Động cơ Ukraine mà Ấn Độ tiếp nhận đã được chuyển đến Nga. Điều này được đăng tải bởi cổng thông tin The Print, đây là diễn biến theo đánh giá là tương đối bất ngờ và không thể dự đoán trước.Nhà phân tích Alex Filip của ấn phẩm lưu ý rằng Ấn Độ đã mua các động cơ turbine khí từ Ukraine (rõ ràng là chúng ta đang nói về loại M7H2 do Zorya - Mashproekt sản xuất) và đưa chúng cho Nga để lắp đặt trên những khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich.Hai trong số các khinh hạm Dự án 11356P Grigorovich (cùng với một tàu nữa sắp hoàn thiện, nhưng dự kiến cũng sẽ được bán lại cho Hải quân Ấn Độ) đang nằm tại nhà máy đóng tàu Yantar của Nga từ vài năm qua bởi thiếu động cơ phù hợp.Theo thông báo, quá trình hoàn thiện 2 khinh hạm sẽ diễn ra khẩn trương, dự kiến chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2022, trong khi con tàu thứ hai bàn giao trong năm 2023.“Động cơ từ Ukraine đã được đưa tới Nga. Việc hoàn thiện những con tàu đang được tiến hành theo đúng tiến độ và không có sự chậm trễ nào do đại dịch Covid-19”, ấn phẩm The Print cho biết.Cần nhắc lại rằng sau khi Bán đảo Crimea được Nga sáp nhập, quan hệ giữa Moskva và Kiev bắt đầu đi xuống nhanh chóng. Dẫn tới việc Ấn Độ phải mua và chuyển giao các động cơ của Ukraine cho Nga.Việc làm này chẳng dễ dàng gì, bởi những lệnh cấm vận từ Ukraine không chỉ áp đặt lên phương tiện tác chiến của Nga, mà Kiev còn cấm cả việc xuất khẩu linh kiện có thể giúp Nga hoàn thiện hợp đồng bán vũ khí cho một quốc gia khác.Tác giả của bài viết nhớ lại rằng vào năm 2016, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận liên chính phủ với Nga về việc cung cấp 4 khinh hạm. Theo đó 2 tàu sẽ được đóng tại Nga và 2 tàu còn lại chế tạo ở nhà máy đóng tàu của Ấn Độ ở Goa, với sự hợp tác kỹ thuật từ Nga.Có lẽ đây chính là điều khoản đã giúp Ấn Độ mua được động cơ Ukraine, bởi nhiều khả năng New Delhi thông báo chúng sẽ được sử dụng trên các chiến hạm do họ tự sản xuất trong nước.Nhà máy Yantar cũng là nơi đóng 3 trong số 6 khinh hạm lớp Talwar phục vụ trong Hải quân Ấn Độ. Các tàu lớp Đô đốc Grigorovich là phiên bản hiện đại hóa dựa trên lớp Talwar được đóng vào giai đoạn 2003 đến năm 2013.Một vấn đề nữa cũng gây thắc mắc đó là gần đây Nga cho biết họ đã tự chế tạo được toàn bộ các thành phần của tổ hợp động cơ turbine khí DGTA M55R cho khinh hạm Dự án 22350 có lượng giãn nước tương đồng với Dự án 11356P nói trên.Bất chấp việc Nga khẳng định DGTA M55R ưu việt hơn, tuy vậy các động cơ này lại không được sử dụng cho khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich đang trong tình trạng dở dang mà vẫn phải đợi sản phẩm từ Ukraine.Điều này có thể là do lớp chiến hạm trên được thiết kế tối ưu hóa với động cơ Ukraine, việc lắp thiết bị của Nga vào sẽ không đảm bảo mọi tính năng kỹ chiến thuật đúng như kỳ vọng.Đây được xem là hồi kết cho số phận của lớp chiến hạm 4.000 tấn của Nga mặc dù được đánh giá rất cao nhưng lại vô cùng trắc trở trong quá trình chế tạo.
