Cách đây không lâu, truyền thông Nga đã có cơ hội đến thăm được phòng thiết kế Sukhoi và lần đầu “chiêm ngưỡng” hệ thống lái mô phỏng dùng để huấn luyện phi công điều khiển tiêm kích đa năng tối tân Su-35. Đây là biến thể hiện đại hóa sâu từ dòng Su-27 huyền thoại, tích hợp nhiều công nghệ của máy bay thế hệ 5. Su-35 có thể dùng để chiếm ưu thế trên không, cũng như để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt biển. Đặc điểm khác biệt của Su-35 so với Su-27 là: trang bị động cơ có lực đẩy mạnh hơn và nhất là có thể điều khiển véc tơ lực đẩy; hệ thống điện tử hàng không mới trên cơ sở hệ thống thông tin – điều khiển kỹ thuật số; hệ thống radar mạng pha chủ động với anten có thể phát hiện mục tiêu cách 400km có tiết diện phản xạ sóng radar 3m2. Máy bay siêu cơ động ở các tốc độ thấp và gần như bằng không. Khả năng này có được là nhờ sử dụng cấu hình khí động hàng không đặc biệt và các động cơ hiện đại nhất có kiểm soát véc tơ lực đẩy. Mức độ cung cấp thông tin cao của buồng lái giảm tải chức năng lên phi công.
Tổ hợp lái mô phỏng của Sukhoi thiết kế để huấn luyện phi công Su-35 gồm: thiết bị tập lái tổng hợp; lớp học trên máy tính trình tự lái máy bay cho đội ngũ bay và nhân viên kỹ thuật được tích hợp vào một cơ cấu thông tin - phương pháp thống nhất cho phép huấn luyện đội ngũ bay và nhân viên kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp. Lớp học dùng cho huấn luyện về lý thuyết, kiến thức được kiểm tra tự động, các nội dung học tập được luyện tập trên thiết bị lái mô phỏng, tiếp theo là trên thiết bị tập lái tổng hợp gần giống tối đa với buồng lái thật (đèn chiếu sáng có thể đóng lại được, hệ thống dây đai gắn vào ghế ngồi, màn hình hình cầu 270x110 độ) và trên thiết bị này thực tế có thể luyện tập tất cả các bài. Có thể hợp nhất đến 16 thiết bị lái mô phỏng vào một mạng và tiến hành huấn luyện phi công theo nhóm. Sau này có thể liên kết cả các loại thiết bị lái mô phỏng khác nhau vào một môi trường thông tin thống nhất - tổ hợp thiết bị tập tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, Sukhoi không có ý định trang bị cho thiết bị tập tổng hợp hệ thống vận động bởi vì hệ thống này chỉ có thể mô phỏng một phần nhỏ của phổ quá tải rất lớn của các máy bay tiêm kích có khả năng cơ động cao, mà điều này sẽ gây ra các thói quen giả tạo. Thực tế, hệ thống mô phỏng có thể thực hiện mọi bài tập như trên máy bay, kể cả tiếp nhiên liệu và, chủ yếu nhất là luyện tập các tình huống khẩn cấp. Về phương diện này, thiết bị tập lái thậm chí ưu việt hơn máy bay, bởi vì mô phỏng một vài tình huống hỏng hóc trên thực tế là nguy hiểm, đôi khi còn là không thể được. Và đây là một trong những tính năng then chốt của thiết bị lái mô phỏng. Chỗ ngồi lái của phi công Su-35 trên thiết bị lái mô phỏng tổng hợp là một cabin kín loại có quạt thông khí, tại đó có tất cả những gì cần thiết để thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu một cách thuận lợi. Các bộ phận điều khiển chủ yếu là: cần điều khiển máy bay; cần điều khiển động cơ và các bàn đạp. Các phương tiện đảm bảo thông tin cho phi công gồm màn hình hàng không có bảng điều khiển hiển thị, màn hình này thể hiện thông tin bay, hai màn hình đa năng MFI-35, bảng hệ thống tích hợp các đồng hồ đo dự trữ ISRP, màn hình chỉ thị đa năng có diện tích hiển thị 4x5 inch, hệ thống hiển thị trên mũ bay và hệ thống thông báo bằng lời.
