Bất chấp sự tác động của dòng chảy lịch sử, lục quân luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc ở mọi thời kỳ và nó vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Với quân số hơn 1.6 triệu người, Lục quân Trung Quốc là lực lượng bộ binh lớn nhất trên thế giới. Bản thân lực lượng này cũng đang từng bước lột xác để trở thành ngọn cờ tiên phong trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: mercopress.com.Về cơ cấu Lục quân Trung Quốc được chia thành 13 tập đoàn quân phân bố ở 5 đại quân khu và tùy vào mỗi đại quân khu việc biên chế trang bị lẫn số lượng binh sĩ cũng khác nhau. Trong đó đại quân khu phía Bắc nằm sát biên giới Nga, Triều Tiên và Mông Cổ được đánh giá là có quân số đông đảo và tinh nhuệ nhất. Nguồn ảnh: people.cn.Không chỉ thay đổi về mặt cơ cấu, Lục quân Trung Quốc còn hiện đại hóa toàn diện về mặt trang bị với mục tiêu làm thay đổi hình ảnh về một đội quân già nua trong những những năm 1980. Và bước đầu họ đã đạt được những thành tựu nhất định. Đáng kể nhất trong số đó là việc cơ giới hóa các tập đoàn quân của mình. Nguồn ảnh: people.cn.Và một trong những thế mạnh không thể không nói đến của Lục quân Trung Quốc là việc họ có thể tự chủ hoàn toàn về mặt trang bị, hỗ trợ cho điều này chính là ngành công nghiệp quốc phòng vững mạnh của Trung Quốc sau hơn 30 năm đổi mới. Nguồn ảnh: people.cn.Kết quả của điều này là việc Lục quân Trung Quốc luôn dành được thế chủ động trong một số cuộc xung đột gần đây, khi họ có lợi thế lớn về sức mạnh hỏa lực lẫn khả năng cơ động trong hầu hết các đơn vị bộ binh cơ giới của mình. Nguồn ảnh: people.cn.Trong ảnh là trang bị tiêu chuẩn của một binh sĩ Trung Quốc với trung tâm vẫn là mẫu súng trường tấn công dạng bullpup QBZ-95 và các biến thể của nó. Về cơ bản binh sĩ Trung Quốc được trang bị không hề thua kém quân đội các nước Phương Tây. Nguồn ảnh: Chinanews.com.Ngoài quân số đông đảo, vũ khí Lục quân Trung Quốc còn cực khủng với 7.950 xe tăng chiến đấu chủ lực, 1.200 xe tăng chiến đấu hạng nhẹ, 1.490 xe chiến đấu bộ binh, 3.298 xe bọc thép chở quân, gần 8.000 đơn vị pháo kéo và pháo tự hành. Tên lửa của Lục quân Trung Quốc cũng không hề kẹm cạnh bất kỳ quốc gia nào với 1.770 đơn vị tổ hợp pháo phản lực và khoảng 1.500 đơn vị tổ hợp tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: 81.cn.Có lẽ ta cũng không cần nói nhiều về lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc khi họ đã trở nên quá nổi tiếng với những cái tên như Type 99, Type 96 hay Type 79. Cùng với đó là lực lượng xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân như ZBD-04 và ZBL-08 dưới nhiều nền tảng hổ trợ tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: Asian Defence News.Sức mạnh hỏa lực chính của Lục quân Trung Quốc từ trước cho tới nay vẫn nằm ở lực lượng pháo binh đông đảo với hàng chục ngàn đơn vị trong quá khứ cho đến khi được tinh giảm và hiện đại hóa xuống còn 8.000 như hiện tại. Tuy nhiên khả năng tác chiến của lực lượng lại được tăng lên đáng kể khi họ được cơ giới và tự động hóa hoàn toàn. Nguồn ảnh: people.cn.Theo đó thay vì duy trì lượng lớn các đơn vị pháo binh thông thường, Lục quân Trung Quốc chuyển sang cơ giới hóa chúng với các mẫu pháo tự hành hoặc cối hành ở nhiều cấp độ khác nhau. Và tất cả chúng đều