Binh chủng tàu ngầm của Việt Nam bắt đầu được thành lập kể từ ngày 29/5/2013. Hiện nay, Lữ đoàn tàu ngầm 189 là đơn vị duy nhất thuộc Binh chủng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng trong biên chế của lực lượng tàu ngầm Việt Nam có 6 tàu ngầm điện-diesel. Tất cả đều là tàu ngầm lớp Kilo thuộc Đề án 636M do Nga cung cấp. Nguồn ảnh: Danviet.Các tàu ngầm của Việt Nam được đánh số hiệu từ "182 - Hà Nội" cho tới "187 - Bà Rịa-Vũng Tàu". Toàn bộ các tàu này đều được đóng tại Saint Peterburg và bắt đầu nhập biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam trong thời gian từ năm 2014 tới năm 2017. Nguồn ảnh: TTXVN.Các tàu ngầm này lần lượt mang tên Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn ảnh: TTXVN.Căn cứ hải quân nơi "đóng đô" của các tàu ngầm trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam được đặt tại Cam Ranh. Nhà máy đóng tàu X52 chịu trách nhiệm trong việc bảo dưỡng toàn bộ hạm đội tàu ngầm này. Nguồn ảnh: QDND.Tiếp theo đó là Indonesia, lực lượng tàu ngầm của quốc gia này hiện đang có năm chiếc trong biên chế, trong đó bao gồm hai chiếc được đóng theo lớp Cakra do Đức sản xuất và ba chiếc được đóng theo lớp Nagapasa do Hàn Quốc và Indonesia hợp tác. Nguồn ảnh: Pinterest.Các tàu ngầm trong biên chế của Hải quân Indonesia được đánh số hiệu từ 401 cho tới 405. Hiện tại chủ lực của lực lượng này đang là các tàu ngầm Nagapasa - loại tàu ngầm vốn được cải biên từ phiên bản Type 209 do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, Hải quân Indonesia đang đặt hàng thêm ba chiếc tàu ngầm nữa thuộc lớp này. Khi hợp đồng được hoàn thành, hải quân nước này sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm - trở thành quốc gia sở hữu đội tàu ngầm đông nhất Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Pinterest.Đứng ở vị trí tiếp theo ngay sau Indonesia là Singpore, quốc gia này hiện đang có trong biên chế năm tàu ngầm và đang đặt hàng thêm ba chiếc nữa từ Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.Các tàu ngầm phổ biến nhất trong biên chế Hải quân Singapore hiện tại là hai lớp tàu ngầm Archer và Challenger với mỗi lớp có quân số hai chiếc. Tuy nhiên các tàu này đã quá cũ và đang dần lỗi thời. Nguồn ảnh: Pinterest.Hải quân Singapore hiện đang đặt hàng bốn chiếc tàu ngầm lớp Invincible từ phía Đức, chiếc đầu tiên mang tên RSS Invincible đã được hoàn thiện và dự kiến chiếc thứ hai sẽ gia nhập Hải quân Singapore vào năm 2020, thay thế cho các lớp tàu ngầm cũ đang phục vụ trong biên chế nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuối cùng là lực lượng Hải quân Malaysia, lực lượng này hiện đang có trong biên chế một tàu ngầm duy nhất được đóng theo lớp Agosta. Đây vốn dĩ là tàu ngầm qua sử dụng được Pháp bán cho Malaysia sau khi bị loại biên. Nguồn ảnh: Pinterest.Malaysia hiện cũng chỉ sử dụng tàu ngầm này cho nhiệm vụ huấn luyện nhằm đảm bảo thuỷ thủ đoàn sẵn sàng tiếp nhận các tàu ngầm lớp Scorpene sắp sửa được cho vào biên chế của lực lượng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Hải quân Việt Nam huấn luyện chống tàu ngầm.
Binh chủng tàu ngầm của Việt Nam bắt đầu được thành lập kể từ ngày 29/5/2013. Hiện nay, Lữ đoàn tàu ngầm 189 là đơn vị duy nhất thuộc Binh chủng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng trong biên chế của lực lượng tàu ngầm Việt Nam có 6 tàu ngầm điện-diesel. Tất cả đều là tàu ngầm lớp Kilo thuộc Đề án 636M do Nga cung cấp. Nguồn ảnh: Danviet.
Các tàu ngầm của Việt Nam được đánh số hiệu từ "182 - Hà Nội" cho tới "187 - Bà Rịa-Vũng Tàu". Toàn bộ các tàu này đều được đóng tại Saint Peterburg và bắt đầu nhập biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam trong thời gian từ năm 2014 tới năm 2017. Nguồn ảnh: TTXVN.
Các tàu ngầm này lần lượt mang tên Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn ảnh: TTXVN.
Căn cứ hải quân nơi "đóng đô" của các tàu ngầm trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam được đặt tại Cam Ranh. Nhà máy đóng tàu X52 chịu trách nhiệm trong việc bảo dưỡng toàn bộ hạm đội tàu ngầm này. Nguồn ảnh: QDND.
Tiếp theo đó là Indonesia, lực lượng tàu ngầm của quốc gia này hiện đang có năm chiếc trong biên chế, trong đó bao gồm hai chiếc được đóng theo lớp Cakra do Đức sản xuất và ba chiếc được đóng theo lớp Nagapasa do Hàn Quốc và Indonesia hợp tác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các tàu ngầm trong biên chế của Hải quân Indonesia được đánh số hiệu từ 401 cho tới 405. Hiện tại chủ lực của lực lượng này đang là các tàu ngầm Nagapasa - loại tàu ngầm vốn được cải biên từ phiên bản Type 209 do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Hải quân Indonesia đang đặt hàng thêm ba chiếc tàu ngầm nữa thuộc lớp này. Khi hợp đồng được hoàn thành, hải quân nước này sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm - trở thành quốc gia sở hữu đội tàu ngầm đông nhất Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đứng ở vị trí tiếp theo ngay sau Indonesia là Singpore, quốc gia này hiện đang có trong biên chế năm tàu ngầm và đang đặt hàng thêm ba chiếc nữa từ Đức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các tàu ngầm phổ biến nhất trong biên chế Hải quân Singapore hiện tại là hai lớp tàu ngầm Archer và Challenger với mỗi lớp có quân số hai chiếc. Tuy nhiên các tàu này đã quá cũ và đang dần lỗi thời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hải quân Singapore hiện đang đặt hàng bốn chiếc tàu ngầm lớp Invincible từ phía Đức, chiếc đầu tiên mang tên RSS Invincible đã được hoàn thiện và dự kiến chiếc thứ hai sẽ gia nhập Hải quân Singapore vào năm 2020, thay thế cho các lớp tàu ngầm cũ đang phục vụ trong biên chế nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là lực lượng Hải quân Malaysia, lực lượng này hiện đang có trong biên chế một tàu ngầm duy nhất được đóng theo lớp Agosta. Đây vốn dĩ là tàu ngầm qua sử dụng được Pháp bán cho Malaysia sau khi bị loại biên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Malaysia hiện cũng chỉ sử dụng tàu ngầm này cho nhiệm vụ huấn luyện nhằm đảm bảo thuỷ thủ đoàn sẵn sàng tiếp nhận các tàu ngầm lớp Scorpene sắp sửa được cho vào biên chế của lực lượng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Hải quân Việt Nam huấn luyện chống tàu ngầm.