Gần đây, trên mạng xuất hiện một số bức ảnh máy bay chiến đấu J-10B tiến hành bay thử nghiệm trên không trong tình trạng trang bị đầy đủ vũ khí trang bị. Qua ảnh, có thể thấy máy bay chiến đấu trong quá trình bay thử nghiệm gắn 3 thùng nhiên liệu phụ, 8 quả bom và 2 tên lửa không đối không. Điều này cho thấy khả năng chiến đấu tuyệt vời của loại J-10B. Trước đó, J-10B đã từng xuất hiện với việc mang đầy đủ hệ thống vũ khí đối không gồm tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại và tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar. Cận cảnh giá treo cánh phải của tiêm kích đa năng J-10B với tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8 (tầm bắn 500m tới 15km, sơn đỏ) và 2 tên lửa đối không dẫn bằng radar chủ động PL-12.
Loại tên lửa đối không PL-12 này được Trung Quốc tự cho là tương đương với tên lửa R-77 Nga và AIM-120 của Mỹ. Trong ảnh là cánh trái J-10 cũng với số lượng đạn, kiểu loại đạn tên lửa tương tự. J-10B là biến thể cải tiến dựa trên mẫu J-10A do Trung Quốc tự phát triển trên cơ sở tham khảo tiêm kích Lavi Israel và F-16 Mỹ.
Điểm khác lớn nhất giữa J-10A so với J-10B nằm ở cửa hút không khí cho động cơ phản lực. J-10B thiết kế kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm (DSI) gắn liền với thân, thay vì cửa hút khí nằm tách một khoảng với phần thân J-10 và gắn bằng các thanh kim loại được đánh giá là kém ổn định, máy bay khó đạt tốc độ cao. J-10B được nâng cấp mạnh mẽ về hệ thống điện tử hàng không gồm: radar mạng pha quét điện tử chủ động, tổ hợp ngắm bắn quang - điện, hệ thống chế áp điện tử… tốt hơn, hiện đại hơn so với J-10A.
Các nguồn tin Trung Quốc tuyên bố J-10B trang bị động cơ phản lực nội địa WS-10A thay vì động cơ AL-31F Nga trên J-10A. Tuy nhiên, điều này khó thành hiện thực vì động cơ nội địa WS-10A dường như vẫn chưa sẵn sàng, độ tin cậy thấp.
Gần đây, trên mạng xuất hiện một số bức ảnh máy bay chiến đấu J-10B tiến hành bay thử nghiệm trên không trong tình trạng trang bị đầy đủ vũ khí trang bị. Qua ảnh, có thể thấy máy bay chiến đấu trong quá trình bay thử nghiệm gắn 3 thùng nhiên liệu phụ, 8 quả bom và 2 tên lửa không đối không. Điều này cho thấy khả năng chiến đấu tuyệt vời của loại J-10B.
Trước đó, J-10B đã từng xuất hiện với việc mang đầy đủ hệ thống vũ khí đối không gồm tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại và tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar.
Cận cảnh giá treo cánh phải của tiêm kích đa năng J-10B với tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8 (tầm bắn 500m tới 15km, sơn đỏ) và 2 tên lửa đối không dẫn bằng radar chủ động PL-12.
Loại tên lửa đối không PL-12 này được Trung Quốc tự cho là tương đương với tên lửa R-77 Nga và AIM-120 của Mỹ. Trong ảnh là cánh trái J-10 cũng với số lượng đạn, kiểu loại đạn tên lửa tương tự.
J-10B là biến thể cải tiến dựa trên mẫu J-10A do Trung Quốc tự phát triển trên cơ sở tham khảo tiêm kích Lavi Israel và F-16 Mỹ.
Điểm khác lớn nhất giữa J-10A so với J-10B nằm ở cửa hút không khí cho động cơ phản lực. J-10B thiết kế kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm (DSI) gắn liền với thân, thay vì cửa hút khí nằm tách một khoảng với phần thân J-10 và gắn bằng các thanh kim loại được đánh giá là kém ổn định, máy bay khó đạt tốc độ cao.
J-10B được nâng cấp mạnh mẽ về hệ thống điện tử hàng không gồm: radar mạng pha quét điện tử chủ động, tổ hợp ngắm bắn quang - điện, hệ thống chế áp điện tử… tốt hơn, hiện đại hơn so với J-10A.
Các nguồn tin Trung Quốc tuyên bố J-10B trang bị động cơ phản lực nội địa WS-10A thay vì động cơ AL-31F Nga trên J-10A. Tuy nhiên, điều này khó thành hiện thực vì động cơ nội địa WS-10A dường như vẫn chưa sẵn sàng, độ tin cậy thấp.