Ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch (bom H) vào hôm 6/1, ngay lập tức Không quân Mỹ đã điều động các máy bay trinh sát chiến thuật đến gần Bán đảo Triều Tiên nhằm xác định rõ Bình Nhưỡng có thật sự sở hữu bom H như nước này loan báo hay không. Và thực hiện nhiệm vụ này không ai khác là các máy bay trinh sát WC-135 Constant Phoenix của Không quân Mỹ.Máy bay trinh sát WC-135 Constant Phoenix là một trong những mẫu máy bay đặc biệt của Không quân Mỹ, nó được phát triển dựa trên vận tải cơ C-135 (ảnh). WC-135 được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ cuối những năm 1960 và hoạt động cho tới tận ngày nay.Ngoài WC-135, C-135 còn được Không quân Mỹ phát triển hành nhiều biến thể khác nhau như máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135, máy bay trinh sát RC-135 và biến thể đặc biệt NC-135.Nhiệm vụ chính của WC-135 là trinh sát thu thập dữ liệu và phân tích không khí tại các khu vực vừa xảy ra hoặc được xác định đã xảy ra các vụ nổ hạt nhân. Chính vì khả năng này mà WC-135 còn được Không quân Mỹ gọi với một cái tên khác là “chim dự báo thời thiết”.Phi hành đoàn của WC-135 gồm 33 người bao gồm cả tổ lái, tuy nhiên số lượng phi hành đoàn trên WC-135 trong mỗi chuyến bay có thể ít hơn nhiều so với con số thực tế nhằm hạn chế thấp nhất số binh sĩ tiếp xúc với khu vực được cho là nghi bị nhiễm phóng xạ.WC-135 phải bay qua khu vực có không khí được cho là có chứa bụi phóng xạ sau một vụ thử vũ khí hạt nhân để tiến hành lấy mẫu thử không khí và tiến hành thu thập dữ liệu trinh sátm mặt đất. Mẫu không khí sẽ được lấy thông qua 2 đầu hút đặc biệt được bố trí hai bên thân máy bay.Nhiệm vụ của phi hành đoàn WC-135 là lấy và phân tích mẫu không khí đó nhằm xác định dư lượng bụi phóng xạ có trong không khí theo thời gian thực. Bên cạnh đó thử nghiệm này cũng xác định được sức công phá của loại vũ khí hạt nhân mới được thử nghiệm. Kết quả thu về được từ WC-135 sẽ giúp Mỹ xác định được Triều Tiên có sở hữu bom H hay không.WC-135 và biến thể WC-135W hiện là các máy bay duy nhất của Mỹ thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu không khí từ các vụ thử hạt nhân với phi hành đoàn từ Phi đội Trinh sát số 45 đóng tại căn cứ không quân Offutt ở Nebraska và với các chuyên viên kỹ thuật từ Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Không quân Mỹ.Máy bay trinh sát WC-135 có tầm hoạt động hiệu quả lên tới 6.437km với tốc độ bay tối đa có thể đạt tới 648km/h nhờ được trang bị 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney TF33-P-5 có công suất 16.050 lbf cho mỗi chiếc.Phần khung thân của WC-135 được lắp đặt một lớp vỏ lọc than cỡ lớn giống các tấm lọc không khí HEPA/ULPA chính lớp vỏ này giúp bảo vệ phi hành đoàn khỏi bụi phóng xạ bên trong không khi. Và khi phải di chuyển qua các khu vực có dư lượng bụi phóng xạ lớn hầu như toàn bộ phi hành đoàn của WC-135 đều phải thở mặt nạ dưỡng khí và quá trình giám sát tiếp xúc với bụi phóng xạ trên WC-135 diễn ra rất khắt khe.Cùng với việc trinh sát thu thập và phân tích các vụ thử vũ khí hạt nhân, WC-135 còn được Không quân Mỹ sử dụng để theo dõi hoạt động phóng xạ sau thảm họa nhà máy hạt nhân Chernobyl của Liên Xô vào năm 1986 hay sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào năm 2011.Được biết, Hãng Boeing chỉ chế tạo khoảng 10 chiếc WC-135B cho Không quân Mỹ và một chiếc WC-135 khác được chuyển đổi từ một chiếc EC-135. Tuy nhiên phi đội WC-135 của Không quân Mỹ hầu như không hoạt động và chỉ có 2 chiếc trong số đó là hoạt động liên tục.
Ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch (bom H) vào hôm 6/1, ngay lập tức Không quân Mỹ đã điều động các máy bay trinh sát chiến thuật đến gần Bán đảo Triều Tiên nhằm xác định rõ Bình Nhưỡng có thật sự sở hữu bom H như nước này loan báo hay không. Và thực hiện nhiệm vụ này không ai khác là các máy bay trinh sát WC-135 Constant Phoenix của Không quân Mỹ.
Máy bay trinh sát WC-135 Constant Phoenix là một trong những mẫu máy bay đặc biệt của Không quân Mỹ, nó được phát triển dựa trên vận tải cơ C-135 (ảnh). WC-135 được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ cuối những năm 1960 và hoạt động cho tới tận ngày nay.
Ngoài WC-135, C-135 còn được Không quân Mỹ phát triển hành nhiều biến thể khác nhau như máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135, máy bay trinh sát RC-135 và biến thể đặc biệt NC-135.
Nhiệm vụ chính của WC-135 là trinh sát thu thập dữ liệu và phân tích không khí tại các khu vực vừa xảy ra hoặc được xác định đã xảy ra các vụ nổ hạt nhân. Chính vì khả năng này mà WC-135 còn được Không quân Mỹ gọi với một cái tên khác là “chim dự báo thời thiết”.
Phi hành đoàn của WC-135 gồm 33 người bao gồm cả tổ lái, tuy nhiên số lượng phi hành đoàn trên WC-135 trong mỗi chuyến bay có thể ít hơn nhiều so với con số thực tế nhằm hạn chế thấp nhất số binh sĩ tiếp xúc với khu vực được cho là nghi bị nhiễm phóng xạ.
WC-135 phải bay qua khu vực có không khí được cho là có chứa bụi phóng xạ sau một vụ thử vũ khí hạt nhân để tiến hành lấy mẫu thử không khí và tiến hành thu thập dữ liệu trinh sátm mặt đất. Mẫu không khí sẽ được lấy thông qua 2 đầu hút đặc biệt được bố trí hai bên thân máy bay.
Nhiệm vụ của phi hành đoàn WC-135 là lấy và phân tích mẫu không khí đó nhằm xác định dư lượng bụi phóng xạ có trong không khí theo thời gian thực. Bên cạnh đó thử nghiệm này cũng xác định được sức công phá của loại vũ khí hạt nhân mới được thử nghiệm. Kết quả thu về được từ WC-135 sẽ giúp Mỹ xác định được Triều Tiên có sở hữu bom H hay không.
WC-135 và biến thể WC-135W hiện là các máy bay duy nhất của Mỹ thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu không khí từ các vụ thử hạt nhân với phi hành đoàn từ Phi đội Trinh sát số 45 đóng tại căn cứ không quân Offutt ở Nebraska và với các chuyên viên kỹ thuật từ Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Không quân Mỹ.
Máy bay trinh sát WC-135 có tầm hoạt động hiệu quả lên tới 6.437km với tốc độ bay tối đa có thể đạt tới 648km/h nhờ được trang bị 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney TF33-P-5 có công suất 16.050 lbf cho mỗi chiếc.
Phần khung thân của WC-135 được lắp đặt một lớp vỏ lọc than cỡ lớn giống các tấm lọc không khí HEPA/ULPA chính lớp vỏ này giúp bảo vệ phi hành đoàn khỏi bụi phóng xạ bên trong không khi. Và khi phải di chuyển qua các khu vực có dư lượng bụi phóng xạ lớn hầu như toàn bộ phi hành đoàn của WC-135 đều phải thở mặt nạ dưỡng khí và quá trình giám sát tiếp xúc với bụi phóng xạ trên WC-135 diễn ra rất khắt khe.
Cùng với việc trinh sát thu thập và phân tích các vụ thử vũ khí hạt nhân, WC-135 còn được Không quân Mỹ sử dụng để theo dõi hoạt động phóng xạ sau thảm họa nhà máy hạt nhân Chernobyl của Liên Xô vào năm 1986 hay sự cố nhà máy hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào năm 2011.
Được biết, Hãng Boeing chỉ chế tạo khoảng 10 chiếc WC-135B cho Không quân Mỹ và một chiếc WC-135 khác được chuyển đổi từ một chiếc EC-135. Tuy nhiên phi đội WC-135 của Không quân Mỹ hầu như không hoạt động và chỉ có 2 chiếc trong số đó là hoạt động liên tục.