Màn hình chỉ thị đa năng có diện tích hiển thị 4x5 inch (ở vị trí panel bên cạnh phía sau cần điều khiển máy bay) dùng để hiệu chỉnh tất cả các hệ thống của máy bay, kể cả đài radar RLS, thiết bị ngắm bắn - dẫn đường, vũ khí, hệ thống ghi nhận hình ảnh. Máy tự động điều khiển sức đẩy và hệ thống điều khiển tự động. Trang bị này cho phép duy trì tốc độ bay đã chọn trong mọi hành động cơ động và trong mọi điều kiện hoặc hoàn toàn tự động lái máy bay theo hành trình phù hợp với nhiệm vụ bay mà không cần sự can thiệp của phi công. Khi đó nhiệm vụ của phi công chỉ còn cất hạ cánh, cũng như quyết định sử dụng vũ khí.
Bên trái là màn hình hiển thị đa năng MFI-35. Nhờ khung màn hình có nút bấm mà phi công có thể phân chia màn hình thành một số phần và đưa lên đó thông tin cần thiết bất kỳ về nhiệm vụ bay, về dẫn đường, vũ khí và tình trạng kỹ thuật của máy bay. Tính năng của các nút bấm đa năng thay đổi phụ thuộc vào tính chất của thông tin được hiển thị, ngay cạnh nút bấm có màn hình hiển thị tính năng hiện có của nút bấm. Phần phía dưới bên trái màn hình là dòng tin điều khiển chế độ của tổ hợp thiết bị trên máy bay KBO. Có tất cả 5 chế độ KBO: đánh gần và đánh xa trên không, đánh gần và đánh xa trên mặt đất và chế độ dẫn đường. Mỗi chế độ quy định một sự lựa chọn thông tin xác định được đưa lên màn hình và quy định vũ khí được sử dụng. Trong ảnh, số 1 - Nút ngắt hệ thống điều khiển tự động; số 2 - Đảo mạch bốn vị trí cho các chế độ của KBO để chọn chế độ chiến đấu và dẫn đường của tổ hợp thiết bị trên máy bay; số 3 - Núm hồi quy đường chân trời (khi mất định hướng, phi công ấn nút này để máy bay tự động cân bằng); số 4 – núm bắn pháo, phóng tên lửa; số 5 - Đảo mạch “Cơ động– điều khiển quỹ đạo” đưa máy bay vào chế độ siêu cơ động và số 6 - Tay gạt đẩy (joystick) điều khiển đầu ghi hiển thị con trỏ trên màn hình.
Chuyến bay diễn ra như thế nào? Đầu tiên giáo viên (người hướng dẫn) đưa ra kịch bản bài tập sẽ được thực hiện, đưa ra tình huống chiến thuật và thời tiết trên bản đồ thật cho khu vực đã chọn, đưa ra “bên ta”– “bên địch” trên mặt đất, “treo” máy bay lên không trung… Giáo viên cũng có thể nhanh chóng đưa thêm vào bài tập các hỏng hóc hoặc trục trặc và kiểm tra phản xạ của phi công.
