Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cho hay, liên quan đến việc Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, thì hai nước đã sớm triển khai đàm phán về việc cung cấp máy bay chiến đấu mới Su-35 từ cuối năm 2012. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Điều kiện hợp đồng vẫn đang trong bàn cãi, bao gồm về giá, số lượng và trang bị.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nga Alexander Mikheyev khi tham dự triển lãm hàng không quốc tế Paris 2013 cho biết, hai nước Nga - Trung Quốc đã ký hiệp định liên chính phủ xác định rõ việc Trung Quốc mua máy báy chiến đấu Su-35.
|
Tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35.
|
Khi trả lời phỏng vấn báo giới về việc liệu Nga có lo ngại việc Trung Quốc có thể sao chép sản xuất máy bay chiến đấu Su-35, ông Alexander Mikheyev “tự tin” Nga không lo ngại về việc công nghệ của Su-35 sẽ bị sao chép.
“Nga và Trung Quốc đã ký hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nga không cho rằng sẽ xuất hiện vấn đề sao chép máy bay chiến đấu Su-35”, ông này nói.
Chuyên gia phân tích Trung tâm Phân tích Chiến lược và Kỹ thuật Nga, ông Vasily Kashin cho rằng, tính khả thi việc sao chép công nghệ Su-35 rất nhỏ vì máy bay chiến đấu kiểu mới này của Nga rất tinh vi.
“Sự khác biệt giữa máy bay chiến đấu Su-35 với Su-27 bao gồm kết cấu thân máy có một số thay đổi, sử dụng động cơ kiểu mới và radar hiện đại. Phần lớn thân máy bay sử dụng vật liệu tổng hợp. Ngoài ra, Su-27 bị sao chép là do năm 1990 dưới sự giúp đỡ của Ukraine thì Trung Quốc mới có thể sao chép được, nhà máy sửa chữa máy bay trên lãnh thổ Ukraine có đầy đủ tài liệu kỹ thuật và rất nhiều phụ kiện. Công tác gián điệp thành công của Trung Quốc và lực lượng giám sát quản lý của Nga cũng đóng một vai trò nhất định”, ông Vasily Kashin nói.
Ông này cho biết thêm, cho đến nay không nơi nào có thể mua được những tài liệu kỹ thuật còn thiếu, vì Ukraine không tham gia vào việc sản xuất máy bay chiến đấu Su-35. Cho nên so với cuối năm 1990, nguy cơ sao chép máy bay chiến đấu giảm đáng kể.
|
Su-35 được trang bị động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy, radar mạng pha cực mạnh và bộ vũ khí đáng sợ.
|
Có chuyên gia lo ngại, trung tâm bảo trì máy bay trở thành kênh mất công nghệ, căn cứ vào hợp đồng thì sẽ triển khai xây dựng trung tâm bảo trì tại Trung Quốc, và kỹ sư Trung Quốc sẽ tham gia vào công tác của trung tâm này. Nhưng chuyên gia Nga không cho rằng điều này tạo thành mối đe dọa.
“Tất cả phụ thuộc vào các hiểu hiết về trung tâm bảo trì này. Ông chi rằng, đây không phải là một nhà máy sửa chữa máy bay có khả năng tiến hành đại tu đối với máy bay. Nga cũng sẽ kiểm soát việc vận hành của trung tâm này”, ông Vasily Kashin nói.