Theo đó những chiếc trực thăng quân sự Harbin Z-9 là một trong nhiều phương tiện quân sự được Trung Quốc viện trợ "đặc biệt" cho Campuchia, với những chiếc Z-9 đầu tiên được Không quân Campuchia đưa vào trang bị từ tháng 11/2013 nhằm thay thế cho các phi đội trực thăng vận tải Mi-8 và Mi-17 đã lỗi thời. Nguồn ảnh: Military.Tuy nhiên, Trung Quốc không hề cho không Campuchia số trực thăng này mà quy đổi chúng sang thành một khoản vay ưu đãi trị giá tương đương với 195 triệu USD (theo tỉ giá năm 2012) cho 12 chiếc Z-9 hoàn toàn mới. Vậy tại sao Trung Quốc lại sốt sắng bán Z-9 cho Campuchia và những chiếc Z-9 của nước này có nguồn gốc thực sự từ đâu? Nguồn ảnh: Thaimilitary.Mặc dù được chế tạo gần như 100% tại Trung Quốc nhưng ít ai biết rằng những chiếc Harbin Z-9 của nước này lại có nguồn gốc đến tận từ châu Âu, mà cụ thể là từ hãng chế tạo máy bay Aerospatiale của Pháp (nay là hãng Eurocopter). Bản thân Z-9 cũng được phát triển dựa trên mẫu trực thăng AS365 Dauphin khá thành công của Aerospatiale. Trong ảnh là một chiếc AS365 Dauphin do Aerospatiale chế tạo. Nguồn ảnh: airplane-pictures.Trong năm 1980, Trung Quốc ký thỏa thuận với Aerospatiale cùng hợp tác sản xuất trực thăng AS365N Dauphin II. Theo đó, Aerospatiale sẽ cung cấp 48 bộ linh kiện phụ tùng AS365N cho nhà máy Cáp Nhĩ Tân lắp ráp trong nước với tên gọi Z-9. Nguồn ảnh:Trong quá trình lắp ráp, phía Trung Quốc đã “học hỏi” và tiến dần tới việc tăng tỉ lệ linh kiện nội địa chế tạo trực thăng Z-9 theo từng năm. Đến cuối những năm 1990, nhà máy Cáp Nhĩ Tân đã gần như nội địa hóa toàn toàn Z-9. Nguồn ảnh: Trident.Điều đáng nói là sau khi hết thời hạn sản xuất Z-9 theo thỏa thuận giữa hai bên, Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất dòng trực thăng này với quy mô lớn và họ không còn chịu sự phụ thuộc cung cấp linh kiện từ Aerospatiale. Nói cách khác Trung Quốc đã nắm trọn công nghệ của dòng trực thăng này. Nguồn ảnh: Airheadsfly.com.Như một kết quả tất yếu sau khi sở hữu được toàn bộ công nghệ của AS365N nay là trên Z-9, Trung Quốc bắt đầu bán ngược trở lại dòng trực thăng này cho các nước thứ ba với mức giá thấp hơn rất nhiều so với nguyên mẫu gốc của Pháp. Nguồn ảnh: Thaimilitary.Và với lợi thế quá lớn về giá thành cũng như những ưu đãi không tưởng từ các khoản vay viện trợ, những chiếc trực thăng Z-9 của Trung Quốc nhanh chóng xuất hiện tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có Campuchia. Nguồn ảnh: Defence.Rõ ràng có thể thấy trong thương vụ Z-9 Trung Quốc thản nhiên chiếm lĩnh thị phần thị trường trực thăng quân sự bằng chính công nghệ từ các đối thủ của mình. Và các công ty chế tạo máy bay châu Âu, trong đó có cả Nga có lẽ đã quá thấm thía bài học tại thị trường Trung Quốc. Nguồn ảnh: Campuchia.Hiện tại trong lực lượng Không quân Campuchia còn biên chế 11 chiếc trực thăng Z-9 trên tổng số 12 chiếc được nhận từ Trung Quốc hồi năm 2013. Nguồn ảnh: Defence.Một chiếc Z-9 của Campuchia đã bị tai nạn rơi vào hồi năm 2014 và hoàn toàn mất khả năng hồi phục. Vụ tai nạn trên cũng khiến 5 người thiệt mạng và 1 người thương nặng. Nguồn ảnh: Campuchia.Mời độc giả xem video: Trực thăng Z-9 của Quân đội Campuchia. Nguồn: Youtube.
