Với trang bị hơn 2.100 máy bay các loại Không quân Trung Quốc là một trong những lực lượng không quân lớn nhất thế giới, nhưng việc sở hữu nhiều máy bay không mang lại cho Trung Quốc sức mạnh thật sự. Khi mà các máy bay chiến đấu do nước này sản xuất phát sinh quá nhiều lỗi trong quá trình hoạt động và đa số trong số đó điều có liên quan đến các động cơ phản lực.
Động cơ phản lực vấn đề muôn thuở
Sức mạnh không quân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Quân đội Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa. Tuy nhiên mọi nỗ lực của quân đội nước này dành cho lực lượng không quân thật sự không mang lại hiệu quả.
|
Máy bay tiêm kích đánh chặn J-8 của Trung Quốc. |
Tình trạng của Không quân Trung Quốc hiện nay tương tự như lực lượng tăng thiết giáp của nước này, khi mà Không quân Trung Quốc vẫn còn duy trì hàng trăm chiếc tiêm kích J-7 hay J-8 đã lỗi thời.
Mặc dù Trung Quốc đang dần thay thế số này bằng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 nhưng chừng đó là chưa đủ. Vì chính các máy bay chiến đấu này cũng đang trở nên lỗi thời và chúng đều được phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh.
Một ví dụ điển hình là tiêm kích J-11 của Trung Quốc được sao chép từ máy bay Su-27SK do Liên Xô chế tạo. J-11 được Trung Quốc đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1998 và cho đến đã gần 20 năm nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập các linh kiện hàng không quan trọng cũng như động cơ phản lực từ Nga để phục vụ cho quá trình sản xuất loại máy bay này.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Trung Quốc là nước được lợi nhất khi mua được các công nghệ quốc phòng tiên tiến từ Nga và dĩ nhiên cái giá mà Moscow phải trả cho sự hợp tác quân sự này với Trung Quốc là không hề rẻ. Khi hàng loạt công nghệ quốc phòng của Nga bị các công ty quốc phòng Trung Quốc sao chép một cách trắng trợn, kéo theo đó là sự đổ vỡ của các hợp đồng quân sự giữa Bắc Kinh và Moscow. Tất nhiên Nga cũng bắt đầu đáp trả bằng cách hạn chế bán các cộng nghệ quốc phòng cho Trung Quốc và một trong số đó là công nghệ động cơ phản lực.
|
Trong ảnh là động cơ phản lực nội địa WS-10 do Trung Quốc sản xuất, chính bản thân Quân đội Trung Quốc cũng hoài nghi về chất lượng của loại động cơ này.
|
Và đối với Quân đội Trung Quốc, việc có thể tự sản xuất được các động cơ phản lực dành cho các loại máy bay chiến đấu của nước này đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng một lực lượng không quân hiện đại. Thậm chí Trung Quốc đã mất hơn 10 năm chỉ để làm được việc đó nhưng không mấy thành công và nước này vẫn tiếp tục lệ thuộc vào nguồn động cơ phản lực từ Nga cho các loại máy bay từ J-10 cho đến J-11.
Mẫu động cơ phản lực nội địa thành công nhất của Trung Quốc là WS-10, nó được trang bị hầu hết các loại máy bay chiến đấu của nước này như J-11B, J-15, J-16 và J-10. Nhưng thực tế bản thân Quân đội lẫn Không quân Trung Quốc không hài lòng với loại động cơ này với hàng loạt sự cố cũng như tai nạn có liên quan đến WS-10. Dù Tập đoàn sản xuất máy bay Thẩm Dương nơi đã chế tạo ra WS-10 đã nhiều lần nâng cấp và thay đổi thiết kế của mẫu động cơ này nhưng chúng vẫn còn quá nhiều thiếu xót.
Năm 2010, tờ Washington Post dẫn lời các chuyên gia hàng không Nga và Trung Quốc cho hay, các động cơ phản lực WS-10A của Trung Quốc cần được bảo dưỡng định kỳ sau 30 giờ hoạt động. Con số này thấp hơn nhiều lần so với các tiêu chẩn quốc tế, đối với các động cơ phản lực của Nga là 400 giờ.
|
Các nguyên mẫu tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc đang thử nghiệm trên tàu sân bay Liêu Ninh.
|
Trong năm 2013, Không quân Hải quân Trung Quốc bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các máy bay tiêm kích trên hạm J-15 có hình dáng gần như tương tự J-11. Nhiều đánh giá cho rằng J-15 cũng là biến thể sao chép của tiêm kích trên hạm Su-33 do Liên Xô chế tạo.
Do đó cũng không mấy ngạc nhiên khi nguyên mẫu J-15 đầu tiên được cho ra mắt vào 2009 trang bị các động cơ phản lực của Nga. Nhưng đến năm 2010 Trung Quốc lại tuyên bố đang phát triển một biến thể động cơ phản lực nội địa mới là WS-10H để thay thế cho các động cơ phản lực do nước ngoài chế tạo. Và đã hơn 4 năm, nhưng biến thể động cơ nội địa này của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện. Dù có hay không việc Trung Quốc tự phát triển một dòng động cơ phản lực nội địa mới thì tương lai của các loại động cơ này cũng không mấy rõ ràng.
Bất chấp những khó khăn như vậy Trung Quốc vẫn phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của nước này là J-20. Và theo các tướng lĩnh Trung Quốc J-20 có sức mạnh ngang ngửa so với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ. Nhưng trên bài đánh giá của trang mạng quân sự “War is Boring” với tiêu đề là “Quân đội Trung Quốc là một con rồng giấy” lại cho rằng, J-20 chỉ có thể đưa vào trang bị chính thức cho Không quân Trung Quốc sớm nhất là vào năm 2021.