Loại trực thăng Mi-6 khổng lồ này là bạn đồng hành của những tiêm kích MiG trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại. Từng có thời gian dài là máy bay trực thăng lớn nhất thế giới, dàn Mi-6 hoạt động trong biên chế Không quân Việt Nam và lập nhiều kỳ tích "không tưởng" suốt những năm tháng chiến tranh.Trực thăng vận tải Mil Mi-6 (NATO định danh là Hook) gia nhập Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1965 trong thành phần Trung đoàn Không quân Vận tải 919. Mi-6 do hãng Mil Moscow thiết kế sản xuất từ giữa những năm 1950. Ở thời điểm Mi-6 ra đời tính tới năm 1960, nó được coi là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới với tải trọng tới 12 tấn. Năm 1961, trực thăng CH-47 ra đời với tải trọng 12,7 tấn thì kỷ lục này mới bị phá vỡ.Mi-6 chính thức phục vụ trong giai đoạn 1959-1981 tại Liên Xô và kéo dài thêm nhiều năm sau đó ở khoảng 10 quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay thì không còn chiếc nào hoạt động.Trực thăng Mi-6 có chiều dài 33,18m, chiều cao 9,86m, trọng lượng rỗng 27,24 tấn, trọng lượng có tải 40,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 42,5 tấn. Phi hành đoàn của Mi-6 gồm 6 người: 2 phi công, 1 dẫn đường, 1 kỹ sư bay, 1 liên lạc và 1 kỹ thuật viên. Máy bay được trang bị hai động tuốc bin trục Soloviev D-25V công suất 5.500 mã lực/chiếc, cho tốc độ tối đa 300km/h, vận tốc hành trình 250km/h, tầm bay 620km, trần bay 4.500m. Rotor chính có đường kính 35m, diện tích đĩa quay 962,1m2.Khoang của trực thăng Mi-6 có thể chở 12 tấn hàng hóa các loại, hoặc 90 hành khách, hoặc 70 lính dù, hoặc 41 cáng cứu thương cùng nhân viên y tế. Ngoài ra nó còn mang được các loại xe tải quân sự, xe thiết giáp hạng nhẹ...Về hệ thống điện tử, Mi-6 trang bị các thiết bị vô tuyến liên lạc VHF-HE, liên lạc nội bộ, hệ thống lái tự động, là bàn vô tuyến, đo cao vô tuyến, khí cụ đo thời tiết… Hệ thống vũ khí, một số biến thể Mi-6 trang bị thêm súng máy 12,7mm ở mũi máy bay.Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã cung cấp số lượng nhỏ trực thăng vận tải Mil Mi-6 cho Việt Nam sử dụng cho cả mục đích quân sự (chủ yếu) và dân sự. Đặc biệt là chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, ngoài nhiệm vụ chở hàng hóa thì những chiếc Mi-6 còn đảm nhiệm vai trò đặc biệt đó là cẩu những tiêm kích MiG-17 và MiG-21.Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trở nên ác liệt khi các sân bay đều bị trinh sát, oanh tạc cả ngày và đêm. Sân bay nào cũng có xưởng, có bãi đỗ, nhưng không thể để máy bay tại đó để “chăm sóc” theo giờ bay, theo mùa, nhiều lúc việc bảo dưỡng rất cần kíp để có máy bay chiến đấu. Những chiếc Mi-6 đảm nhiệm vai trò đặc biệt đó là cẩu những tiêm kích MiG-17 và MiG-21.Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã quyết định cho ngành kỹ thuật, phối hợp với đơn vị trực thăng có Mi-6 tổ chức di chuyển các máy bay tiêm kích đến thời kỳ bảo dưỡng, sơ tán, phân tán ra vùng an toàn. Thành lập các tổ bảo dưỡng cơ động, luân phiên “cuốn chiếu, xoay vòng” theo các máy bay tiêm kích. Chiếc nào bảo dưỡng, thay thế phụ tùng xong lại cẩu về sân bay trực chiến. Như vậy việc cẩu MiG-17 và MiG-21 trở thành nhu cầu bắt buộc, chỉ có ở Việt Nam: chở MiG đi, rồi lại chở về.Sau chiến tranh, Quân chủng PK-KQ tổng kết, lực lượng trực thăng Mi-6 tham gia tới 400 lần chuyến cẩu tiêm kích đi sơ tán, đi bảo dưỡng, đi bay trực chiến tại sân bay dự bị. Vậy là dù cho số lượng máy bay của Việt Nam không nhiều, nhưng khi cần, vùng nào cũng có chiến đấu cơ xuất kích, đánh chặn, bảo vệ mục tiêu. Máy bay của một trung đoàn có thể xuất kích ở nhiều sân bay khác nhau, phục vụ ý đồ chiến thuật - chiến dịch.Vậy là dù cho số lượng máy bay của Việt Nam không nhiều, nhưng khi cần, vùng nào cũng có chiến đấu cơ xuất kích, đánh chặn, bảo vệ mục tiêu. Máy bay của một trung đoàn có thể xuất kích ở nhiều sân bay khác nhau, phục vụ ý đồ chiến thuật - chiến dịch.Sau này, nhiều chỉ huy Không quân Mỹ thừa nhận tưởng chừng các sân bay Gia Lâm, Nội Bài, Yên Bái, Kép bị đánh phá, lượng máy bay MiG nhỏ nhoi của miền Bắc Việt Nam khó tồn tại, vậy mà họ vẫn cất cánh bất thần từ những sân bay này.Không rõ thời gian mà trực thăng vận tải Mi-6 chính thức được Không quân Nhân dân Việt Nam cho nghỉ hưu. Hiện, chỉ có một chiếc Mi-6 được trưng bày tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không-Không quân (Hà Nội).
