Nga mong Việt Nam ký đóng thêm tàu tên lửa Molniya?

Google News

(Kiến Thức) - Phía Nga hy vọng sớm ký hợp đồng đóng tiếp 4 tàu tên lửa Molniya cho Hải quân Việt Nam, nâng tổng số tàu này lên 10.

Thông tin này được công bố trong cuộc phỏng vấn của FlotProm với Phó Tổng Giám đốc Vympel Vitctor Doskin.
“Chúng tôi hài lòng về việc hợp tác với Việt Nam và hy vọng tiếp tục việc này, vì thoả thuận chung đã ký trước đó là sẽ cung cấp linh kiện để Việt Nam tự đóng 10 tàu tên lửa Molniya. Hiện Việt Nam đã đóng 6 chiếc, và chúng tôi hy vọng sớm ký hợp đồng đóng tiếp 4 chiếc nữa”, ông Doskin nói.
Các tàu Molniya đóng tại nhà máy của công ty Ba Son dưới sự giám sát của các chuyên gia Nga. “Các chuyên gia của chúng tôi tham gia tư vấn ở các khâu lắp ráp, thử nghiệm, xử lý các vấn đề kỹ thuật”, ông Doskin cho biết thêm.
Nga mong Viet Nam ky dong them tau ten lua Molniya?
Tàu tên lửa Molniya Việt Nam tự chế tạo.
Quá trình cung cấp thiết bị (phụ tùng, linh kiện) để đóng tàu cho phía Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2010 trong khuôn khổ một bản hợp đồng trị giá 30 triệu USD, và sẽ kéo dài đến năm 2016.
Tàu tên lửa Molnya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương.
Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molnya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Theo một số nguồn tin Nga, Việt Nam cũng có thể thay đổi hệ thống tên lửa Uran-E bằng các loại tên lửa diệt hạm mạnh mẽ hơn như BrahMos, Yakhont trên tàu Molniya trong tương lai gần.
Hoàng Lê

Bình luận(2)

Minh Hiền

Trần Thanh Tuấn

Nếu Việt Nam làm chủ được công nghệ đóng tàu cũng như làm chủ công nghệ sản xuất tên lửa của Nga. Nước ta nhất định sẻ bảo vệ được chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Chúc sự hợp tác Nga -Việt ngày càng bền Vững.

Minh Hiền

thanh long

Về vũ khí thì không nói, nhưng tàu nhỏ quá, chịu được sóng cấp 8,9 thôi nên không hoạt động xa bờ được. Nếu chỉ hoạt động gần bờ thì không cần thiết vì mình đã có hệ thống tên lửa bờ biển (đất đối hải). Do vậy ta nên đầu tự các tàu lớn có tên lửa hành trinh, khả năng chịu được sóng, hoạt động dài ngày, chịu được đụng độ trực tiếp, v.v... vì trong tuong lai , nếu xảy ra đụng độ, dạng tranh chấp sẽ dùng đến biện pháp đâm húc, thì tàu nhỏ rất dễ bị tổn thương và chìm.