Theo đó pháo tự hành M101 105mm do Nhà máy Z751 chế tạo là một trong những sản phẩm quốc phòng tiêu biểu của Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong vài năm trở lại gần đây, khi quân đội ta đã có thể “giải” được bài toán nâng cấp cải tiến, kéo dài thời gian sử dụng một số loại khí tài thế hệ cũ nhất trong binh chủng pháo binh. Nguồn ảnh: QPVN.Cũng từ thành công trong việc tích hợp mẫu lựu pháo 105mm M101 lên trên xe bánh lốp đặc chủng Ural-4320 đã tạo tiền đề quan trọng giúp nhiều đơn vị kỹ thuật trong toàn quân mạnh dạn đưa ra những chương trình cải tiến vũ khí táo bạo. Trong đó nổi bật nhất là có thể kể đến chương trình nghiên cứu tích hợp một số mẫu pháo kéo, pháo phòng không trên khung gầm xe bánh xích M548 của Quân khu 9. Nguồn ảnh: QĐND.Và trong tháng 4 vừa qua, Quân khu 9 cũng đã tổ chức bắn nghiệm thu thành công nhiều nguyên mẫu pháo tự hành sử dụng khung gầm M548 với nhiều loại pháo khác nhau từ pháo phòng không 61-K, pháo chống tăng ZiS-3, lựu pháo M101 và pháo dã chiến D-44. Nguồn ảnh: QPVN.Chưa dừng ở đó mới đây trong chương trình "Thời sự Quốc phòng" tối 31/7 trên kênh QPVN, một sản phẩm pháo tự hành mới của công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã được giới thiệu. Đó là pháo 85mm trên khung gầm xe bánh lốp đặc chủng Ural-4320 mà nhiều khả năng là do Nhà máy Z751 chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.Sở dĩ có nhận định như trên là bởi trước đó trong bài viết "Thi đua cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới" trên báo Quân đội Nhân dân tháng 11/2018 đã từng đề cập tới việc thử nghiệm pháo dã chiến 85mm D-44 lên trên xe quân sự bánh lốp của Ban Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kỹ thuật Công nghệ tại Nhà máy Z751. Nguồn ảnh: QPVN.Qua hình ảnh được công bố, có thể thấy phần thân xe của pháo tự hành D-44 có thiết kế khá tương đồng với pháo tự hành M101 cũng do Nhà máy Z751 chế tạo trước đây. Tuy nhiên về thiết kế tổng thể giữa hai mẫu pháo này cũng có những điểm khác biệt nhất định. Nguồn ảnh: QPVN.Với thiết kế hiện tại pháo tự hành D-44 có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu như xe bọc thép, công sự, bộ binh cho đến phòng thủ bờ biển, với tầm bắn tối đa hơn 15km. Việc cơ giới hóa D-44 cũng giúp mẫu pháo này khắc phục được các nhược điểm về khả năng cơ động, dễ bị vô hiệu hóa trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.Việc cơ giới hóa pháo D-44 còn giúp đảm bảo tính cơ động, ngụy trang, giúp rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi pháo, tăng khả năng sống sót của trang bị, duy trì và nâng cao tính năng kỹ chiến thuật cùng hiệu suất chiến đấu so với loại pháo xe kéo nguyên thủy. Nguồn ảnh: QPVN.Như đã nói ở trên pháo dã chiến D-44 từng được Quân đội ta cơ giới hóa với khung gầm xe bánh xích M548, tuy nhiên kích thước quá dài của mẫu pháo này khiến việc tích hợp nó lên trên các phương tiện cơ giới gặp một số khó khăn nhất định. Điều này chắc chắn cũng không ngoại lệ với Ural-4320. Nguồn ảnh: TTXVN.Dù vậy những hình ảnh về pháo tự hành D-44 nhiều khả năng đây vẫn là mẫu thử nghiệm và chắc chắn sẽ còn nhiều sự thay đổi về thiết kế trong tương lai trước khi nó được thử nghiệm ngoài thực địa. Và hy vọng rằng Nhà máy Z751 sẽ sớm khắc phục được các hạn chế của D-44 trong quá