Hãng thông tấn Sputnik News ngày 16/6 dẫn lời Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz Alexander Shlyakhtenko cho biết, Nga có khả năng sẽ trang bị các tên lửa chống hạm mới cho tàu tên lửa Molniya Project 12418 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.Tàu tên lửa Molniya là một trong những tàu chiến đấu mặt nước chủ lực hiện nay của Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam đã mua hai tàu từ Nga và hiện chúng nằm trong biên chế Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân. Sau đó, chúng ta đã mua giấy phép sản xuất để chế tạo loạt 6 tàu trong nước. Tính tới thời điểm hiện tại, đơn vị thực hiện – Tổng công ty Ba Son đã hoàn thành và bàn giao 4 trong 6 chiếc.Tàu tên lửa lớp Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương bằng 16 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E (tầm phóng 130km, trên lý thuyết một phát đạn sẽ hạ được tàu cỡ 5.000 tấn).Tuy Uran-E là loại tên lửa hiện đại, mạnh mẽ nhưng tầm bắn 130km vẫn thuộc loại ngắn, ngoài ra tốc độ cận âm thì chưa chắc đã có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tàu chiến ngày càng hiện đại. Có lẽ chính vì vậy mà Việt Nam mới nghiên cứu trang bị tên lửa chống hạm mới cho các tàu Molniya tiếp theo.Theo ông Shlyakhtenko, “Việt Nam đề nghị trang bị vũ khí mới (cho tàu tên lửa Molniya), muốn là các loại BrahMos hoặc Yakhont. Thực vậy, gần đây đã có thông tin Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới tên lửa hành trình BrahMos (Ấn Độ - Nga sản xuất). Đây là một trong những loại tên lửa diệt hạm đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Tên lửa đạt tầm bắn đến 290km, tốc độ bay vượt âm thanh Mach 2,8-3.Việc tích hợp BrahMos lên các tàu Molniya có lẽ không phải là vấn đề quá khó khăn. Phương án tích hợp BrahMos trên tàu tên lửa cỡ 500 tấn như Molniya từng được giới thiệu tại triển lãm MAKS 2009 ở Moscow. Việc trang bị tên lửa hạng nặng khiến số lượng đạn mang theo giảm xuống chỉ còn 8 nhưng đổi lại sức tấn công không hề suy giảm mà còn mạnh hơn, tầm xa hơn, xác suất hạ mục tiêu lớn hơn.Ông Shlyakhtenko cũng đề cập tới loại tên lửa hành trình chống hạm Yakhont (Nga phát triển). Thực tế, đây chính là nguyên mẫu phát triển BrahMos cho Ấn Độ, hay nói cách khác BrahMos như là phiên bản cải tiến cho Ấn Độ dựa trên Yakhont.Tên lửa hành trình chống hạm Yakhont đạt tầm bắn 120-300km tùy quỹ đạo bay cao – thấp, tốc độ hành trình vượt âm Mach 2-2,5. Ảnh: tên lửa Yakhont được phóng từ tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Indonesia.“Và đó cũng có thể là Klub – phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình Kalibr”, ông Shlyakhtenko nói thêm. Klub là họ tên lửa hành trình chống tàu siêu âm có thể tích hợp trên tàu ngầm, tàu mặt nước, nền tảng ở đất liền. Hiện Việt Nam đã mua biến thể phóng trên tàu ngầm Klub-S để trang bị cho các tàu ngầm Kilo Project 636MV mua của Nga.Nga cũng phát triển biến thể Klub-N phóng trên tàu mặt nước, vấn đề là thiết kế này yêu cầu phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS, trong ảnh). Chưa rõ, nếu Việt Nam chọn Klub-N thì phía Nga có giải pháp nào để tích hợp lên không gian chật hẹp trên tàu Molniya.
Hãng thông tấn Sputnik News ngày 16/6 dẫn lời Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz Alexander Shlyakhtenko cho biết, Nga có khả năng sẽ trang bị các tên lửa chống hạm mới cho tàu tên lửa Molniya Project 12418 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Tàu tên lửa Molniya là một trong những tàu chiến đấu mặt nước chủ lực hiện nay của Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam đã mua hai tàu từ Nga và hiện chúng nằm trong biên chế Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân. Sau đó, chúng ta đã mua giấy phép sản xuất để chế tạo loạt 6 tàu trong nước. Tính tới thời điểm hiện tại, đơn vị thực hiện – Tổng công ty Ba Son đã hoàn thành và bàn giao 4 trong 6 chiếc.
Tàu tên lửa lớp Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương bằng 16 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E (tầm phóng 130km, trên lý thuyết một phát đạn sẽ hạ được tàu cỡ 5.000 tấn).
Tuy Uran-E là loại tên lửa hiện đại, mạnh mẽ nhưng tầm bắn 130km vẫn thuộc loại ngắn, ngoài ra tốc độ cận âm thì chưa chắc đã có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tàu chiến ngày càng hiện đại. Có lẽ chính vì vậy mà Việt Nam mới nghiên cứu trang bị tên lửa chống hạm mới cho các tàu Molniya tiếp theo.
Theo ông Shlyakhtenko, “Việt Nam đề nghị trang bị vũ khí mới (cho tàu tên lửa Molniya), muốn là các loại BrahMos hoặc Yakhont. Thực vậy, gần đây đã có thông tin Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới tên lửa hành trình BrahMos (Ấn Độ - Nga sản xuất). Đây là một trong những loại tên lửa diệt hạm đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Tên lửa đạt tầm bắn đến 290km, tốc độ bay vượt âm thanh Mach 2,8-3.
Việc tích hợp BrahMos lên các tàu Molniya có lẽ không phải là vấn đề quá khó khăn. Phương án tích hợp BrahMos trên tàu tên lửa cỡ 500 tấn như Molniya từng được giới thiệu tại triển lãm MAKS 2009 ở Moscow. Việc trang bị tên lửa hạng nặng khiến số lượng đạn mang theo giảm xuống chỉ còn 8 nhưng đổi lại sức tấn công không hề suy giảm mà còn mạnh hơn, tầm xa hơn, xác suất hạ mục tiêu lớn hơn.
Ông Shlyakhtenko cũng đề cập tới loại tên lửa hành trình chống hạm Yakhont (Nga phát triển). Thực tế, đây chính là nguyên mẫu phát triển BrahMos cho Ấn Độ, hay nói cách khác BrahMos như là phiên bản cải tiến cho Ấn Độ dựa trên Yakhont.
Tên lửa hành trình chống hạm Yakhont đạt tầm bắn 120-300km tùy quỹ đạo bay cao – thấp, tốc độ hành trình vượt âm Mach 2-2,5. Ảnh: tên lửa Yakhont được phóng từ tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Indonesia.
“Và đó cũng có thể là Klub – phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình Kalibr”, ông Shlyakhtenko nói thêm. Klub là họ tên lửa hành trình chống tàu siêu âm có thể tích hợp trên tàu ngầm, tàu mặt nước, nền tảng ở đất liền. Hiện Việt Nam đã mua biến thể phóng trên tàu ngầm Klub-S để trang bị cho các tàu ngầm Kilo Project 636MV mua của Nga.
Nga cũng phát triển biến thể Klub-N phóng trên tàu mặt nước, vấn đề là thiết kế này yêu cầu phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS, trong ảnh). Chưa rõ, nếu Việt Nam chọn Klub-N thì phía Nga có giải pháp nào để tích hợp lên không gian chật hẹp trên tàu Molniya.