Ý nghĩa quan trọng của phán quyết PCA về Biển Đông

Google News

(Kiến Thức) - Tòa án PCA ở The Hague sắp đưa ra phán quyết rất quan trọng đối với các nước ven Biển Đông cũng như các quốc gia ở cách xa vùng biển này.

Hồi tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) ở The Hague về ba chủ đề. Chủ đề thứ nhất, yêu cầu bác bỏ lập luận của Trung Quốc về việc nước này dường như có quyền sở hữu vùng nước lịch sử với các tài nguyên nước và đáy biển trong khu vực được gọi là "đường lưỡi bò" ở Biển Đông, trừ vùng nước thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Chủ đề thứ hai, yêu sách của Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế trên các đảo san hô ở Biển Đông là trái với UNCLOS. Và chủ đề thứ ba: hành động của Trung Quốc nhằm thực hiện các yêu sách đó đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.
Y nghia quan trong cua phan quyet PCA ve Bien Dong
Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague sắp ra phán quyết rất quan trọng về Biển Đông. Ảnh Rappler.com 
Bình luận về việc kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế, (cựu) Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario từng tuyên bố rằng nước ông đã sử dụng tất cả các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Trong ba năm rưỡi qua, tình hình ở Biển Đông đã trở nên trầm trọng hơn. Mỹ ngày càng ráo riết can thiệp vào tình hình Biển Đông và khu vực xung quanh. Về phần mình, Trung Quốc bác đơn kiện của Philippines và từ chối hợp tác với Tòa án Trọng tài Thường trực, không công nhận thẩm quyền của toà án này. Tuy nhiên, PCA sẽ đưa ra phán quyết với sự vắng mặt của các đại diện Trung Quốc. Thủ tục này được ghi trong điều lệ của PCA.
Liên quan đến vấn đề này, nhà phân tích chính trị Nga, Giáo sư Dmitry Mosyakov cho biết: "Bất kể phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) có nghiêng về bên nào đi chăng nữa thì quyết định của PCA vẫn là một yếu tố quan trọng. Trên thực tế, ngoài khía cạnh quân sự, kinh tế và địa chính trị, trong tranh chấp Biển Đông còn có khía cạnh pháp lý rất quan trọng. Rõ ràng là, nếu phán quyết có lợi cho Philippines thì sẽ có những ý kiến khác nhau. Nhiều nước sẽ hoan nghênh quyết định này, còn một số nước khác xuất phát cho rằng Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện và không công nhận quyết định của Tòa án Hague...”.
Tuy nhiên, kịch bản này là rất nguy hiểm đối với ban lãnh đạo ở Bắc Kinh vì họ muốn cộng đồng quốc tế coi Trung Quốc là một đất nước đang hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Nếu Bắc Kinh không công nhận quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague, mọi người sẽ thấy rõ thái độ (coi thường) của Trung Quốc đối với pháp luật quốc tế.
Không ngẫu nhiên mà thời gian gần đây Trung Quốc đã gia tăng hoạt động ngoại giao trong các nước ASEAN. Trung Quốc bắt đầu hợp tác tích cực với lãnh đạo mới của Philippines, người không thuộc tầng lớp thân Mỹ ở Manila. Nói chung, Trung Quốc chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp Biển Đông trên cơ sở song phương, để không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về kinh tế, chính trị và quân sự để gây ảnh hưởng đến các nước ASEAN. Mặt khác, Mỹ cũng muốn xây dựng “một hàng rào” xung quanhTrung Quốc với sự giúp đỡ của ASEAN. Trong khi mọi người chờ đợi quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực ở TheHague, các động thái ngoại giao trở đang trở nên ngày càng ráo riết hơn. 
Minh Châu (Theo Sputnik)

Bình luận(0)