Trong lịch sử phát triển vũ khí thế giới, Liên Xô là quốc gia mà đã cho ra đời bộ sưu tập vũ khí “khổng lồ”, đa chủng loại. Trong số đó, có không ít vũ khí mang hình dáng kỳ cục, mà Ka-26 là một trong những loại như vậy.
Kamov Ka-26 là trực thăng đa dụng hạng nhẹ do Cục thiết kế Kamov nghiên cứu, thiết kế, sản xuất từ đầu những năm 1960, thực hiện lần bay đầu tiên tháng 8/1965, chính thức được giới thiệu phục vụ năm 1969, sản xuất hàng loạt từ năm 1969-1985 với số lượng 816 chiếc.
Trực thăng Ka-26 có kích thước “mi nhon” với chiều dài 7,75m, cao 4,05m, đường kính cánh quạt 13m, trọng lượng rỗng 1,95 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 3,25 tấn.
Điểm “kỳ dị” của Ka-26 so với dòng trực thăng truyền thống hiện nay là nằm ở phần bố trí động cơ. Thông thường, trực thăng truyền thống bố trí động cơ ở ngay dưới cơ cấu cánh quạt nhưng với Ka-26 nằm tách biệt so với cơ cấu cánh.
Kiểu động cơ được dùng trên Ka-26 cũng khác biệt nhiều so với trực thăng truyền thống, thay vì dùng động cơ kiểu tuốc bin trục thì Ka-26 lại dùng động cơ pít tông hướng tâm.
Ka-26 dùng 2 động cơ pít tông hướng tâm Vedeneyev M-14V-26 có công suất 325 mã lực/chiếc.
Động cơ pít tông hướng tâm được đánh giá là phản ứng nhanh, dễ điều khiển hơn động cơ tuốc bin trục hiện đại. Trong ảnh là buồng lái 2 chỗ ngồi của Ka-226 với một bảng điều khiển. Tuy nhiên loại động cơ này cũng có không ít nhược điểm, không có một loại máy bay trực thăng nào trên thế giới chạy liên tục 95% công suất động cơ cho hầu hết các chế độ bay của nó, điều này khiến phi công không nhiều năng lượng dự trữ cho trường hợp khẩn cấp.
Việc chạy quá tải liên tục khiến trục liên kết 2 động cơ dễ bị vỡ và yêu cầu phải kiểm tra thường xuyên.
Do những hạn chế của Ka-26, Liên Xô đã đồng ý để Romania chế tạo theo giấy phép biến thể dùng một động cơ tuốc bin trục Kamov Ka-126.
Ngoài điểm yếu về động cơ, Ka-26 thừa hưởng ưu điểm dòng trực thăng Kamov nói chung với cơ cấu cánh quạt đồng trục, quay ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mô men xoay nên không cần cánh đuôi. Điều này đem lại trực thăng sự ổn định cao, nhỏ gọn hơn so với trực thăng truyền thống.
Ka-26 có thể đạt tốc độ tối đa 170km/h, tầm hoạt động 400km, thời gian bay liên tục 3 giờ 42 phút, trần bay 3.000m.
Ka-26 chở tối đa hành khách hoặc 1,1 tấn hàng hóa.
Trong quá trình hoạt động ở quân đội khối Warsaw, Ka-26 được đánh giá là có tốc độ hành trình chậm (150km/h) so với mẫu Mi-2 (220km/h), nhưng có kích cỡ nhỏ (dài chỉ 7,75m so với Mi-2 cỡ 11,9m) là ưu điểm lớn trong tác chiến môi trường đô thị, đường kính cánh quạt nhỏ cũng là ưu thế của Ka-26 so với Mi-2. Mặc dù vậy, Ka-26 không được đánh giá cao trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân sự thì Ka-26 lại làm rất tốt, được đánh giá cao. Với cơ cấu cánh quạt đồng trục, kích thước nhỏ, cơ động cao giúp nó hoạt động tốt đặc biệt trong nhiệm vụ rải thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp.
Hiện nay, dựa trên Ka-26, Kamov vẫn phát triển các loại biến thể mới nhưng dùng động cơ tuốc bin trục truyền thống thay vì động cơ pít tông hướng tâm. Trong ảnh là thiết kế biến thể Ka-226 mới nhất của dòng Ka-26, trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Rolls-Royce 250-C20R/2 với công suất 450 mã lực/chiếc.
