạc với bên ngoài, các binh sĩ trực chiến sẽ chỉ nhận lệnh phóng và làm theo lệnh được viết sẵn trong bức thư được chuyển xuống. Nguồn ảnh: Dailykos.
Tủ chứa chìa khóa phóng yêu cầu hai chìa khóa để mở. Nguồn ảnh: Dailykos.
Trong tủ có chứa hai chìa khóa phóng được hai người trực sử dụng để triển khai tên lửa Titan II nhằm đáp trả kẻ thù trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công. Nguồn ảnh: Dailykos.
Hai chìa khóa phóng được đặt cánh nhau rất xa và phải được vặn gần như đồng thời. Điều này để tránh một kẻ phá hoại nào đó có thể phóng tên lửa một mình, muốn phóng tên lửa, nhất định phải có hai người trở lên. Nguồn ảnh: Dailykos.
Sau khi phóng tên lửa và nhập mã phóng cùng tọa độ, việc phóng sẽ được thực hiện tự động hoàn toàn và không thể hủy lệnh giữa chừng. Nguồn ảnh: Dailykos.
Tên lửa ICBM vẫn có thể nhận lệnh hủy sau khi nó được phóng ra khỏi giếng phóng và đạt đủ độ cao an toàn để vụ nổ không ảnh hưởng tới nước Mỹ. Nguồn ảnh: Dailykos.
Cận cảnh quả tên lửa Titan II trong bệ phóng với đầu đạn W-53 có sức nổ tương đương 9 megaton, đủ để công phá một thành phố nhỏ ở Liên Xô cũ hoặc bất cứ đầu trên thế giới. Nguồn ảnh: Dailykos.