Hạm đội Baltic thuộc Hải quân Nga bắt đầu được Hoàng đế Peter thiết lập trong cuộc Đại Chiến Bắc Âu giữa Nga và Thụy Điển kéo dài hơn 2 thập niên từ năm 1700-1721. Ban đầu các con tàu của hạm đội được sản xuất tại Lodeynoye Pole vào năm 1702-1703.Chỉ huy đầu tiên của Hạm đội Baltic là Đô đốc người Hà Lan Cornelius Cruys. Đến năm 1703, căn cứ chủ chốt của Hạm đội ở Kronshtadt đã được thiết lập. Ảnh: các thủy thủ đang reo hò nâng tạ trên boong tàu của Hạm đội.Ngày 18/5/1703, Hạm đội Baltic Nga lần đầu tiên giành chiến thắng trước Hải quân Thụy Điển và tóm sống 2 chiến hạm của đối phương. Cũng trong năm này, hạm đội bắt đầu được nhận các chiến hạm mới. Chiếc tàu khu trục nhỏ đầu tiên Shtandart trang bị 24 khẩu pháo được xem là thủ lĩnh của hạm đội. Năm 1724, hạm đội đã có 141 tàu chiến loại cánh buồm và hàng trăm loại tàu sử dụng mái chèo.Hạm đội Baltic đã tham gia cuộc Đại Chiến Bắc Âu trên khắp các chiến tuyến từ Viborg,Tallinn, Riga, Tây Estonia, Helsinki tới Turku.Uy danh của Hạm đội Baltic Nga không chỉ dừng lại ở vùng Baltic mà còn ở nhiều nơi khác. Trong suốt cuộc chiến tranh Nga-Phổ (thế kỷ 18, 19), hạm đội đã điều tàu chiến vượt Địa Trung Hải triệt hạ các tàu chiến của Hải quân Ottoman ở các trận hải chiến Chesma (1770), Dardanelless (1807), Athos (1807) và Navarino (1827).Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hạm đội Baltic đã có những đóng góp quan trọng cho khoa học ở các lĩnh vực địa lý và hải dương học, với 432 phát kiến địa lý qua các chuyến đi vòng quanh thế giới của 98 vị đô đốc và sĩ quan của hạm đội.Hạm đội đã giới thiệu một loạt vũ khí tác chiến mới lạ, bao gồm cả loại mìn ngư lôi, do Boris Yakobi sáng tạo ra. Ngoài ra còn có các nhà phát minh khác từng phục vụ hạm đội như Alexander Popov (người đầu tiên chứng minh được ứng dụng thực tiễn của sóng radio), Stepan Mak (người đầu tiên phóng ngư lôi từ một con thuyền), và Alexander Mozhaisky (người đồng phát minh ra máy bay đầu tiên trên thế giới). Ảnh: Hạm đội tổ chức tập trận đổ bộ với các tàu đệm khí cỡ lớn.Nửa cuối thế kỷ 19, Hạm đội Baltic Nga được trang bị rất nhiều chiến hạm bọc thép. Song chúng đã bị phá hủy đáng kể trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật vào những năm 1904-1905. Vào những năm 1910, hạm đội này đã được trang bị các tàu chiến hiện đại.Trong Chiến tranh thế giới 1, tuy bị Hải quân Đức áp đảo, nhưng Hạm đội Baltic đã phá hủy được 100 chiến hạm của đối phương. Ảnh: các cô gái Nga chào đón tàu tuần tra Neustrashimy trở về căn cứ sau hành trình thám hiểm dài trên đại dương.Trong suốt cuộc Cách mạng tháng Mười 1917, các thủy thủ của Hạm đội Blatic đã hỗ trợ tích cực cho những người Bolshevik.Từ tháng 3/1918 đến năm 1935, Hạm đội Baltic được đặt tên là Lực lượng Hải quân Baltic. Trong hai cuộc thế chiến, hạm đội này cũng đã nhận được nhiều chiến hạm mới. Hạm đội cũng là cơ sở khai sinh ra Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội biển Bắc của Hải quân Nga ngày nay.Trong suốt cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại phát xít, Hạm đội Baltic đã góp phần tích cực vào bảo vệ các hòn đảo Hanko, Tallinn và rất nhiều đảo khác ở khu vực Estonia. Ảnh: tàu chiến hạm đội Baltic phun vòi rồng thị uy sức mạnh trong Ngày thành lập Hải quân Nga ở Batiysk.