Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng một số lượng không xác định xe tăng T-62, nhưng chúng chủ yếu được cất trong các nhà kho, còn đang hoạt động ngày đêm trong các đơn vị xe tăng Việt Nam là loại xe T-54/T-55.
Theo một số nugồn tin, hợp đồng mua T-62 chính là hợp đồng mua xe tăng chiến đấu chủ lực dạng thương mại đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam kể từ khi giải phóng miền Nam cho đến nay.
Đầu năm 1978, Việt Nam đã đặt hàng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 từ Liên Xô, quá trình giao hàng được thực hiện trong những năm 1978-1979.
Phần lớn T-62 xuất khẩu cho Việt Nam được sản xuất tại Tiệp Khắc, một số được lấy từ trong biên chế quân đội Liên Xô. Theo các nguồn tin không chính thức, tính đến năm 2009, có khoảng 220 chiếc T-62 đang được cất giữ trong các nhà kho của quân đội nhân dân Việt Nam.
|
T-62 trong một nhà kho của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTVNOL
|
T-62 là một bước phát triển hơn nữa trong chu kì phát triển xe tăng của Liên Xô với sự khởi đầu của dòng T-54/T-55. Nó bắt đầu được sản xuất từ năm 1961 và dây chuyền chế tạo vẫn còn hoạt động cho đến tận năm 1975.
Sau khi ra đời, T-62 trở thành loại tăng tiêu chuẩn trong trong các đơn vị tăng và bộ binh cơ giới của Liên Xô, từ từ thay thế cho loại T-54/T-55. Đến những năm 1980 nó đã được thay thế bởi các thế hệ tăng hiện đại hơn như T-64/T-72/T-80.
|
T-62 đang được giới thiệu tới các sĩ quan lực lượng Tăng - Thiết giáp.
|
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 nặng 40 tấn, dài 9,34m, rộng 3,3m, cao 2,4m. Bánh xích xe được thiết kế với 5 bánh chịu lực, trong đó 3 bánh đầu tiên được lắp gần nhau trong khi khoảng cách giữa bánh thứ 3,4,5 là lớn hơn một chút. Đĩa xích nằm ở phía sau trong khi bánh dẫn hướng nằm ở phía trước, và T-62 không sử dụng các con lăn hỗ trợ.
Tháp pháo hình tròn, đặt tại vị trí bánh xích thứ 3, nó có hình dáng giống quả trứng hơn các thế hệ T-54/T-55. Vị trí cửa trưởng xe nằm bên trái tháp pháo và không sử dụng kiểu cài then như trên T-55. Vị trí cửa của pháo thủ nằm bên tay phải xe, xa hơn một chút về phía trước và tại vị trí đó gắn một khẩu DShKM 12,7mm.
|
T-62 của quân đội Afghanistan.
|
Cũng giống như T-55, T-62 sử dụng động cơ diesel V-12 580 mã lực, giúp cho nó có thể hành trình quãng đường 320km trên địa hình khó khăn hay 450km trên đường tốt, nếu sử dụng bình xăng phụ 200L thì quãng đường tương ứng sẽ là 450km cho đường xấu và 650km cho đường tốt. T-62 còn sử dụng chung hệ thống thông hơi và tạo khói ngụy trang với dòng T-54/T-55, cũng như chia sẻ hệ thống dò tìm phóng xạ PAZ trên T-55.
Một số mẫu T-62 được tích hợp hệ thống bảo vệ NBC đầy đủ. Đa phần các mẫu T-62 sử dụng hệ thống kính nhìn đêm, thiết bị lái cũng như hệ thống kiểm soát hỏa lực giống như T-54/55, mặc dù một số chiếc T-62 được tích hợp thiết bị quan sát đêm thụ động thay cho thiết bị ngắm IR chủ động của pháo thủ, và thiết bị đo xa laser cũng được sử dụng thay cho thiết bị đo quang học.
|
T-62 của quân đội Nga với giáp lồng bên hông xe.
|
Mẫu xe tăng chủ lực đầu tiên của Liên Xô sử dụng pháo nòng trơn 115mm (cơ số 40 viên đạn) thuộc mẫu Obiekt 165 và Obiekt 166. Sau cuộc thử nghiệm tại Kubinka, Obiekt 166 đã được chọn cho dự án Yubileniye (dự án phát triển dòng tăng chủ lực mới của Liên Xô). Việc sản xuất bắt đầu vào cuối năm 1961 với 25 chiếc đầu tiên được biết dưới cái tên mới là T-62.
Việc nghiên cứu về pháo nòng trơn cũng nằm trong cái dự án Yubileniye bắt đầu từ năm 1953, khẩu pháo nòng trơn 100mm đã được lắp trên mẫu T-54M (Obiekt 140) nhưng không được chấp thuận để sản xuất. Đến năm 1959, ra đời 2 mẫu Obiekt 165 và Obiekt 166, sang T-64, ban đầu cũng dùng pháo nòng trơn 115mm nhưng sau khi nghiên cứu pháo 105mm của xe tăng M60A1 Liên Xô nhận đc sau cuộc đào tẩu của 1 sĩ quan Iran đã cho thấy rằng việc dùng pháo nòng trơn 115mm D-68 trên T-64 là 1 sai lầm, sau đó được thay bằng pháo nòng trơn 125mm D-81T.
|
T-62 của quân Nga trong cuộc chiến với Gruzia năm 2008.
|
Kỳ sau: Sức mạnh vượt trội của T-62 so với thế hệ xe tăng T-54/55