Trên RMI (chỗ làm việc của giáo viên) có các màn hiển thị. Trên bản đồ 3 chiều có đánh dấu các điểm chuẩn, các chỗ quay vòng của đường bay, một số mục tiêu nào đó. Trên màn hình thứ 2, người hướng dẫn quan sát hành động của phi công, các cơ quan và việc điều khiển và các thông số của chuyến bay. Và trên màn hình thứ 3 là toàn cảnh thiết bị tập lái… Giáo viên có thể đọc văn bản đánh giá nhanh hành động của phi công đã thực hiện những chế độ nào, có vi phạm điều gì không (nếu đã vi phạm) và đã thực hiện những nhiệm vụ gì. Có thể kéo gần lại mọi đồng hồ đo và màn hiển thị để dễ nhìn. Tiếp theo, đương nhiên, là chuyến bay. Người học ngồi trong cabin, còn người hướng dẫn ngồi tại vị trí làm việc của mình. Sau khi thực hiện bài tập là phần phân tích chuyến bay. Trong ảnh là phi công thử nghiệm của phòng thiết kế Sukhoi Sergei Chernyshev thực hiện chuyến bay kiểm tra và chia sẻ cảm nhận của mình với các nhà báo. Theo ông Sergei, bản chất của nhiệm vụ chiến đấu hiện đại như sau: phi công cất cánh và chờ máy bay tự động đến được tọa độ định trước; sau đó phi công quyết định sử dụng vũ khí theo nhiệm vụ tác chiến (ấn nút “thắng địch”), chờ cho máy bay quay về căn cứ và thực hiện hạ cánh. “Danh sách các nhiệm vụ mà máy bay này phải và đã giải quyết là rất lớn. Đặc điểm của nó là một phổ độ cao và tốc độ khổng lồ của máy bay, cự ly hoạt động và thời lượng bay rất ấn tượng, một lượng vũ khí có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm trong mọi thời tiết rất lớn. Mà chỉ có mỗi một người điều khiển tất cả các khả năng đó!”, phi công kỳ cựu Sergei Chernyshev nói. Các nhà báo cũng đã có thể tham gia một chút vào thực hiện một nhiệm vụ thoạt nhìn cứ tưởng là đơn giản, hạ cánh. Nhưng trong số 6-7 người làm chỉ có một người thực hiện được. “Tôi cũng cho máy bay hạ cánh, nhưng sau người ta bảo tôi là trên mặt đất phải điều khiển máy bay bằng bàn đạp, chứ không phải là bằng cần lái và kết cục là tôi đã trượt ra ngoài đất”, tác giả các bức ảnh trên nói. Nhân viên Sukhoi trong bài tập trong buồng lái Su-35 mô phỏng.
Cách đây không lâu, truyền thông Nga đã có cơ hội đến thăm được phòng thiết kế Sukhoi và lần đầu “chiêm ngưỡng” hệ thống lái mô phỏng dùng để huấn luyện phi công điều khiển tiêm kích đa năng tối tân Su-35. Đây là biến thể hiện đại hóa sâu từ dòng Su-27 huyền thoại, tích hợp nhiều công nghệ của máy bay thế hệ 5. Su-35 có thể dùng để chiếm ưu thế trên không, cũng như để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên mặt biển.
Đặc điểm khác biệt của Su-35 so với Su-27 là: trang bị động cơ có lực đẩy mạnh hơn và nhất là có thể điều khiển véc tơ lực đẩy; hệ thống điện tử hàng không mới trên cơ sở hệ thống thông tin – điều khiển kỹ thuật số; hệ thống radar mạng pha chủ động với anten có thể phát hiện mục tiêu cách 400km có tiết diện phản xạ sóng radar 3m2.
Máy bay siêu cơ động ở các tốc độ thấp và gần như bằng không. Khả năng này có được là nhờ sử dụng cấu hình khí động hàng không đặc biệt và các động cơ hiện đại nhất có kiểm soát véc tơ lực đẩy. Mức độ cung cấp thông tin cao của buồng lái giảm tải chức năng lên phi công.
Tổ hợp lái mô phỏng của Sukhoi thiết kế để huấn luyện phi công Su-35 gồm: thiết bị tập lái tổng hợp; lớp học trên máy tính trình tự lái máy bay cho đội ngũ bay và nhân viên kỹ thuật được tích hợp vào một cơ cấu thông tin - phương pháp thống nhất cho phép huấn luyện đội ngũ bay và nhân viên kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp.
Lớp học dùng cho huấn luyện về lý thuyết, kiến thức được kiểm tra tự động, các nội dung học tập được luyện tập trên thiết bị lái mô phỏng, tiếp theo là trên thiết bị tập lái tổng hợp gần giống tối đa với buồng lái thật (đèn chiếu sáng có thể đóng lại được, hệ thống dây đai gắn vào ghế ngồi, màn hình hình cầu 270x110 độ) và trên thiết bị này thực tế có thể luyện tập tất cả các bài.