trình cơ giới hóa. Nguồn ảnh: TTXVN.Pháo D-44 85mm là loại pháo dã chiến cấp sư đoàn do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1943 và từng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên thế giới trong đó có Chiến tranh Việt Nam. Dù có thể được sử dụng như một loại vũ khí đa năng thế nhưng D-44 vẫn được biết tới nhiều nhất vẫn trong vai trò như một mẫu pháo chống tăng. Nguồn ảnh: Quân khu 7.Hiện nay, D-44 có thể được xem là mẫu pháo chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, dù Việt Nam không thể sản xuất mới D-44 nhưng chúng ta vẫn có thể sửa chữa lớn hoặc tự chủ trong việc chế tạo các bộ phận thay thế cho mẫu pháo này giúp duy trì hệ số kỹ thuật của pháo ở mức cao nhất. Nguồn ảnh: Quân khu 7.Tuy hỏa lực của D-44 85mm khó có thể xuyên phá tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn có thể hủy diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, các phương tiện đổ bộ đường biển và thậm chí là cả tàu đổ bộ nhỏ, cao tốc. Chính vì thế, không lạ khi nó được trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, đảo. Tốc độ bắn rất nhanh của D-44 85mm cũng là một ưu thế để chế áp đối phương. Nguồn ảnh: Quân khu 7.Với sức mạnh hỏa lực vượt trội, đa năng, và có độ tin cậy cao D-44 và các biến thể của nó vẫn đang phục vụ trong quân đội hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có cả các nước thuộc khối quân sự NATO. Nguồn ảnh: Quân khu 7.Mời độc giả xem video: Quân khu 9 cải tiến vũ khí phục vụ sẵn sàng chiến đấu. (nguồn QPVN)
Theo đó pháo tự hành M101 105mm do Nhà máy Z751 chế tạo là một trong những sản phẩm quốc phòng tiêu biểu của Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong vài năm trở lại gần đây, khi quân đội ta đã có thể “giải” được bài toán nâng cấp cải tiến, kéo dài thời gian sử dụng một số loại khí tài thế hệ cũ nhất trong binh chủng pháo binh. Nguồn ảnh: QPVN.
Cũng từ thành công trong việc tích hợp mẫu lựu pháo 105mm M101 lên trên xe bánh lốp đặc chủng Ural-4320 đã tạo tiền đề quan trọng giúp nhiều đơn vị kỹ thuật trong toàn quân mạnh dạn đưa ra những chương trình cải tiến vũ khí táo bạo. Trong đó nổi bật nhất là có thể kể đến chương trình nghiên cứu tích hợp một số mẫu pháo kéo, pháo phòng không trên khung gầm xe bánh xích M548 của Quân khu 9. Nguồn ảnh: QĐND.
Và trong tháng 4 vừa qua, Quân khu 9 cũng đã tổ chức bắn nghiệm thu thành công nhiều nguyên mẫu pháo tự hành sử dụng khung gầm M548 với nhiều loại pháo khác nhau từ pháo phòng không 61-K, pháo chống tăng ZiS-3, lựu pháo M101 và pháo dã chiến D-44. Nguồn ảnh: QPVN.
Chưa dừng ở đó mới đây trong chương trình "Thời sự Quốc phòng" tối 31/7 trên kênh QPVN, một sản phẩm pháo tự hành mới của công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã được giới thiệu. Đó là pháo 85mm trên khung gầm xe bánh lốp đặc chủng Ural-4320 mà nhiều khả năng là do Nhà máy Z751 chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.
Sở dĩ có nhận định như trên là bởi trước đó trong bài viết "Thi đua cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới" trên báo Quân đội Nhân dân tháng 11/2018 đã từng đề cập tới việc thử nghiệm pháo dã chiến 85mm D-44 lên trên xe quân sự bánh lốp của Ban Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kỹ thuật Công nghệ tại Nhà máy Z751. Nguồn ảnh: QPVN.
