Giải mã chiến binh nữ cảm tử Nga trong thế chiến I

Google News

(Kiến Thức) - Trong CTTG 1, Nga là nước duy nhất đã xây dựng các đơn vị nữ binh sĩ để điều ra mặt trận chiến đấu như những người đàn ông.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất (CTTG 1) được coi là cuộc chiến phạm vi thế giới đầu tiên, không chỉ vì tầm cỡ của sự hủy diệt và sự mất mát về nhân mạng con người mà còn vì trong cuộc chiến này, nhều người không phải binh sĩ đã được động viên trong nỗ lực chiến tranh của đất nước họ. Khi người đàn ông ra mặt trận, phụ nữ đã thay thế hết các vị trí của họ trong những ngành nghề khó khăn như giao thông vận tải, công nghiệp... Thậm chí ở nước Nga, người ta còn đào tạo những đơn vị toàn nữ để điều ra mặt trận chiến đấu bên cạnh các đơn vị nam giới.
Nổi tiếng nhất trong số các đơn vị nữ của Nga là “Tiểu đoàn nữ cảm tử đầu tiên” với tổng sống khoảng 6.000 phụ nữ Nga đã tham gia trong suốt cuộc chiến.
Giai ma chien binh nu cam tu Nga trong the chien I
Những người lính của tiểu đoàn nữ cảm tử đầu tiên của Nga.
Quyết định thành lập những đơn vị nữ này bắt nguồn từ thực tế là từ đầu những năm 1917, khắp nước Nga dấy lên những phong trào đòi dân chủ đòi Sa hoàng Nicholas phải thoái vị. Tiếp sau đó là một làn sóng đòi tự do, bình đẳng, đòi phụ nữ cũng được tham gia bầu cử và được trả lương như nam giới.
Mặt khác, nước Nga lúc này cũng đang tham gia vào đại chiến thế giới và ở trên mặt trận, các binh lính Nga sau mấy năm chiến đấu muốn về nhà và tình trạng bất phục tùng cũng như bạo lực đối với sĩ quan ngày càng gia tăng.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Alexandra Kerensky định tạo ra những cái mà ông gọi là "tiểu đoàn sốc", hay "tiểu đoàn cảm tử", mà ông hình dung như là những đơn vị chiến đấu gương mẫu kỷ luật nhất của Nga. Họ sẽ được triển khai đến các địa điểm khác nhau dọc theo mặt trận trước sự ngỡ ngàng và truyền cảm hứng cho những người lính đang mệt mỏi.
Ý tưởng này của Kerensky trùng hợp với ý tưởng một phụ nữ nông dân Nga là Maria Bochkareva. Bà khẳng định rằng một tiểu đoàn gương mẫu và kỷ luật của phụ nữ Nga có thể thức tỉnh sự “xấu hổ” cho những người lính mệt mỏi và không có độc lực ở tiền tuyến.
Giai ma chien binh nu cam tu Nga trong the chien I-Hinh-2
 