Có thể hợp nhất đến 16 thiết bị lái mô phỏng vào một mạng và tiến hành huấn luyện phi công theo nhóm. Sau này có thể liên kết cả các loại thiết bị lái mô phỏng khác nhau vào một môi trường thông tin thống nhất - tổ hợp thiết bị tập tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, Sukhoi không có ý định trang bị cho thiết bị tập tổng hợp hệ thống vận động bởi vì hệ thống này chỉ có thể mô phỏng một phần nhỏ của phổ quá tải rất lớn của các máy bay tiêm kích có khả năng cơ động cao, mà điều này sẽ gây ra các thói quen giả tạo.
Thực tế, hệ thống mô phỏng có thể thực hiện mọi bài tập như trên máy bay, kể cả tiếp nhiên liệu và, chủ yếu nhất là luyện tập các tình huống khẩn cấp. Về phương diện này, thiết bị tập lái thậm chí ưu việt hơn máy bay, bởi vì mô phỏng một vài tình huống hỏng hóc trên thực tế là nguy hiểm, đôi khi còn là không thể được. Và đây là một trong những tính năng then chốt của thiết bị lái mô phỏng.
Chỗ ngồi lái của phi công Su-35 trên thiết bị lái mô phỏng tổng hợp là một cabin kín loại có quạt thông khí, tại đó có tất cả những gì cần thiết để thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu một cách thuận lợi.
Các bộ phận điều khiển chủ yếu là: cần điều khiển máy bay; cần điều khiển động cơ và các bàn đạp.
Các phương tiện đảm bảo thông tin cho phi công gồm màn hình hàng không có bảng điều khiển hiển thị, màn hình này thể hiện thông tin bay, hai màn hình đa năng MFI-35, bảng hệ thống tích hợp các đồng hồ đo dự trữ ISRP, màn hình chỉ thị đa năng có diện tích hiển thị 4x5 inch, hệ thống hiển thị trên mũ bay và hệ thống thông báo bằng lời.
Màn hình chỉ thị đa năng có diện tích hiển thị 4x5 inch (ở vị trí panel bên cạnh phía sau cần điều khiển máy bay) dùng để hiệu chỉnh tất cả các hệ thống của máy bay, kể cả đài radar RLS, thiết bị ngắm bắn - dẫn đường, vũ khí, hệ thống ghi nhận hình ảnh. Máy tự động điều khiển sức đẩy và hệ thống điều khiển tự động. Trang bị này cho phép duy trì tốc độ bay đã chọn trong mọi hành động cơ động và trong mọi điều kiện hoặc hoàn toàn tự động lái máy bay theo hành trình phù hợp với nhiệm vụ bay mà không cần sự can thiệp của phi công. Khi đó nhiệm vụ của phi công chỉ còn cất hạ cánh, cũng như quyết định sử dụng vũ khí.
Bên trái là màn hình hiển thị đa năng MFI-35. Nhờ khung màn hình có nút bấm mà phi công có thể phân chia màn hình thành một số phần và đưa lên đó thông tin cần thiết bất kỳ về nhiệm vụ bay, về dẫn đường, vũ khí và tình trạng kỹ thuật của máy bay. Tính năng của các nút bấm đa năng thay đổi phụ thuộc vào tính chất của thông tin được hiển thị, ngay cạnh nút bấm có màn hình hiển thị tính năng hiện có của nút bấm. Phần phía dưới bên trái màn hình là dòng tin điều khiển chế độ của tổ hợp thiết bị trên máy bay KBO. Có tất cả 5 chế độ KBO: đánh gần và đánh xa trên không, đánh gần và đánh xa trên mặt đất và chế độ dẫn đường. Mỗi chế độ quy định một sự lựa chọn thông tin xác định được đưa lên màn hình và quy định vũ khí được sử dụng.