Qua hình ảnh được công bố, có thể thấy phần thân xe của pháo tự hành D-44 có thiết kế khá tương đồng với pháo tự hành M101 cũng do Nhà máy Z751 chế tạo trước đây. Tuy nhiên về thiết kế tổng thể giữa hai mẫu pháo này cũng có những điểm khác biệt nhất định. Nguồn ảnh: QPVN.
Với thiết kế hiện tại pháo tự hành D-44 có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu như xe bọc thép, công sự, bộ binh cho đến phòng thủ bờ biển, với tầm bắn tối đa hơn 15km. Việc cơ giới hóa D-44 cũng giúp mẫu pháo này khắc phục được các nhược điểm về khả năng cơ động, dễ bị vô hiệu hóa trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.
Việc cơ giới hóa pháo D-44 còn giúp đảm bảo tính cơ động, ngụy trang, giúp rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi pháo, tăng khả năng sống sót của trang bị, duy trì và nâng cao tính năng kỹ chiến thuật cùng hiệu suất chiến đấu so với loại pháo xe kéo nguyên thủy. Nguồn ảnh: QPVN.
Như đã nói ở trên pháo dã chiến D-44 từng được Quân đội ta cơ giới hóa với khung gầm xe bánh xích M548, tuy nhiên kích thước quá dài của mẫu pháo này khiến việc tích hợp nó lên trên các phương tiện cơ giới gặp một số khó khăn nhất định. Điều này chắc chắn cũng không ngoại lệ với Ural-4320. Nguồn ảnh: TTXVN.
Dù vậy những hình ảnh về pháo tự hành D-44 nhiều khả năng đây vẫn là mẫu thử nghiệm và chắc chắn sẽ còn nhiều sự thay đổi về thiết kế trong tương lai trước khi nó được thử nghiệm ngoài thực địa. Và hy vọng rằng Nhà máy Z751 sẽ sớm khắc phục được các hạn chế của D-44 trong quá trình cơ giới hóa. Nguồn ảnh: TTXVN.
Pháo D-44 85mm là loại pháo dã chiến cấp sư đoàn do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1943 và từng được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên thế giới trong đó có Chiến tranh Việt Nam. Dù có thể được sử dụng như một loại vũ khí đa năng thế nhưng D-44 vẫn được biết tới nhiều nhất vẫn trong vai trò như một mẫu pháo chống tăng. Nguồn ảnh: Quân khu 7.
Hiện nay, D-44 có thể được xem là mẫu pháo chống tăng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, dù Việt Nam không thể sản xuất mới D-44 nhưng chúng ta vẫn có thể sửa chữa lớn hoặc tự chủ trong việc chế tạo các bộ phận thay thế cho mẫu pháo này giúp duy trì hệ số kỹ thuật của pháo ở mức cao nhất. Nguồn ảnh: Quân khu 7.
Tuy hỏa lực của D-44 85mm khó có thể xuyên phá tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn có thể hủy diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, các phương tiện đổ bộ đường biển và thậm chí là cả tàu đổ bộ nhỏ, cao tốc. Chính vì thế, không lạ khi nó được trang bị cho các đơn vị phòng thủ bờ biển, đảo. Tốc độ bắn rất nhanh của D-44 85mm cũng là một ưu thế để chế áp đối phương. Nguồn ảnh: Quân khu 7.
Với sức mạnh hỏa lực vượt trội, đa năng, và có độ tin cậy cao D-44 và các biến thể của nó vẫn đang phục vụ trong quân đội hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có cả các nước thuộc khối quân sự NATO. Nguồn ảnh: Quân khu 7.
Mời độc giả xem video: Quân khu 9 cải tiến vũ khí phục vụ sẵn sàng chiến đấu. (nguồn QPVN)