Trong lịch sử phát triển vũ khí thế giới, Liên Xô là quốc gia mà đã cho ra đời bộ sưu tập vũ khí “khổng lồ”, đa chủng loại. Trong số đó, có không ít vũ khí mang hình dáng kỳ cục, mà Ka-26 là một trong những loại như vậy.
Kamov Ka-26 là trực thăng đa dụng hạng nhẹ do Cục thiết kế Kamov nghiên cứu, thiết kế, sản xuất từ đầu những năm 1960, thực hiện lần bay đầu tiên tháng 8/1965, chính thức được giới thiệu phục vụ năm 1969, sản xuất hàng loạt từ năm 1969-1985 với số lượng 816 chiếc.
Trực thăng Ka-26 có kích thước “mi nhon” với chiều dài 7,75m, cao 4,05m, đường kính cánh quạt 13m, trọng lượng rỗng 1,95 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 3,25 tấn.
Điểm “kỳ dị” của Ka-26 so với dòng trực thăng truyền thống hiện nay là nằm ở phần bố trí động cơ. Thông thường, trực thăng truyền thống bố trí động cơ ở ngay dưới cơ cấu cánh quạt nhưng với Ka-26 nằm tách biệt so với cơ cấu cánh.
Kiểu động cơ được dùng trên Ka-26 cũng khác biệt nhiều so với trực thăng truyền thống, thay vì dùng động cơ kiểu tuốc bin trục thì Ka-26 lại dùng động cơ pít tông hướng tâm.
Ka-26 dùng 2 động cơ pít tông hướng tâm Vedeneyev M-14V-26 có công suất 325 mã lực/chiếc.
Động cơ pít tông hướng tâm được đánh giá là phản ứng nhanh, dễ điều khiển hơn động cơ tuốc bin trục hiện đại. Trong ảnh là buồng lái 2 chỗ ngồi của Ka-226 với một bảng điều khiển.
Tuy nhiên loại động cơ này cũng có không ít nhược điểm, không có một loại máy bay trực thăng nào trên thế giới chạy liên tục 95% công suất động cơ cho hầu hết các chế độ bay của nó, điều này khiến phi công không nhiều năng lượng dự trữ cho trường hợp khẩn cấp.
Việc chạy quá tải liên tục khiến trục liên kết 2 động cơ dễ bị vỡ và yêu cầu phải kiểm tra thường xuyên.
Do những hạn chế của Ka-26, Liên Xô đã đồng ý để Romania chế tạo theo giấy phép biến thể dùng một động cơ tuốc bin trục Kamov Ka-126.
Ngoài điểm yếu về động cơ, Ka-26 thừa hưởng ưu điểm dòng trực thăng Kamov nói chung với cơ cấu cánh quạt đồng trục, quay ngược chiều nhau giúp triệt tiêu mô men xoay nên không cần cánh đuôi. Điều này đem lại trực thăng sự ổn định cao, nhỏ gọn hơn so với trực thăng truyền thống.
Ka-26 có thể đạt tốc độ tối đa 170km/h, tầm hoạt động 400km, thời gian bay liên tục 3 giờ 42 phút, trần bay 3.000m.
Ka-26 chở tối đa hành khách hoặc 1,1 tấn hàng hóa.
Trong quá trình hoạt động ở quân đội khối Warsaw, Ka-26 được đánh giá là có tốc độ hành trình chậm (150km/h) so với mẫu Mi-2 (220km/h), nhưng có kích cỡ nhỏ (dài chỉ 7,75m so với Mi-2 cỡ 11,9m) là ưu điểm lớn trong tác chiến môi trường đô thị, đường kính cánh quạt nhỏ cũng là ưu thế của Ka-26 so với Mi-2. Mặc dù vậy, Ka-26 không được đánh giá cao trong lĩnh vực quân sự.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân sự thì Ka-26 lại làm rất tốt, được đánh giá cao. Với cơ cấu cánh quạt đồng trục, kích thước nhỏ, cơ động cao giúp nó hoạt động tốt đặc biệt trong nhiệm vụ rải thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp.
Hiện nay, dựa trên Ka-26, Kamov vẫn phát triển các loại biến thể mới nhưng dùng động cơ tuốc bin trục truyền thống thay vì động cơ pít tông hướng tâm. Trong ảnh là thiết kế biến thể Ka-226 mới nhất của dòng Ka-26, trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Rolls-Royce 250-C20R/2 với công suất 450 mã lực/chiếc.