Bộ đôi được mệnh danh "Thiên Lôi" của Quân đội Trung Quốc chính kaf những chiếc trực thăng tấn công loại WZ-10 và WZ-19 do chính nước này nghiên cứu và phát triển. Dựa trên thiết kế của những trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới, WZ-10 và WZ-19 được thiết kế để trở thành những phương tiện hỗ trợ hỏa lực đường không nguy hiểm bậc nhất trên chiến trường hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Đầu tiên có thể nói đến là dòng trực thăng tấn công WZ-10 được Trung Quốc thiết kế để trở thành trực thăng tấn công diệt tăng được xây dựng dựa trên lối chiến thuật chống tăng của không quân nước này. Khả năng diệt tăng được ưu tiên hàng đầu trong thiết kế của WZ-10 trong khi khả năng chiến đấu không đối không chỉ được xếp thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.Chuyến bay đầu tiên của WZ-10 được thực hiện vào năm 2003 và tới năm 2012 chiếc trực thăng chiến đấu này được bắt đầu sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Tính tới năm 2015, đã có tổng cộng 95 chiếc trực thăng WZ-10 được sản xuất, chưa bao gồm các mẫu thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.Theo nhiều nguồn tin có bằng chứng xác thực, trực thăng chiến đấu WZ-10 Trung Quốc được thiết kế bởi hãng Kamov của Nga. Hãng Kamov của Nga đã thiết kế các loại phương tiện bay quân dụng từ năm 1929 và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo các loại trực thăng chiến đấu mà nổi tiếng nhất là dòng Ka-50 và Ka-52. Nguồn ảnh: Sina.Pháo chính của WZ-10 có cỡ nòng từ 23mm tới 25mm tùy từng phiên bản, cỡ nòng này là đủ để có thể tấn công những xe thiết giáp bọc thép hạng nhẹ của đối phương, nhất là khi nó tấn công theo góc từ trên xuống nóc xe-nơi được bọc thép mỏng nhất trên mỗi chiếc xe thiết giáp. Nguồn ảnh: Sina.WZ-10 Trung Quốc được trang bị hai cánh treo vũ khí với tổng cộng 4 giá treo, cho phép nó mang theo tối đa 16 quả tên lửa HJ-10, 16 quả tên lửa đối không TY-90 và 4 quả tên lửa không đối không PL-5, PL-7 và PL-9. Có thể thấy, ưu tiên đối đất của WZ-10 được đặt lên hàng đầu dựa trên lượng vũ khí đối đất nó có thể mang theo với số lượng cực lớn. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, ưu thế lớn nhất của WZ-10 lại nằm ở khối động cơ của nó khi mà các nhà thiết kế máy bay phản lực chiến đấu của Trung Quốc còn đang loay hoay chế tạo một chiếc động cơ nội địa có khả năng đáp ứng đủ các thông số kỹ thuật khắt khe cho những chiếc phản lực cơ do nước này tự sản xuất thì WZ-10 lại đã mang trên mình hai động cơ WZ-9 nội địa do nước này tự sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.Dựa trên những kinh nghiệm thiết kế của chiếc WZ-10, trực thăng tấn công WZ-19 đã được Trung Quốc cho ra đời từ năm 2012 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2012 tới nay. Tính tới thời điểm tháng 11/2014, nước này đã có trong tay tổng cộng 80 chiếc trực thăng WZ-19 bao gồm cả các bản thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.Ở phiên bản trực thăng tấn công WZ-19 này, hình dáng bên ngoài và giá treo vũ khí đã được cải tiến rõ rệt, cho phép trực thăng có khả năng cơ động tốt hơn ở độ cao thấp, phù hợp hơn với ưu tiên tác chiến không đối đất. Nguồn ảnh: Sina.Thiết kế cơ sở của WZ-19 được cải tiến trên khung gầm của trực thăng vận tải Z-9 với cánh quạt đuôi Fenestron - đặc trưng của dòng Z-9 vốn sao chép từ mẫu AS365 Dauphin của Pháp. Kèm theo đó là ống xả của động cơ được cải tiến để giảm khả năng lộ diện trước các thiết bị hồng ngoại của đối phương khiến các loại tên lửa vác vai khó có thể "khóa" được WZ-19. Nguồn ảnh: Sina.Điểm đặc biệt của WZ-19 chính là chiếc trực thăng này có phiên bản xuất khẩu được định danh là WZ-19E với quảng cáo là hiện đại, cơ động, dễ điều khiển hơn hẳn các loại trực thăng tấn công tương đương của Nga, Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc nhào lộn trên không. (Nguồn wokaka11)
Bộ đôi được mệnh danh "Thiên Lôi" của Quân đội Trung Quốc chính kaf những chiếc trực thăng tấn công loại WZ-10 và WZ-19 do chính nước này nghiên cứu và phát triển. Dựa trên thiết kế của những trực thăng tấn công hiện đại nhất thế giới, WZ-10 và WZ-19 được thiết kế để trở thành những phương tiện hỗ trợ hỏa lực đường không nguy hiểm bậc nhất trên chiến trường hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Đầu tiên có thể nói đến là dòng trực thăng tấn công WZ-10 được Trung Quốc thiết kế để trở thành trực thăng tấn công diệt tăng được xây dựng dựa trên lối chiến thuật chống tăng của không quân nước này. Khả năng diệt tăng được ưu tiên hàng đầu trong thiết kế của WZ-10 trong khi khả năng chiến đấu không đối không chỉ được xếp thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.
