Chiến dịch Thần phong được tiến hành khi Đồng Minh đã thắng thế trên Thái Bình Dương và ngày càng áp sát nội địa Nhật Bản. Vì bất lợi khi đối đầu trực tiếp Không quân Nhật Bản đã sử dụng chiến thuật cảm tử lao máy bay vào tàu chiến địch. Trong ảnh là một tàu tuần dương của phe Đồng Minh.Theo Business Insider, phe Đồng Minh ước tính rằng một phi công Nhật nếu sử dụng chiến thuật thông thường chỉ có thể thực hiện được nhiều nhất là 2 lần tiếp cận được một tàu chiến Đồng Minh và chỉ có 3% cơ hội đánh đắm được nó. Nhưng khi họ sử dụng chiến thuật tự sát, khả năng đó đã tăng lên 15 đến 20%.Trận đánh cảm tử đầu tiên diễn ra ngày 21/10/1944 gần đảo Leyte. Một chiếc Mitsubishi Ki-51 đã lao thẳng vào chiếc kỳ hạm của Hải quân hoàng gia Australia làm nổ tung đài chỉ huy tàu khiến ít nhất 30 thủy thủ chết trong đó có cả thuyền trưởng. Trong ảnh là cựu phi công cảm tử Toshio Yoshitake, 82 tuổi, người đứng hàng giữa, thứ hai từ trái sang trong bức ảnh chụp tháng 11/1944.Đáng kể, trong ngày 25/10, một biệt đội Thần Phong gồm 5 chiếc Zero trong đó có phi công giỏi nhất Nhật Bản là Hiroyoshi Nishizawa tham gia đã đánh chìm được tàu sân bay St.Lo. Một trong 5 chiếc này đã vượt qua được hỏa lực phòng không và lao trúng tàu St.Lo. Quả bom nó mang theo phát nổ đã kích nổ kho bom trên tàu khiến con tàu chìm nhanh chóng.Tàu sân bay hạng nhẹ USS Belleau Wood bốc cháy sau khi bị một máy bay cảm tử của Nhật lao trúng khi đang hoạt động ở Luzon, Phillippines ngày 30/10/1944. Phía xa, tàu USS Franklin cũng bị đánh trúng và đang bốc khói.Tổng kết lại, trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản đã có 1.900 vụ máy bay cảm tử với kết quả đánh đắm được 30 tàu chiến Mỹ, làm thiệt hại gần 300 chiếc khác. Trong ảnh là tàu sân bay USS Enterprise với những chiếc thang máy ở phía trước bị hất tung lên độ cao 120m sau khi bị một máy bay cảm tử của quân Nhật lao trúng ngày 14/5/1945.Ngoài các máy bay chiến đấu và ném bom thông thường, Nhật còn chế tạo loại máy bay chuyên dụng cho nhiệm vụ cảm tử - Yokosuka MXY-7 Ohka. Theo Wikipedia, MXY-7 dài 6,06m, sải cánh 5,12m, cao 1,16m, có 3 động cơ loại Type 4 Mark 1 Model 20 tên lửa nhiên liệu rắn giúp nó đạt tốc độ tối đa 800 km/h.MXY-7 mang theo 1.200 kg chất nổ và có thể hoạt động trong phạm vi 36 km. Khi sử dụng, nó được mang dưới thân máy bay ném bom Mitsubishi G4M Betty hoặc Yokosuka hay Nakajima. Đến gần mục tiêu, MXY-7 sẽ được tách khỏi máy bay ném bom và phi công liều chết sẽ liệng máy bay tới phía mục tiêu.Khi đã đủ gần, phi công sẽ khởi động động cơ máy bay và lao trực tiếp vào tàu chiến. Trên máy bay loại này đã cài sẵn 3 tên lửa hoặc bom hoặc các chất nổ, chai xăng. Trong ảnh là tàu sân bay Saratoga sau khi bị 5 máy bay Thần Phong tấn công ngày 21/2/1945.Theo Warhistoryonline, tổng cộng đã có hơn 755 máy bay Yokosuka MXY-7 được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó đã đánh chìm một tàu khu trục, làm 3 tàu hư hại không thể sửa chữa và gây thiệt hại đáng kể cho 3 tàu khác. Trong ảnh là tàu sân bay HMS Formidable bùng cháy sau khi bị một máy bay cảm tử Nhật đâm vào.