Theo đó những chiếc trực thăng quân sự Harbin Z-9 là một trong nhiều phương tiện quân sự được Trung Quốc viện trợ "đặc biệt" cho Campuchia, với những chiếc Z-9 đầu tiên được Không quân Campuchia đưa vào trang bị từ tháng 11/2013 nhằm thay thế cho các phi đội trực thăng vận tải Mi-8 và Mi-17 đã lỗi thời. Nguồn ảnh: Military.
Tuy nhiên, Trung Quốc không hề cho không Campuchia số trực thăng này mà quy đổi chúng sang thành một khoản vay ưu đãi trị giá tương đương với 195 triệu USD (theo tỉ giá năm 2012) cho 12 chiếc Z-9 hoàn toàn mới. Vậy tại sao Trung Quốc lại sốt sắng bán Z-9 cho Campuchia và những chiếc Z-9 của nước này có nguồn gốc thực sự từ đâu? Nguồn ảnh: Thaimilitary.
Mặc dù được chế tạo gần như 100% tại Trung Quốc nhưng ít ai biết rằng những chiếc Harbin Z-9 của nước này lại có nguồn gốc đến tận từ châu Âu, mà cụ thể là từ hãng chế tạo máy bay Aerospatiale của Pháp (nay là hãng Eurocopter). Bản thân Z-9 cũng được phát triển dựa trên mẫu trực thăng AS365 Dauphin khá thành công của Aerospatiale. Trong ảnh là một chiếc AS365 Dauphin do Aerospatiale chế tạo. Nguồn ảnh: airplane-pictures.
Trong năm 1980, Trung Quốc ký thỏa thuận với Aerospatiale cùng hợp tác sản xuất trực thăng AS365N Dauphin II. Theo đó, Aerospatiale sẽ cung cấp 48 bộ linh kiện phụ tùng AS365N cho nhà máy Cáp Nhĩ Tân lắp ráp trong nước với tên gọi Z-9. Nguồn ảnh:
Trong quá trình lắp ráp, phía Trung Quốc đã “học hỏi” và tiến dần tới việc tăng tỉ lệ linh kiện nội địa chế tạo trực thăng Z-9 theo từng năm. Đến cuối những năm 1990, nhà máy Cáp Nhĩ Tân đã gần như nội địa hóa toàn toàn Z-9. Nguồn ảnh: Trident.
Điều đáng nói là sau khi hết thời hạn sản xuất Z-9 theo thỏa thuận giữa hai bên, Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất dòng trực thăng này với quy mô lớn và họ không còn chịu sự phụ thuộc cung cấp linh kiện từ Aerospatiale. Nói cách khác Trung Quốc đã nắm trọn công nghệ của dòng trực thăng này. Nguồn ảnh: Airheadsfly.com.
Như một kết quả tất yếu sau khi sở hữu được toàn bộ công nghệ của AS365N nay là trên Z-9, Trung Quốc bắt đầu bán ngược trở lại dòng trực thăng này cho các nước thứ ba với mức giá thấp hơn rất nhiều so với nguyên mẫu gốc của Pháp. Nguồn ảnh: Thaimilitary.
Và với lợi thế quá lớn về giá thành cũng như những ưu đãi không tưởng từ các khoản vay viện trợ, những chiếc trực thăng Z-9 của Trung Quốc nhanh chóng xuất hiện tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có Campuchia. Nguồn ảnh: Defence.
Rõ ràng có thể thấy trong thương vụ Z-9 Trung Quốc thản nhiên chiếm lĩnh thị phần thị trường trực thăng quân sự bằng chính công nghệ từ các đối thủ của mình. Và các công ty chế tạo máy bay châu Âu, trong đó có cả Nga có lẽ đã quá thấm thía bài học tại thị trường Trung Quốc. Nguồn ảnh: Campuchia.
Hiện tại trong lực lượng Không quân Campuchia còn biên chế 11 chiếc trực thăng Z-9 trên tổng số 12 chiếc được nhận từ Trung Quốc hồi năm 2013. Nguồn ảnh: Defence.
Một chiếc Z-9 của Campuchia đã bị tai nạn rơi vào hồi năm 2014 và hoàn toàn mất khả năng hồi phục. Vụ tai nạn trên cũng khiến 5 người thiệt mạng và 1 người thương nặng. Nguồn ảnh: Campuchia.
Mời độc giả xem video: Trực thăng Z-9 của Quân đội Campuchia. Nguồn: Youtube.