Kéo dài trong suốt 50 năm,đồng hành cùng Chiến tranh Lạnh luôn là hàng loạt bí ẩn không có lời giải. Và một trong số đó chính sự kiện MiG-23 "Ma" của Liên Xô bay qua không phận NATO khiến cả châu Âu náo động. Nguồn ảnh: History.Vụ việc xảy ra vào ngày 4/7/1989, đúng vào ngày Quốc Khánh Mỹ. Một chiếc tiêm kích-bom MiG-23M được điều khiển bởi phi công Liên Xô Nikolai Skurigin đã cất cánh để thực hiện một bài bay diễn tập đơn giản từ Ba Lan. Nguồn ảnh: History.Trước khi cất cánh, chiếc MiG-23M đã được kiểm tra kỹ và xác nhận là trong trạng thái hoạt động tốt, sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù vậy, sau khi cất cánh khoảng một vài phút, đèn báo lỗi đã sáng rực cả khoang lái. Nguồn ảnh: Military.Động cơ của chiếc MiG-23M gần như đã "chết" khi nó đang bay ở độ cao khoảng 4.000m so với mặt đất. Cần phải nói thêm, MiG-23M là chiếc máy bay chỉ có một động cơ và phi công Nikolai đã phải thực hiện thoát ly máy bay theo chỉ thị của chỉ huy mặt đất ngay sau chiếc máy bay báo một loạt lỗi động cơ nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Defence.Ngay sau khi rời khỏi máy bay và đáp dù xuống đất, Nikolai nhận ra rằng mọi việc sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ khi chiếc MiG-23M của mình bỗng nhiên lấy độ cao vọt lên trên không và nhắm thẳng sang phía... NATO. Nguồn ảnh: Youtube.Ngay khi chiếc MiG-23M "Ma" trên bay qua không phận Hà Lan, hai phi công Mỹ thuộc phi đoàn 32 đã tiếp cận nó và yêu cầu chiếc máy bay phải rời khỏi không phận NATO hoặc hạ cánh ngay lập tức. Nhưng chỉ vài phút sau họ kinh ngạc nhận ra rằng chiếc MiG-23M mà mình đang theo đuôi không hề có phi công điều khiển trong đó, còn độ cao bay của nó cũng không đổi trong suốt hành trình. Nguồn ảnh: National.Ban đầu, phía Mỹ và NATO tỏ ra lúng túng khi không biết phải xử lý tình huống trên như thế nào. Đặc biệt là khi chiếc MiG-23M đang ngày càng tăng độ cao, vượt qua độ cao 13.000 mét khiến các máy bay F-15 của Mỹ buộc phải rút lui do hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Military.Phía Mỹ và NATO không hiểu chuyện gì đang xảy ra, họ thậm chí còn nghi ngờ rằng đây là một công nghệ máy bay không người lái của Liên Xô đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, họ sớm nhận ra chiếc máy bay này thực chất đang bay không kiểm soát. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo tính toán của phía NATO, chiếc máy bay sẽ đáp xuống khu vực gần biên giới giữa Bỉ và Pháp, rơi xuống một khu đất trống. Tuy nhiên, do không biết nhiên liệu của MiG-23M có thể đi được chính xác đến đâu nên tính toán của họ đã sai lầm. Nguồn ảnh: Military.Chiếc máy bay MiG-23M "Ma" của Liên Xô đã "hạ cánh" thẳng vào giữa một căn nhà ở Bỉ sau khi thực hiện hành trình 900 km hoàn toàn không có người lái, không có bất cứ sự điều khiển nào. cú va chạm của chiếc máy bay đã giết chết một thanh niên 18 tuổi khi anh này đang nằm ngủ trong nhà. Nguồn ảnh: History.Cả phía Mỹ và Liên Xô đều coi đây là một tai nạn không thể tránh khỏi, phi công Nikilai đã trực tiếp lên truyền hình nói lời xin lỗi và cho rằng chính hành động rời khỏi máy bay của mình là nguyên nhân dẫn tới cái chết của chàng thanh niên 18 tuổi người Bỉ kia. Kết quả là phía Liên Xô đã bồi thường 685.000 USD cho phía Bỉ. Phần lớn khoản tiền được dành cho thân nhân của chàng trai xấu số 18 tuổi như một khoản bù đắp tổn thất cho người và căn nhà của họ. Nguồn ảnh: History.