Động cơ Ukraine mà Ấn Độ tiếp nhận đã được chuyển đến Nga. Điều này được đăng tải bởi cổng thông tin The Print, đây là diễn biến theo đánh giá là tương đối bất ngờ và không thể dự đoán trước.
Nhà phân tích Alex Filip của ấn phẩm lưu ý rằng Ấn Độ đã mua các động cơ turbine khí từ Ukraine (rõ ràng là chúng ta đang nói về loại M7H2 do Zorya - Mashproekt sản xuất) và đưa chúng cho Nga để lắp đặt trên những khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich.
Hai trong số các khinh hạm Dự án 11356P Grigorovich (cùng với một tàu nữa sắp hoàn thiện, nhưng dự kiến cũng sẽ được bán lại cho Hải quân Ấn Độ) đang nằm tại nhà máy đóng tàu Yantar của Nga từ vài năm qua bởi thiếu động cơ phù hợp.
Theo thông báo, quá trình hoàn thiện 2 khinh hạm sẽ diễn ra khẩn trương, dự kiến chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2022, trong khi con tàu thứ hai bàn giao trong năm 2023.
“Động cơ từ Ukraine đã được đưa tới Nga. Việc hoàn thiện những con tàu đang được tiến hành theo đúng tiến độ và không có sự chậm trễ nào do đại dịch Covid-19”, ấn phẩm The Print cho biết.
Cần nhắc lại rằng sau khi Bán đảo Crimea được Nga sáp nhập, quan hệ giữa Moskva và Kiev bắt đầu đi xuống nhanh chóng. Dẫn tới việc Ấn Độ phải mua và chuyển giao các động cơ của Ukraine cho Nga.
Việc làm này chẳng dễ dàng gì, bởi những lệnh cấm vận từ Ukraine không chỉ áp đặt lên phương tiện tác chiến của Nga, mà Kiev còn cấm cả việc xuất khẩu linh kiện có thể giúp Nga hoàn thiện hợp đồng bán vũ khí cho một quốc gia khác.
Tác giả của bài viết nhớ lại rằng vào năm 2016, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận liên chính phủ với Nga về việc cung cấp 4 khinh hạm. Theo đó 2 tàu sẽ được đóng tại Nga và 2 tàu còn lại chế tạo ở nhà máy đóng tàu của Ấn Độ ở Goa, với sự hợp tác kỹ thuật từ Nga.
Có lẽ đây chính là điều khoản đã giúp Ấn Độ mua được động cơ Ukraine, bởi nhiều khả năng New Delhi thông báo chúng sẽ được sử dụng trên các chiến hạm do họ tự sản xuất trong nước.
Nhà máy Yantar cũng là nơi đóng 3 trong số 6 khinh hạm lớp Talwar phục vụ trong Hải quân Ấn Độ. Các tàu lớp Đô đốc Grigorovich là phiên bản hiện đại hóa dựa trên lớp Talwar được đóng vào giai đoạn 2003 đến năm 2013.
Một vấn đề nữa cũng gây thắc mắc đó là gần đây Nga cho biết họ đã tự chế tạo được toàn bộ các thành phần của tổ hợp động cơ turbine khí DGTA M55R cho khinh hạm Dự án 22350 có lượng giãn nước tương đồng với Dự án 11356P nói trên.
Bất chấp việc Nga khẳng định DGTA M55R ưu việt hơn, tuy vậy các động cơ này lại không được sử dụng cho khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich đang trong tình trạng dở dang mà vẫn phải đợi sản phẩm từ Ukraine.
Điều này có thể là do lớp chiến hạm trên được thiết kế tối ưu hóa với động cơ Ukraine, việc lắp thiết bị của Nga vào sẽ không đảm bảo mọi tính năng kỹ chiến thuật đúng như kỳ vọng.
Đây được xem là hồi kết cho số phận của lớp chiến hạm 4.000 tấn của Nga mặc dù được đánh giá rất cao nhưng lại vô cùng trắc trở trong quá trình chế tạo.