Chiến dịch Thần phong được tiến hành khi Đồng Minh đã thắng thế trên Thái Bình Dương và ngày càng áp sát nội địa Nhật Bản. Vì bất lợi khi đối đầu trực tiếp Không quân Nhật Bản đã sử dụng chiến thuật cảm tử lao máy bay vào tàu chiến địch. Trong ảnh là một tàu tuần dương của phe Đồng Minh.
Theo Business Insider, phe Đồng Minh ước tính rằng một phi công Nhật nếu sử dụng chiến thuật thông thường chỉ có thể thực hiện được nhiều nhất là 2 lần tiếp cận được một tàu chiến Đồng Minh và chỉ có 3% cơ hội đánh đắm được nó. Nhưng khi họ sử dụng chiến thuật tự sát, khả năng đó đã tăng lên 15 đến 20%.
Trận đánh cảm tử đầu tiên diễn ra ngày 21/10/1944 gần đảo Leyte. Một chiếc Mitsubishi Ki-51 đã lao thẳng vào chiếc kỳ hạm của Hải quân hoàng gia Australia làm nổ tung đài chỉ huy tàu khiến ít nhất 30 thủy thủ chết trong đó có cả thuyền trưởng. Trong ảnh là cựu phi công cảm tử Toshio Yoshitake, 82 tuổi, người đứng hàng giữa, thứ hai từ trái sang trong bức ảnh chụp tháng 11/1944.
Đáng kể, trong ngày 25/10, một biệt đội Thần Phong gồm 5 chiếc Zero trong đó có phi công giỏi nhất Nhật Bản là Hiroyoshi Nishizawa tham gia đã đánh chìm được tàu sân bay St.Lo. Một trong 5 chiếc này đã vượt qua được hỏa lực phòng không và lao trúng tàu St.Lo. Quả bom nó mang theo phát nổ đã kích nổ kho bom trên tàu khiến con tàu chìm nhanh chóng.
Tàu sân bay hạng nhẹ USS Belleau Wood bốc cháy sau khi bị một máy bay cảm tử của Nhật lao trúng khi đang hoạt động ở Luzon, Phillippines ngày 30/10/1944. Phía xa, tàu USS Franklin cũng bị đánh trúng và đang bốc khói.
Tổng kết lại, trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản đã có 1.900 vụ máy bay cảm tử với kết quả đánh đắm được 30 tàu chiến Mỹ, làm thiệt hại gần 300 chiếc khác. Trong ảnh là tàu sân bay USS Enterprise với những chiếc thang máy ở phía trước bị hất tung lên độ cao 120m sau khi bị một máy bay cảm tử của quân Nhật lao trúng ngày 14/5/1945.
Ngoài các máy bay chiến đấu và ném bom thông thường, Nhật còn chế tạo loại máy bay chuyên dụng cho nhiệm vụ cảm tử - Yokosuka MXY-7 Ohka. Theo Wikipedia, MXY-7 dài 6,06m, sải cánh 5,12m, cao 1,16m, có 3 động cơ loại Type 4 Mark 1 Model 20 tên lửa nhiên liệu rắn giúp nó đạt tốc độ tối đa 800 km/h.
MXY-7 mang theo 1.200 kg chất nổ và có thể hoạt động trong phạm vi 36 km. Khi sử dụng, nó được mang dưới thân máy bay ném bom Mitsubishi G4M Betty hoặc Yokosuka hay Nakajima. Đến gần mục tiêu, MXY-7 sẽ được tách khỏi máy bay ném bom và phi công liều chết sẽ liệng máy bay tới phía mục tiêu.
Khi đã đủ gần, phi công sẽ khởi động động cơ máy bay và lao trực tiếp vào tàu chiến. Trên máy bay loại này đã cài sẵn 3 tên lửa hoặc bom hoặc các chất nổ, chai xăng. Trong ảnh là tàu sân bay Saratoga sau khi bị 5 máy bay Thần Phong tấn công ngày 21/2/1945.
Theo Warhistoryonline, tổng cộng đã có hơn 755 máy bay Yokosuka MXY-7 được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nó đã đánh chìm một tàu khu trục, làm 3 tàu hư hại không thể sửa chữa và gây thiệt hại đáng kể cho 3 tàu khác. Trong ảnh là tàu sân bay HMS Formidable bùng cháy sau khi bị một máy bay cảm tử Nhật đâm vào.