Để hỗ trợ cho chiến trường Điện Biên Phủ (yểm trợ hỏa lực, thả dù hàng, thả lính dù), Không quân Pháp và Mỹ đã huy động tổng cộng: 100 máy bay vận C-47 Dakota, 16 C-119 (của Mỹ); 48 “pháo đài bay” B-26 Invader, 8 Consolidated PB4T Privateer; 227 tiêm kích F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsairs. Ảnh minh họa
Trong đó, C-47 Dakota là máy bay vận tải quân sự hạng nhẹ được phát triển bởi Công ty máy bay Douglas (Mỹ) dựa trên mẫu máy bay chở khách DC-3. C-47 trang bị 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-1830-90C cho tốc độ tối đa 360km/h, tầm bay 2.575km, chở tối đa 2,7 tấn hàng hoặc 28 lính dù. Ảnh minh họa
Đúng như nhiệm vụ thiết kế của nó, C-47 Dakota ở Điện Biên Phủ chủ yếu làm nhiệm vụ thả dù hàng, thả quân dù, chở hàng hóa, thiết bị quân sự hạng nhẹ.
Cùng với Pháp, Mỹ cũng trực tiếp can dự vào Điện Biên Phủ với việc điều 16 máy bay vận tải C-119 hỗ trợ thả dù hàng, thả quân dù xuống Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa
C-119 là máy bay vận tải quân sự do Công ty máy bay Fairchild (Mỹ) phát triển và sản xuất sau chiến tranh thế giới 2. C-119 có khả năng chở 4,5 tấn hàng hoặc 62 lính dù hoặc 35 cáng cứu thương. Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 45km/h, tầm bay 3.600km. Ảnh minh họa
Về lực lượng không quân ném bom, Mỹ - Pháp huy động lực lượng tương đối lớn với 56 chiếc máy bay ném bom. Đầu tiên là 48 chiếc máy bay B-26 Invader do Công ty Glenn L. Martin (Mỹ) sản xuất trong Chiến tranh Thế giới 2. Ảnh minh họa
B-26 Invader trang bị 2 động cơ cánh quạt R-2800-43 cho tốc độ tối đa 460km/h, bán kính chiến đấu 1.850km, chở được tối đa 1,8 tấn bom và trang bị thêm 12 súng máy 12,7mm Browning. Ảnh minh họa
Ngoài ra, Pháp còn huy động 8 chiếc máy bay ném bom – tuần tra biển Consolidated PB4T Privateer cũng do Mỹ sản xuất. Nó có thể chở được 5,8 tấn bom hoặc thủy lôi, ngư lôi và trang bị thêm 12 súng máy 12,7mm. Trong ảnh là PB4T đậu trên sân bay ở Việt Nam thời kỳ những năm 1950.
Ngoài đội hình ném bom hùng hậu, với sự hỗ trợ từ Mỹ, Pháp đã tập trung lượng lớn các máy bay tiêm kích tham gia hỗ trợ chiến trường Điện Biên Phủ, gồm 227 chiếc tiêm kích động cơ cánh quạt. Trong ảnh là dàn máy bay tiêm kích F8F Bearcat tại một sân bay ở Việt Nam.
F8F Bearcat là mẫu tiêm kích hải quân một động cơ do Công ty Grumman (Mỹ) sản xuất trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. F8F trang bị 4 súng máy 12,7mm, có thể mang theo 454kg bom và 4 đạn rocket 127mm. Ảnh minh họa
Cùng hãng sản xuất với chiếc F8F và cùng tham gia cuộc chiến ở Điện Biên Phủ là tiêm kích hạm F6F Hellcat. Mẫu máy bay này có thể mang 6 súng máy 12,7mm hoặc 2 pháo 20mm và 6 rocket 127mm hoặc 2 rocket 298mm hoặc 1,8 tấn bom. Ảnh minh họa
Tiêm kích hạm F4U Corsair do Công ty Chance Vought (Mỹ) sản xuất trong chiến tranh Thế giới 2. Loại máy bay này có thể mang 4 súng máy 12,7mm và 4 rocket 127mm hoặc 910 kg bom. Ảnh minh họa
Mặc dù có lực lượng không quân hùng hậu, áp đảo nhưng trong cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, quân Pháp phải chuốc lấy một thất bại đau đớn với tổng cộng 62 máy bay (gồm tất cả các loại máy bay mà Pháp-Mỹ huy động) bị lực lượng phòng không non trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam phá hủy.
Lực lượng Phòng không Việt Nam ở Điện Biên Phủ khi đó chỉ có vẻn vẹn 24 khẩu pháo phòng không 37mm M1939 (1 nòng) và một ít súng máy phòng không tầm thấp 12,7mm. Trong ảnh là trận địa pháo 37mm ở chiến trường Điện Biên Phủ.
Trận địa súng máy phòng không 12,7mm ở Điện Biên Phủ.
Bộ đội Việt Nam đứng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Điện Biên Phủ.
Ngoài 62 chiếc bị phá hủy (trong đó có những chiếc đang bay và những chiếc nằm trên đường băng), còn có 186 chiếc khác bị trúng đạn hư hại ở nhiều mức độ. Đặc biệt, Không quân Mỹ hùng mạnh cũng lần đầu nếm mùi phòng không Việt Nam với một chiếc C-119 bị bắn rơi. Trong ảnh là xác máy bay Pháp bị bắn hạ ở Điện Biên Phủ.