Kéo dài trong suốt 50 năm,đồng hành cùng Chiến tranh Lạnh luôn là hàng loạt bí ẩn không có lời giải. Và một trong số đó chính sự kiện MiG-23 "Ma" của Liên Xô bay qua không phận NATO khiến cả châu Âu náo động. Nguồn ảnh: History.
Vụ việc xảy ra vào ngày 4/7/1989, đúng vào ngày Quốc Khánh Mỹ. Một chiếc tiêm kích-bom MiG-23M được điều khiển bởi phi công Liên Xô Nikolai Skurigin đã cất cánh để thực hiện một bài bay diễn tập đơn giản từ Ba Lan. Nguồn ảnh: History.
Trước khi cất cánh, chiếc MiG-23M đã được kiểm tra kỹ và xác nhận là trong trạng thái hoạt động tốt, sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù vậy, sau khi cất cánh khoảng một vài phút, đèn báo lỗi đã sáng rực cả khoang lái. Nguồn ảnh: Military.
Động cơ của chiếc MiG-23M gần như đã "chết" khi nó đang bay ở độ cao khoảng 4.000m so với mặt đất. Cần phải nói thêm, MiG-23M là chiếc máy bay chỉ có một động cơ và phi công Nikolai đã phải thực hiện thoát ly máy bay theo chỉ thị của chỉ huy mặt đất ngay sau chiếc máy bay báo một loạt lỗi động cơ nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Defence.
Ngay sau khi rời khỏi máy bay và đáp dù xuống đất, Nikolai nhận ra rằng mọi việc sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ khi chiếc MiG-23M của mình bỗng nhiên lấy độ cao vọt lên trên không và nhắm thẳng sang phía... NATO. Nguồn ảnh: Youtube.
Ngay khi chiếc MiG-23M "Ma" trên bay qua không phận Hà Lan, hai phi công Mỹ thuộc phi đoàn 32 đã tiếp cận nó và yêu cầu chiếc máy bay phải rời khỏi không phận NATO hoặc hạ cánh ngay lập tức. Nhưng chỉ vài phút sau họ kinh ngạc nhận ra rằng chiếc MiG-23M mà mình đang theo đuôi không hề có phi công điều khiển trong đó, còn độ cao bay của nó cũng không đổi trong suốt hành trình. Nguồn ảnh: National.
Ban đầu, phía Mỹ và NATO tỏ ra lúng túng khi không biết phải xử lý tình huống trên như thế nào. Đặc biệt là khi chiếc MiG-23M đang ngày càng tăng độ cao, vượt qua độ cao 13.000 mét khiến các máy bay F-15 của Mỹ buộc phải rút lui do hết nhiên liệu. Nguồn ảnh: Military.
Phía Mỹ và NATO không hiểu chuyện gì đang xảy ra, họ thậm chí còn nghi ngờ rằng đây là một công nghệ máy bay không người lái của Liên Xô đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, họ sớm nhận ra chiếc máy bay này thực chất đang bay không kiểm soát. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo tính toán của phía NATO, chiếc máy bay sẽ đáp xuống khu vực gần biên giới giữa Bỉ và Pháp, rơi xuống một khu đất trống. Tuy nhiên, do không biết nhiên liệu của MiG-23M có thể đi được chính xác đến đâu nên tính toán của họ đã sai lầm. Nguồn ảnh: Military.
Chiếc máy bay MiG-23M "Ma" của Liên Xô đã "hạ cánh" thẳng vào giữa một căn nhà ở Bỉ sau khi thực hiện hành trình 900 km hoàn toàn không có người lái, không có bất cứ sự điều khiển nào. cú va chạm của chiếc máy bay đã giết chết một thanh niên 18 tuổi khi anh này đang nằm ngủ trong nhà. Nguồn ảnh: History.
Cả phía Mỹ và Liên Xô đều coi đây là một tai nạn không thể tránh khỏi, phi công Nikilai đã trực tiếp lên truyền hình nói lời xin lỗi và cho rằng chính hành động rời khỏi máy bay của mình là nguyên nhân dẫn tới cái chết của chàng thanh niên 18 tuổi người Bỉ kia. Kết quả là phía Liên Xô đã bồi thường 685.000 USD cho phía Bỉ. Phần lớn khoản tiền được dành cho thân nhân của chàng trai xấu số 18 tuổi như một khoản bù đắp tổn thất cho người và căn nhà của họ. Nguồn ảnh: History.