Theo sử gia Richard Abraham, Tiểu đoàn Phụ nữ cảm tử đầu tiên được công bố vào cuối tháng 5/1917 với một chiến dịch tuyển mộ công khai lớn trên toàn St. Petersburg, và trong vòng một vài tuần Tiểu Đoàn đã có hơn 2.000 tân binh nữ từ nhiều tầng lớp và trình độ học vấn.
Người ta quy định lại, cho phép phụ nữ từ 18 tuổi trở lên được phép nhập ngũ và người phụ nữ dưới 21 tuổi muốn nhập ngũ thì phải được sự cho phép của cha mẹ. Các tân binh cũng được yêu cầu tuyên thệ mọi thứ về lòng can đảm và dũng cảm cho đến vui vẻ và trong sạch.
Sau đó họ trải qua một quá trình huấn luyện. Đầu tiên là phải cạo tóc để loại bỏ bớt vẻ ngoài nữ tính của họ. Vì không có đồng phục cho phụ nữ, các tân binh đã dùng quần áo được thiết kế dành cho nam giới mà thường là không vừa. Và đương nhiên các đôi giày cho nam cũng không bao giờ vừa chân họ.
Cùng với những biến đổi về hình thức, phụ nữ cũng bắt đầu một quá trình đào tạo hàng ngày vất vả để chuẩn bị cho trận chiến. Họ phải dậy từ 5h sáng và luyện tập liên tục cho đến 9h khuya. Ban đêm họ phải ngủ trên những tấm gỗ và đắp chăn bằng những tấm ga trải giường mỏng manh. Các bài tập của họ gồm hành quân, chiến đấu tay không và học bắn súng trường.
Giai ma chien binh nu cam tu Nga trong the chien I-Hinh-3
Quá trình trở thành binh sỹ của những người phụ nữ bắt đầu với việc cạo trọc đầu. 
Để tránh việc yêu đương và các vấn đề phức tạp khác xảy ra khi đơn vị nữ xuất hiện ở mặt trận, bất kỳ hành vi được coi là "tán tỉnh" hoặc tỏ ra nữ tính đều bị nghiêm cấm, và Bochkareva đã từng trừng phạt các lỗi rất nhỏ. Bà làm việc này một mặt để xây dựng một đội chiến binh thực sự, mặt khác để trấn an sự lo lắng của chính phủ rằng các nữ chiến binh ở mặt trận sẽ dẫn đến vấn đề quan hệ tình dục bất hợp pháp.
Sau quá trình huấn luyện, tiểu đoàn nữ được cử đến mặt trận qua một lễ xuất phát công khai. Tuy nhiên họ ít được hoan nghênh trong chiến đấu. Khi đến mặt trận, tiểu đoàn đã được đón tiếp bằng những tiếng la ó, mắng nhiếc với một cảm giác tổng thể là những người lính nam rất tức giận. Một phần vì suy nghĩ truyền thống rằng khu quân sự không nên có phụ nữ tham gia, mặt khác những người binh sỹ căm ghét tất cả những gì mà họ cảm nhận như là một nỗ lực của các nhà lãnh đạo nhằm kéo dài cuộc chiến.
Ngay cả khi Tiểu đoàn Phụ nữ chứng tỏ bản thân về cả kỷ luật cùng dũng cảm dưới lửa đạn, binh sĩ nam vẫn tức giận và cảm thấy bị xúc phạm bởi sự hiện diện của họ. Chỉ trong vòng vài tháng, Bochkareva đã buộc phải giải tán các đơn vị, cho phép phụ nữ của mình để tham gia các nhóm khác bất cứ nơi nào họ thấy phù hợp. Trong cuốn hồi ký của mình Bochkareva đã viết:
"Họ không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Họ được chuẩn bị để chiến đấu chống lại người Đức, bị tra tấn bởi người Đức, chết dưới tay của họ hoặc trong các trại tù. Nhưng họ đã không chuẩn bị cho đau khổ và nhục mạ bởi những người đàn ông của phe mình. Điều đó đã không bao giờ có trong tính toán của chúng tôi tại thời điểm Tiểu đoàn được thành lập".
Sau khi tiếp quản Bolshevik, Nga rút khỏi chiến tranh hoàn toàn, và tiểu đoàn của phụ nữ biến mất dần trong thực tế nhanh hơn so với một chú thích trong lịch sử Nga. Tuy nhiên, sau khi trở lại đời thường, những nữ cựu binh đã có một thời gian rất khó điều chỉnh.
Có những ghi chép của các cựu thành viên tiểu đoàn xác nhận chuyện bị đánh đập, tấn công tình dục và thậm chí ném ra khỏi tầu đang chạy trong thời gian này. Đáng chú ý, nhiều người trong số các thành viên tiểu đoàn nữ tiếp tục thực hiện mong muốn của mình để chiến đấu, với một số lượng lớn tham gia cả quân đội cách mạng và phản cách mạng trong những năm sau đó.
Nam Khánh

Bình luận(0)