Để hỗ trợ cho chiến trường Điện Biên Phủ (yểm trợ hỏa lực, thả dù hàng, thả lính dù), Không quân Pháp và Mỹ đã huy động tổng cộng: 100 máy bay vận C-47 Dakota, 16 C-119 (của Mỹ); 48 “pháo đài bay” B-26 Invader, 8 Consolidated PB4T Privateer; 227 tiêm kích F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsairs. Ảnh minh họa
Trong đó, C-47 Dakota là máy bay vận tải quân sự hạng nhẹ được phát triển bởi Công ty máy bay Douglas (Mỹ) dựa trên mẫu máy bay chở khách DC-3. C-47 trang bị 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-1830-90C cho tốc độ tối đa 360km/h, tầm bay 2.575km, chở tối đa 2,7 tấn hàng hoặc 28 lính dù. Ảnh minh họa
Đúng như nhiệm vụ thiết kế của nó, C-47 Dakota ở Điện Biên Phủ chủ yếu làm nhiệm vụ thả dù hàng, thả quân dù, chở hàng hóa, thiết bị quân sự hạng nhẹ.
Cùng với Pháp, Mỹ cũng trực tiếp can dự vào Điện Biên Phủ với việc điều 16 máy bay vận tải C-119 hỗ trợ thả dù hàng, thả quân dù xuống Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa
C-119 là máy bay vận tải quân sự do Công ty máy bay Fairchild (Mỹ) phát triển và sản xuất sau chiến tranh thế giới 2. C-119 có khả năng chở 4,5 tấn hàng hoặc 62 lính dù hoặc 35 cáng cứu thương. Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 45km/h, tầm bay 3.600km. Ảnh minh họa
Về lực lượng không quân ném bom, Mỹ - Pháp huy động lực lượng tương đối lớn với 56 chiếc máy bay ném bom. Đầu tiên là 48 chiếc máy bay B-26 Invader do Công ty Glenn L. Martin (Mỹ) sản xuất trong Chiến tranh Thế giới 2. Ảnh minh họa
B-26 Invader trang bị 2 động cơ cánh quạt R-2800-43 cho tốc độ tối đa 460km/h, bán kính chiến đấu 1.850km, chở được tối đa 1,8 tấn bom và trang bị thêm 12 súng máy 12,7mm Browning. Ảnh minh họa
Ngoài ra, Pháp còn huy động 8 chiếc máy bay ném bom – tuần tra biển Consolidated PB4T Privateer cũng do Mỹ sản xuất. Nó có thể chở được 5,8 tấn bom hoặc thủy lôi, ngư lôi và trang bị thêm 12 súng máy 12,7mm. Trong ảnh là PB4T đậu trên sân bay ở Việt Nam thời kỳ những năm 1950.
Ngoài đội hình ném bom hùng hậu, với sự hỗ trợ từ Mỹ, Pháp đã tập trung lượng lớn các máy bay tiêm kích tham gia hỗ trợ chiến trường Điện Biên Phủ, gồm 227 chiếc tiêm kích động cơ cánh quạt. Trong ảnh là dàn máy bay tiêm kích F8F Bearcat tại một sân bay ở Việt Nam.
F8F Bearcat là mẫu tiêm kích hải quân một động cơ do Công ty Grumman (Mỹ) sản xuất trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. F8F trang bị 4 súng máy 12,7mm, có thể mang theo 454kg bom và 4 đạn rocket 127mm. Ảnh minh họa
Cùng hãng sản xuất với chiếc F8F và cùng tham gia cuộc chiến ở Điện Biên Phủ là tiêm kích hạm F6F Hellcat. Mẫu máy bay này có thể mang 6 súng máy 12,7mm hoặc 2 pháo 20mm và 6 rocket 127mm hoặc 2 rocket 298mm hoặc 1,8 tấn bom. Ảnh minh họa
Tiêm kích hạm F4U Corsair do Công ty Chance Vought (Mỹ) sản xuất trong chiến tranh Thế giới 2. Loại máy bay này có thể mang 4 súng máy 12,7mm và 4 rocket 127mm hoặc 910 kg bom. Ảnh minh họa
Mặc dù có lực lượng không quân hùng hậu, áp đảo nhưng trong cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, quân Pháp phải chuốc lấy một thất bại đau đớn với tổng cộng 62 máy bay (gồm tất cả các loại máy bay mà Pháp-Mỹ huy động) bị lực lượng phòng không non trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam phá hủy.
Lực lượng Phòng không Việt Nam ở Điện Biên Phủ khi đó chỉ có vẻn vẹn 24 khẩu pháo phòng không 37mm M1939 (1 nòng) và một ít súng máy phòng không tầm thấp 12,7mm. Trong ảnh là trận địa pháo 37mm ở chiến trường Điện Biên Phủ.
Trận địa súng máy phòng không 12,7mm ở Điện Biên Phủ.
Bộ đội Việt Nam đứng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Điện Biên Phủ.
Ngoài 62 chiếc bị phá hủy (trong đó có những chiếc đang bay và những chiếc nằm trên đường băng), còn có 186 chiếc khác bị trúng đạn hư hại ở nhiều mức độ. Đặc biệt, Không quân Mỹ hùng mạnh cũng lần đầu nếm mùi phòng không Việt Nam với một chiếc C-119 bị bắn rơi. Trong ảnh là xác máy bay Pháp bị bắn hạ ở Điện Biên Phủ.