do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển. Trong ảnh là mẫu pháo tự hành hiện đại nhất của Trung Quốc PLZ-05. Nguồn ảnh: sinaimg.cn.Lục quân Trung Quốc còn sở hữu kho tổ hợp pháo phản lực phóng loạt đa dạng nhất thế giới nhiều hơn cả Quân đội Nga với cỡ nòng từ 107mm cho đến 400mm hỗ trợ. Điển hình như mẫu pháo phản lực SY400 mới được Trung Quốc giới thiệu gần đây, nó có cỡ nòng 400mm và có tầm bắn hiệu quả lên đến 400km có khả năng triển khai đạn dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: sinaimg.cn.Bên cạnh sức mạnh hỏa lực trên bộ, Lục quân Trung Quốc còn xây dựng cho mình một lực lượng hỗ trợ trên không đa dạng với trung tâm là các phi đội trực thăng vận tải quân sự đa năng, cùng với đó là các phi đội trực thăng trinh sát và tấn công. Nguồn ảnh: blogspot.com.Ngoài việc nhập khẩu, Lục quân Trung Quốc còn tự trang bị cho mình các dòng trực thăng quân sự do nước này sản xuất như WZ-10, Z-19, Z-9 và Z-8. Hầu hết trong số chúng đều có thể được vũ trang tham gia hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Nguồn ảnh: Global Military.Nổi bật trong số này có lẽ mẫu trực thăng tấn công nội địa CAIC WZ-10 do Trung Quốc tự phát triển và lực lượng nòng cốt của các đơn vị trực thăng vũ trang của lục quân nước này. Nguồn ảnh: xinhuanet.com.Sau hơn 30 năm đổi mới và tái trang bị ta có thể thấy Lục quân Trung Quốc ngày nay đã có bước chuyển lớn về mặt tổ chức lẫn trang bị, hướng tới xây dựng một lực lượng lục quân tinh nhuệ hiện đại. Và trong tương lai lục quân vẫn sẽ là lực lượng nòng cốt cho một Quân đội Trung Quốc hiện đại chỗ dựa vững chắc cho các binh chủng khác của nước này. Nguồn ảnh: Chinanews.com.
Bất chấp sự tác động của dòng chảy lịch sử, lục quân luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc ở mọi thời kỳ và nó vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Với quân số hơn 1.6 triệu người, Lục quân Trung Quốc là lực lượng bộ binh lớn nhất trên thế giới. Bản thân lực lượng này cũng đang từng bước lột xác để trở thành ngọn cờ tiên phong trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: mercopress.com.
Về cơ cấu Lục quân Trung Quốc được chia thành 13 tập đoàn quân phân bố ở 5 đại quân khu và tùy vào mỗi đại quân khu việc biên chế trang bị lẫn số lượng binh sĩ cũng khác nhau. Trong đó đại quân khu phía Bắc nằm sát biên giới Nga, Triều Tiên và Mông Cổ được đánh giá là có quân số đông đảo và tinh nhuệ nhất. Nguồn ảnh: people.cn.
Không chỉ thay đổi về mặt cơ cấu, Lục quân Trung Quốc còn hiện đại hóa toàn diện về mặt trang bị với mục tiêu làm thay đổi hình ảnh về một đội quân già nua trong những những năm 1980. Và bước đầu họ đã đạt được những thành tựu nhất định. Đáng kể nhất trong số đó là việc cơ giới hóa các tập đoàn quân của mình. Nguồn ảnh: people.cn.
Và một trong những thế mạnh không thể không nói đến của Lục quân Trung Quốc là việc họ có thể tự chủ hoàn toàn về mặt trang bị, hỗ trợ cho điều này chính là ngành công nghiệp quốc phòng vững mạnh của Trung Quốc sau hơn 30 năm đổi mới. Nguồn ảnh: people.cn.
Kết quả của điều này là việc Lục quân Trung Quốc luôn dành được thế chủ động trong một số cuộc xung đột gần đây, khi họ có lợi thế lớn về sức mạnh hỏa lực lẫn khả năng cơ động trong hầu hết các đơn vị bộ binh cơ giới của mình. Nguồn ảnh: people.cn.