Trong ảnh, số 1 - Nút ngắt hệ thống điều khiển tự động; số 2 - Đảo mạch bốn vị trí cho các chế độ của KBO để chọn chế độ chiến đấu và dẫn đường của tổ hợp thiết bị trên máy bay; số 3 - Núm hồi quy đường chân trời (khi mất định hướng, phi công ấn nút này để máy bay tự động cân bằng); số 4 – núm bắn pháo, phóng tên lửa; số 5 - Đảo mạch “Cơ động– điều khiển quỹ đạo” đưa máy bay vào chế độ siêu cơ động và số 6 - Tay gạt đẩy (joystick) điều khiển đầu ghi hiển thị con trỏ trên màn hình.
Chuyến bay diễn ra như thế nào? Đầu tiên giáo viên (người hướng dẫn) đưa ra kịch bản bài tập sẽ được thực hiện, đưa ra tình huống chiến thuật và thời tiết trên bản đồ thật cho khu vực đã chọn, đưa ra “bên ta”– “bên địch” trên mặt đất, “treo” máy bay lên không trung… Giáo viên cũng có thể nhanh chóng đưa thêm vào bài tập các hỏng hóc hoặc trục trặc và kiểm tra phản xạ của phi công.
Trên RMI (chỗ làm việc của giáo viên) có các màn hiển thị. Trên bản đồ 3 chiều có đánh dấu các điểm chuẩn, các chỗ quay vòng của đường bay, một số mục tiêu nào đó. Trên màn hình thứ 2, người hướng dẫn quan sát hành động của phi công, các cơ quan và việc điều khiển và các thông số của chuyến bay. Và trên màn hình thứ 3 là toàn cảnh thiết bị tập lái…
Giáo viên có thể đọc văn bản đánh giá nhanh hành động của phi công đã thực hiện những chế độ nào, có vi phạm điều gì không (nếu đã vi phạm) và đã thực hiện những nhiệm vụ gì. Có thể kéo gần lại mọi đồng hồ đo và màn hiển thị để dễ nhìn.
Tiếp theo, đương nhiên, là chuyến bay. Người học ngồi trong cabin, còn người hướng dẫn ngồi tại vị trí làm việc của mình. Sau khi thực hiện bài tập là phần phân tích chuyến bay. Trong ảnh là phi công thử nghiệm của phòng thiết kế Sukhoi Sergei Chernyshev thực hiện chuyến bay kiểm tra và chia sẻ cảm nhận của mình với các nhà báo.
Theo ông Sergei, bản chất của nhiệm vụ chiến đấu hiện đại như sau: phi công cất cánh và chờ máy bay tự động đến được tọa độ định trước; sau đó phi công quyết định sử dụng vũ khí theo nhiệm vụ tác chiến (ấn nút “thắng địch”), chờ cho máy bay quay về căn cứ và thực hiện hạ cánh.
“Danh sách các nhiệm vụ mà máy bay này phải và đã giải quyết là rất lớn. Đặc điểm của nó là một phổ độ cao và tốc độ khổng lồ của máy bay, cự ly hoạt động và thời lượng bay rất ấn tượng, một lượng vũ khí có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm trong mọi thời tiết rất lớn. Mà chỉ có mỗi một người điều khiển tất cả các khả năng đó!”, phi công kỳ cựu Sergei Chernyshev nói.
Các nhà báo cũng đã có thể tham gia một chút vào thực hiện một nhiệm vụ thoạt nhìn cứ tưởng là đơn giản, hạ cánh. Nhưng trong số 6-7 người làm chỉ có một người thực hiện được. “Tôi cũng cho máy bay hạ cánh, nhưng sau người ta bảo tôi là trên mặt đất phải điều khiển máy bay bằng bàn đạp, chứ không phải là bằng cần lái và kết cục là tôi đã trượt ra ngoài đất”, tác giả các bức ảnh trên nói.
Nhân viên Sukhoi trong bài tập trong buồng lái Su-35 mô phỏng.