Một trong những loại vũ khí chiến lợi phẩm giá trị nhất, tốt nhất, “khủng” nhất mà quân đội ta thu giữ được sau ngày 30/4/1975 là 7 chiếc vận tải cơ C-130. Tới tận ngày nay, đây vẫn là loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất mà KQND Việt Nam từng sở hữu. Nó lớn hơn bất kỳ máy bay vận tải nào của Liên Xô cung cấp cho Việt Nam, và cả loại C-295 mà KQND Việt Nam đang sử dụng.Những chiếc vận tải C-130 đã được KQND Việt Nam sử dụng rất phổ biến sau 1975 tới tận giữa những năm 1980 mới chấm dứt hoạt động. C-130 đã góp công rất lớn trong nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam.Một chiếc C-130 có tải trọng tối đa tới hơn 20 tấn cho phép chở 92 hành khách hoặc 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113.Vũ khí chiến lợi phẩm cũng thuộc hàng “khổng lồ” mà QĐND Việt Nam thu được sau 1975 là 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. Đây là một trong những mẫu trực thăng lớn nhất của Mỹ và khối quân sự NATO do hãng Boeing sản xuất. Ảnh: CH-47 không vận bộ đội tại biên giới Tây Nam 1978-1979.CH-47 có tải trọng chở hàng đến 12,7 tấn cho phép chở 33-55 binh sĩ hoặc 24 cáng cứu thương với tầm bay chiến đấu 370km.Loại chiến đấu cơ giá trị nhất mà ta thu được sau 1975 là là 20 chiếc tiêm kích F-5E mới tinh, nhiều chiếc trong số đó mới chỉ trải qua 9 giờ bay. F-5E hiện đại hơn nhiều so với F-5A (ta cũng thu được và sử dụng rất rộng rãi). Nó được thiết kế với radar mạnh hơn AN/APQ-159, trang bị động cơ khỏe hơn, tăng cường gia cố kết cấu khung thân, trang bị hệ thống đối phó điện tử, dẫn đường quán tính.Trong trang bị vũ khí trên bộ, QĐND Việt Nam thu giữ được một trong những loại xe tăng chủ lực tốt nhất Mỹ thời bấy giờ - tăng M48 Patton. Số lượng tuy không nhiều, nhưng cũng góp phần tăng sức mạnh cho bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam.Xe tăng chủ lực M48 Patton thiết kế với cấu hình cao, phù hợp với chiến thuật hull-down (chỉ nhô tháp pháo lên bắn, che hoàn toàn thân), trang bị pháo 90mm đủ khả năng xuyên phá giáp trước xe tăng T-54 và T-62 Liên Xô sản xuất.Một trong những vũ khí chiến lợi phẩm “khủng” nhất trên bộ là pháo tự hành M107 175mm có biệt danh “vua chiến trường” vì tầm bắn, sức công phá của nó. Hiện loại này ta chủ yếu cất kho bảo quản lâu dài và trưng bày trong các viện bảo tàng.M107 175mm có tầm bắn xa hơn 30km, vượt trên tầm bắn của pháo hạng nặng M46 130mm mạnh nhất của QĐND Việt Nam thời bấy giờ, nhưng tốc độ bắn kém hơn. Dẫu vậy, đổi lại tính cơ động của M107 tốt hơn vì đặt trên khung gầm bánh xích.Tuy không thể mạnh hơn về hỏa lực hay giáp bảo vệ so với M48 Patton, nhưng xe bọc thép chở quân M113 lại trở thành vũ khí chiến lợi phẩm được QĐND Việt Nam ưa chuộng sử dụng nhất, thậm chí là còn dùng rộng rãi tới tận ngày nay. Tính cơ động, khả năng chở quân thậm chí tốt hơn họ xe BTR Liên Xô là những lí do khiến M113 được quân đội ta sử dụng rất lâu.Thậm chí, hiện nay chúng ta còn tự nâng cấp hỏa lực của các xe M113 bằng trang bị súng máy, súng không giật tự sản xuất trong nước để tiếp tục sử dụng lâu hơn nữa.Về vũ khí hải quân, tuy không thu được nhiều nhưng các tàu đổ bộ lớn cỡ 4.000 tấn đã góp một phần công không nhỏ trong chiến dịch bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988. Ảnh: Tàu đổ bộ HQ-505 của HQND Việt Nam vốn do Mỹ chế tạo trong CTTG 2, bị ta thu giữ làm chiến lợi phẩm sau năm 1975.