Trong ảnh là trang bị tiêu chuẩn của một binh sĩ Trung Quốc với trung tâm vẫn là mẫu súng trường tấn công dạng bullpup QBZ-95 và các biến thể của nó. Về cơ bản binh sĩ Trung Quốc được trang bị không hề thua kém quân đội các nước Phương Tây. Nguồn ảnh: Chinanews.com.
Ngoài quân số đông đảo, vũ khí Lục quân Trung Quốc còn cực khủng với 7.950 xe tăng chiến đấu chủ lực, 1.200 xe tăng chiến đấu hạng nhẹ, 1.490 xe chiến đấu bộ binh, 3.298 xe bọc thép chở quân, gần 8.000 đơn vị pháo kéo và pháo tự hành. Tên lửa của Lục quân Trung Quốc cũng không hề kẹm cạnh bất kỳ quốc gia nào với 1.770 đơn vị tổ hợp pháo phản lực và khoảng 1.500 đơn vị tổ hợp tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: 81.cn.
Có lẽ ta cũng không cần nói nhiều về lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc khi họ đã trở nên quá nổi tiếng với những cái tên như Type 99, Type 96 hay Type 79. Cùng với đó là lực lượng xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân như ZBD-04 và ZBL-08 dưới nhiều nền tảng hổ trợ tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: Asian Defence News.
Sức mạnh hỏa lực chính của Lục quân Trung Quốc từ trước cho tới nay vẫn nằm ở lực lượng pháo binh đông đảo với hàng chục ngàn đơn vị trong quá khứ cho đến khi được tinh giảm và hiện đại hóa xuống còn 8.000 như hiện tại. Tuy nhiên khả năng tác chiến của lực lượng lại được tăng lên đáng kể khi họ được cơ giới và tự động hóa hoàn toàn. Nguồn ảnh: people.cn.
Theo đó thay vì duy trì lượng lớn các đơn vị pháo binh thông thường, Lục quân Trung Quốc chuyển sang cơ giới hóa chúng với các mẫu pháo tự hành hoặc cối hành ở nhiều cấp độ khác nhau. Và tất cả chúng đều do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển. Trong ảnh là mẫu pháo tự hành hiện đại nhất của Trung Quốc PLZ-05. Nguồn ảnh: sinaimg.cn.
Lục quân Trung Quốc còn sở hữu kho tổ hợp pháo phản lực phóng loạt đa dạng nhất thế giới nhiều hơn cả Quân đội Nga với cỡ nòng từ 107mm cho đến 400mm hỗ trợ. Điển hình như mẫu pháo phản lực SY400 mới được Trung Quốc giới thiệu gần đây, nó có cỡ nòng 400mm và có tầm bắn hiệu quả lên đến 400km có khả năng triển khai đạn dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: sinaimg.cn.
Bên cạnh sức mạnh hỏa lực trên bộ, Lục quân Trung Quốc còn xây dựng cho mình một lực lượng hỗ trợ trên không đa dạng với trung tâm là các phi đội trực thăng vận tải quân sự đa năng, cùng với đó là các phi đội trực thăng trinh sát và tấn công. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Ngoài việc nhập khẩu, Lục quân Trung Quốc còn tự trang bị cho mình các dòng trực thăng quân sự do nước này sản xuất như WZ-10, Z-19, Z-9 và Z-8. Hầu hết trong số chúng đều có thể được vũ trang tham gia hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Nguồn ảnh: Global Military.
Nổi bật trong số này có lẽ mẫu trực thăng tấn công nội địa CAIC WZ-10 do Trung Quốc tự phát triển và lực lượng nòng cốt của các đơn vị trực thăng vũ trang của lục quân nước này. Nguồn ảnh: xinhuanet.com.
Sau hơn 30 năm đổi mới và tái trang bị ta có thể thấy Lục quân Trung Quốc ngày nay đã có bước chuyển lớn về mặt tổ chức lẫn trang bị, hướng tới xây dựng một lực lượng lục quân tinh nhuệ hiện đại. Và trong tương lai lục quân vẫn sẽ là lực lượng nòng cốt cho một Quân đội Trung Quốc hiện đại chỗ dựa vững chắc cho các binh chủng khác của nước này. Nguồn ảnh: Chinanews.com.