Chuyến bay đầu tiên của WZ-10 được thực hiện vào năm 2003 và tới năm 2012 chiếc trực thăng chiến đấu này được bắt đầu sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Tính tới năm 2015, đã có tổng cộng 95 chiếc trực thăng WZ-10 được sản xuất, chưa bao gồm các mẫu thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Theo nhiều nguồn tin có bằng chứng xác thực, trực thăng chiến đấu WZ-10 Trung Quốc được thiết kế bởi hãng Kamov của Nga. Hãng Kamov của Nga đã thiết kế các loại phương tiện bay quân dụng từ năm 1929 và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo các loại trực thăng chiến đấu mà nổi tiếng nhất là dòng Ka-50 và Ka-52. Nguồn ảnh: Sina.
Pháo chính của WZ-10 có cỡ nòng từ 23mm tới 25mm tùy từng phiên bản, cỡ nòng này là đủ để có thể tấn công những xe thiết giáp bọc thép hạng nhẹ của đối phương, nhất là khi nó tấn công theo góc từ trên xuống nóc xe-nơi được bọc thép mỏng nhất trên mỗi chiếc xe thiết giáp. Nguồn ảnh: Sina.
WZ-10 Trung Quốc được trang bị hai cánh treo vũ khí với tổng cộng 4 giá treo, cho phép nó mang theo tối đa 16 quả tên lửa HJ-10, 16 quả tên lửa đối không TY-90 và 4 quả tên lửa không đối không PL-5, PL-7 và PL-9. Có thể thấy, ưu tiên đối đất của WZ-10 được đặt lên hàng đầu dựa trên lượng vũ khí đối đất nó có thể mang theo với số lượng cực lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, ưu thế lớn nhất của WZ-10 lại nằm ở khối động cơ của nó khi mà các nhà thiết kế máy bay phản lực chiến đấu của Trung Quốc còn đang loay hoay chế tạo một chiếc động cơ nội địa có khả năng đáp ứng đủ các thông số kỹ thuật khắt khe cho những chiếc phản lực cơ do nước này tự sản xuất thì WZ-10 lại đã mang trên mình hai động cơ WZ-9 nội địa do nước này tự sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Dựa trên những kinh nghiệm thiết kế của chiếc WZ-10, trực thăng tấn công WZ-19 đã được Trung Quốc cho ra đời từ năm 2012 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2012 tới nay. Tính tới thời điểm tháng 11/2014, nước này đã có trong tay tổng cộng 80 chiếc trực thăng WZ-19 bao gồm cả các bản thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Ở phiên bản trực thăng tấn công WZ-19 này, hình dáng bên ngoài và giá treo vũ khí đã được cải tiến rõ rệt, cho phép trực thăng có khả năng cơ động tốt hơn ở độ cao thấp, phù hợp hơn với ưu tiên tác chiến không đối đất. Nguồn ảnh: Sina.
Thiết kế cơ sở của WZ-19 được cải tiến trên khung gầm của trực thăng vận tải Z-9 với cánh quạt đuôi Fenestron - đặc trưng của dòng Z-9 vốn sao chép từ mẫu AS365 Dauphin của Pháp. Kèm theo đó là ống xả của động cơ được cải tiến để giảm khả năng lộ diện trước các thiết bị hồng ngoại của đối phương khiến các loại tên lửa vác vai khó có thể "khóa" được WZ-19. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm đặc biệt của WZ-19 chính là chiếc trực thăng này có phiên bản xuất khẩu được định danh là WZ-19E với quảng cáo là hiện đại, cơ động, dễ điều khiển hơn hẳn các loại trực thăng tấn công tương đương của Nga, Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Trực thăng tấn công WZ-10 của Trung Quốc nhào lộn trên không. (Nguồn wokaka11)