Một trong những loại vũ khí chiến lợi phẩm giá trị nhất, tốt nhất, “khủng” nhất mà quân đội ta thu giữ được sau ngày 30/4/1975 là 7 chiếc vận tải cơ C-130. Tới tận ngày nay, đây vẫn là loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất mà KQND Việt Nam từng sở hữu. Nó lớn hơn bất kỳ máy bay vận tải nào của Liên Xô cung cấp cho Việt Nam, và cả loại C-295 mà KQND Việt Nam đang sử dụng.
Những chiếc vận tải C-130 đã được KQND Việt Nam sử dụng rất phổ biến sau 1975 tới tận giữa những năm 1980 mới chấm dứt hoạt động. C-130 đã góp công rất lớn trong nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam.
Một chiếc C-130 có tải trọng tối đa tới hơn 20 tấn cho phép chở 92 hành khách hoặc 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113.
Vũ khí chiến lợi phẩm cũng thuộc hàng “khổng lồ” mà QĐND Việt Nam thu được sau 1975 là 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. Đây là một trong những mẫu trực thăng lớn nhất của Mỹ và khối quân sự NATO do hãng Boeing sản xuất. Ảnh: CH-47 không vận bộ đội tại biên giới Tây Nam 1978-1979.
CH-47 có tải trọng chở hàng đến 12,7 tấn cho phép chở 33-55 binh sĩ hoặc 24 cáng cứu thương với tầm bay chiến đấu 370km.
Loại chiến đấu cơ giá trị nhất mà ta thu được sau 1975 là là 20 chiếc tiêm kích F-5E mới tinh, nhiều chiếc trong số đó mới chỉ trải qua 9 giờ bay. F-5E hiện đại hơn nhiều so với F-5A (ta cũng thu được và sử dụng rất rộng rãi). Nó được thiết kế với radar mạnh hơn AN/APQ-159, trang bị động cơ khỏe hơn, tăng cường gia cố kết cấu khung thân, trang bị hệ thống đối phó điện tử, dẫn đường quán tính.
Trong trang bị vũ khí trên bộ, QĐND Việt Nam thu giữ được một trong những loại xe tăng chủ lực tốt nhất Mỹ thời bấy giờ - tăng M48 Patton. Số lượng tuy không nhiều, nhưng cũng góp phần tăng sức mạnh cho bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam.
Xe tăng chủ lực M48 Patton thiết kế với cấu hình cao, phù hợp với chiến thuật hull-down (chỉ nhô tháp pháo lên bắn, che hoàn toàn thân), trang bị pháo 90mm đủ khả năng xuyên phá giáp trước xe tăng T-54 và T-62 Liên Xô sản xuất.
Một trong những vũ khí chiến lợi phẩm “khủng” nhất trên bộ là pháo tự hành M107 175mm có biệt danh “vua chiến trường” vì tầm bắn, sức công phá của nó. Hiện loại này ta chủ yếu cất kho bảo quản lâu dài và trưng bày trong các viện bảo tàng.
M107 175mm có tầm bắn xa hơn 30km, vượt trên tầm bắn của pháo hạng nặng M46 130mm mạnh nhất của QĐND Việt Nam thời bấy giờ, nhưng tốc độ bắn kém hơn. Dẫu vậy, đổi lại tính cơ động của M107 tốt hơn vì đặt trên khung gầm bánh xích.
Tuy không thể mạnh hơn về hỏa lực hay giáp bảo vệ so với M48 Patton, nhưng xe bọc thép chở quân M113 lại trở thành vũ khí chiến lợi phẩm được QĐND Việt Nam ưa chuộng sử dụng nhất, thậm chí là còn dùng rộng rãi tới tận ngày nay. Tính cơ động, khả năng chở quân thậm chí tốt hơn họ xe BTR Liên Xô là những lí do khiến M113 được quân đội ta sử dụng rất lâu.
Thậm chí, hiện nay chúng ta còn tự nâng cấp hỏa lực của các xe M113 bằng trang bị súng máy, súng không giật tự sản xuất trong nước để tiếp tục sử dụng lâu hơn nữa.
Về vũ khí hải quân, tuy không thu được nhiều nhưng các tàu đổ bộ lớn cỡ 4.000 tấn đã góp một phần công không nhỏ trong chiến dịch bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988. Ảnh: Tàu đổ bộ HQ-505 của HQND Việt Nam vốn do Mỹ chế tạo trong CTTG 2, bị ta thu giữ làm chiến lợi phẩm sau năm 1975.