Loại trực thăng Mi-6 khổng lồ này là bạn đồng hành của những tiêm kích MiG trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại. Từng có thời gian dài là máy bay trực thăng lớn nhất thế giới, dàn Mi-6 hoạt động trong biên chế Không quân Việt Nam và lập nhiều kỳ tích "không tưởng" suốt những năm tháng chiến tranh.
Trực thăng vận tải Mil Mi-6 (NATO định danh là Hook) gia nhập Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1965 trong thành phần Trung đoàn Không quân Vận tải 919.
Mi-6 do hãng Mil Moscow thiết kế sản xuất từ giữa những năm 1950. Ở thời điểm Mi-6 ra đời tính tới năm 1960, nó được coi là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới với tải trọng tới 12 tấn. Năm 1961, trực thăng CH-47 ra đời với tải trọng 12,7 tấn thì kỷ lục này mới bị phá vỡ.
Mi-6 chính thức phục vụ trong giai đoạn 1959-1981 tại Liên Xô và kéo dài thêm nhiều năm sau đó ở khoảng 10 quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay thì không còn chiếc nào hoạt động.
Trực thăng Mi-6 có chiều dài 33,18m, chiều cao 9,86m, trọng lượng rỗng 27,24 tấn, trọng lượng có tải 40,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 42,5 tấn. Phi hành đoàn của Mi-6 gồm 6 người: 2 phi công, 1 dẫn đường, 1 kỹ sư bay, 1 liên lạc và 1 kỹ thuật viên. Máy bay được trang bị hai động tuốc bin trục Soloviev D-25V công suất 5.500 mã lực/chiếc, cho tốc độ tối đa 300km/h, vận tốc hành trình 250km/h, tầm bay 620km, trần bay 4.500m. Rotor chính có đường kính 35m, diện tích đĩa quay 962,1m2.
Khoang của trực thăng Mi-6 có thể chở 12 tấn hàng hóa các loại, hoặc 90 hành khách, hoặc 70 lính dù, hoặc 41 cáng cứu thương cùng nhân viên y tế. Ngoài ra nó còn mang được các loại xe tải quân sự, xe thiết giáp hạng nhẹ...
Về hệ thống điện tử, Mi-6 trang bị các thiết bị vô tuyến liên lạc VHF-HE, liên lạc nội bộ, hệ thống lái tự động, là bàn vô tuyến, đo cao vô tuyến, khí cụ đo thời tiết… Hệ thống vũ khí, một số biến thể Mi-6 trang bị thêm súng máy 12,7mm ở mũi máy bay.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã cung cấp số lượng nhỏ trực thăng vận tải Mil Mi-6 cho Việt Nam sử dụng cho cả mục đích quân sự (chủ yếu) và dân sự. Đặc biệt là chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, ngoài nhiệm vụ chở hàng hóa thì những chiếc Mi-6 còn đảm nhiệm vai trò đặc biệt đó là cẩu những tiêm kích MiG-17 và MiG-21.
Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ trở nên ác liệt khi các sân bay đều bị trinh sát, oanh tạc cả ngày và đêm. Sân bay nào cũng có xưởng, có bãi đỗ, nhưng không thể để máy bay tại đó để “chăm sóc” theo giờ bay, theo mùa, nhiều lúc việc bảo dưỡng rất cần kíp để có máy bay chiến đấu. Những chiếc Mi-6 đảm nhiệm vai trò đặc biệt đó là cẩu những tiêm kích MiG-17 và MiG-21.
Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã quyết định cho ngành kỹ thuật, phối hợp với đơn vị trực thăng có Mi-6 tổ chức di chuyển các máy bay tiêm kích đến thời kỳ bảo dưỡng, sơ tán, phân tán ra vùng an toàn. Thành lập các tổ bảo dưỡng cơ động, luân phiên “cuốn chiếu, xoay vòng” theo các máy bay tiêm kích. Chiếc nào bảo dưỡng, thay thế phụ tùng xong lại cẩu về sân bay trực chiến. Như vậy việc cẩu MiG-17 và MiG-21 trở thành nhu cầu bắt buộc, chỉ có ở Việt Nam: chở MiG đi, rồi lại chở về.
Sau chiến tranh, Quân chủng PK-KQ tổng kết, lực lượng trực thăng Mi-6 tham gia tới 400 lần chuyến cẩu tiêm kích đi sơ tán, đi bảo dưỡng, đi bay trực chiến tại sân bay dự bị. Vậy là dù cho số lượng máy bay của Việt Nam không nhiều, nhưng khi cần, vùng nào cũng có chiến đấu cơ xuất kích, đánh chặn, bảo vệ mục tiêu. Máy bay của một trung đoàn có thể xuất kích ở nhiều sân bay khác nhau, phục vụ ý đồ chiến thuật - chiến dịch.
Vậy là dù cho số lượng máy bay của Việt Nam không nhiều, nhưng khi cần, vùng nào cũng có chiến đấu cơ xuất kích, đánh chặn, bảo vệ mục tiêu. Máy bay của một trung đoàn có thể xuất kích ở nhiều sân bay khác nhau, phục vụ ý đồ chiến thuật - chiến dịch.
Sau này, nhiều chỉ huy Không quân Mỹ thừa nhận tưởng chừng các sân bay Gia Lâm, Nội Bài, Yên Bái, Kép bị đánh phá, lượng máy bay MiG nhỏ nhoi của miền Bắc Việt Nam khó tồn tại, vậy mà họ vẫn cất cánh bất thần từ những sân bay này.
Không rõ thời gian mà trực thăng vận tải Mi-6 chính thức được Không quân Nhân dân Việt Nam cho nghỉ hưu. Hiện, chỉ có một chiếc Mi-6 được trưng bày tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không-Không quân (Hà Nội).