Điều ít người để ý là Hạm đội biển Baltic có tới hơn 110 nghìn thủy thủ hoạt động chiến đấu trên mặt đất. Hạm đội đã từng thực hiện 24 cuộc tấn công đổ bộ, tiêu diệt 1.205 chiến hạm địch và bắn rơi 2.418 máy bay địch. Có tới 137 thủy thủ của Hạm đội được phong danh hiệu Anh hùng của Liên Xô. Ảnh: các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn xe tăng, Lữ đoàn Cơ giới của Hạm đội Baltic.Đầu những năm 1950, hạm đội bắt đầu được trang bị các tàu tên lửa tấn công và các chiến đấu cơ để tăng khả năng chiến đấu. Ảnh: xạ thủ trên tàu quét mìn Nga đang điều khiển khẩu Ak-306 trong một cuộc tập trận.Hạm đội Baltic từng hai lần nhận Huân Chương Cờ Đỏ vào năm 1928 và 1965.Sau năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, Hạm đội biển Baltic đã rời bỏ các căn cứ ở Estonia, Latvia và Lithuania để về đồn trụ tại vùng lãnh thổ độc lập thuộc Nga là Kaliningrad.Hiện Hạm đội Baltic là một trong những lực lượng hải quân chủ chốt của Nga ở vùng Baltic nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, an ninh hàng hải và các nhiệm vụ quốc tế của Nga.Lực lượng hiện nay gồm cả các đơn vị tàu nổi, tàu ngầm, không quân, cơ giới và hỗ trợ kỹ thuật. Vào ngày 18/5 vừa qua, Hạm đội đã chính thức kỷ niệm ngày thành lập.
Hạm đội Baltic thuộc Hải quân Nga bắt đầu được Hoàng đế Peter thiết lập trong cuộc Đại Chiến Bắc Âu giữa Nga và Thụy Điển kéo dài hơn 2 thập niên từ năm 1700-1721. Ban đầu các con tàu của hạm đội được sản xuất tại Lodeynoye Pole vào năm 1702-1703.
Chỉ huy đầu tiên của Hạm đội Baltic là Đô đốc người Hà Lan Cornelius Cruys. Đến năm 1703, căn cứ chủ chốt của Hạm đội ở Kronshtadt đã được thiết lập. Ảnh: các thủy thủ đang reo hò nâng tạ trên boong tàu của Hạm đội.
Ngày 18/5/1703, Hạm đội Baltic Nga lần đầu tiên giành chiến thắng trước Hải quân Thụy Điển và tóm sống 2 chiến hạm của đối phương. Cũng trong năm này, hạm đội bắt đầu được nhận các chiến hạm mới. Chiếc tàu khu trục nhỏ đầu tiên Shtandart trang bị 24 khẩu pháo được xem là thủ lĩnh của hạm đội. Năm 1724, hạm đội đã có 141 tàu chiến loại cánh buồm và hàng trăm loại tàu sử dụng mái chèo.
Hạm đội Baltic đã tham gia cuộc Đại Chiến Bắc Âu trên khắp các chiến tuyến từ Viborg,Tallinn, Riga, Tây Estonia, Helsinki tới Turku.
Uy danh của Hạm đội Baltic Nga không chỉ dừng lại ở vùng Baltic mà còn ở nhiều nơi khác. Trong suốt cuộc chiến tranh Nga-Phổ (thế kỷ 18, 19), hạm đội đã điều tàu chiến vượt Địa Trung Hải triệt hạ các tàu chiến của Hải quân Ottoman ở các trận hải chiến Chesma (1770), Dardanelless (1807), Athos (1807) và Navarino (1827).
Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hạm đội Baltic đã có những đóng góp quan trọng cho khoa học ở các lĩnh vực địa lý và hải dương học, với 432 phát kiến địa lý qua các chuyến đi vòng quanh thế giới của 98 vị đô đốc và sĩ quan của hạm đội.
Hạm đội đã giới thiệu một loạt vũ khí tác chiến mới lạ, bao gồm cả loại mìn ngư lôi, do Boris Yakobi sáng tạo ra. Ngoài ra còn có các nhà phát minh khác từng phục vụ hạm đội như Alexander Popov (người đầu tiên chứng minh được ứng dụng thực tiễn của sóng radio), Stepan Mak (người đầu tiên phóng ngư lôi từ một con thuyền), và Alexander Mozhaisky (người đồng phát minh ra máy bay đầu tiên trên thế giới). Ảnh: Hạm đội tổ chức tập trận đổ bộ với các tàu đệm khí cỡ lớn.
Nửa cuối thế kỷ 19, Hạm đội Baltic Nga được trang bị rất nhiều chiến hạm bọc thép. Song chúng đã bị phá hủy đáng kể trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật vào những năm 1904-1905. Vào những năm 1910, hạm đội này đã được trang bị các tàu chiến hiện đại.
Trong Chiến tranh thế giới 1, tuy bị Hải quân Đức áp đảo, nhưng Hạm đội Baltic đã phá hủy được 100 chiến hạm của đối phương. Ảnh: các cô gái Nga chào đón tàu tuần tra Neustrashimy trở về căn cứ sau hành trình thám hiểm dài trên đại dương.
Trong suốt cuộc Cách mạng tháng Mười 1917, các thủy thủ của Hạm đội Blatic đã hỗ trợ tích cực cho những người Bolshevik.
Từ tháng 3/1918 đến năm 1935, Hạm đội Baltic được đặt tên là Lực lượng Hải quân Baltic. Trong hai cuộc thế chiến, hạm đội này cũng đã nhận được nhiều chiến hạm mới. Hạm đội cũng là cơ sở khai sinh ra Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội biển Bắc của Hải quân Nga ngày nay.
Trong suốt cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại phát xít, Hạm đội Baltic đã góp phần tích cực vào bảo vệ các hòn đảo Hanko, Tallinn và rất nhiều đảo khác ở khu vực Estonia. Ảnh: tàu chiến hạm đội Baltic phun vòi rồng thị uy sức mạnh trong Ngày thành lập Hải quân Nga ở Batiysk.
Điều ít người để ý là Hạm đội biển Baltic có tới hơn 110 nghìn thủy thủ hoạt động chiến đấu trên mặt đất. Hạm đội đã từng thực hiện 24 cuộc tấn công đổ bộ, tiêu diệt 1.205 chiến hạm địch và bắn rơi 2.418 máy bay địch. Có tới 137 thủy thủ của Hạm đội được phong danh hiệu Anh hùng của Liên Xô. Ảnh: các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn xe tăng, Lữ đoàn Cơ giới của Hạm đội Baltic.
Đầu những năm 1950, hạm đội bắt đầu được trang bị các tàu tên lửa tấn công và các chiến đấu cơ để tăng khả năng chiến đấu. Ảnh: xạ thủ trên tàu quét mìn Nga đang điều khiển khẩu Ak-306 trong một cuộc tập trận.
Hạm đội Baltic từng hai lần nhận Huân Chương Cờ Đỏ vào năm 1928 và 1965.
Sau năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, Hạm đội biển Baltic đã rời bỏ các căn cứ ở Estonia, Latvia và Lithuania để về đồn trụ tại vùng lãnh thổ độc lập thuộc Nga là Kaliningrad.
Hiện Hạm đội Baltic là một trong những lực lượng hải quân chủ chốt của Nga ở vùng Baltic nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, an ninh hàng hải và các nhiệm vụ quốc tế của Nga.
Lực lượng hiện nay gồm cả các đơn vị tàu nổi, tàu ngầm, không quân, cơ giới và hỗ trợ kỹ thuật. Vào ngày 18/5 vừa qua, Hạm đội đã chính thức kỷ niệm ngày thành lập.