Đó là nhận định của nhà sử học người Anh Martin McCauley, giảng viên cao cấp về Đông Âu, Trung Quốc và chủ nghĩa khủng bố tại Đại học London.
|
Vũ khí hạt nhân Mỹ.
|
Giáo sư Martin McCauley nói với Đài phát thanh Sputnik: “Đặt
vũ khí hạt nhân ở các nước nhỏ như Estonia, Latvia và Lithuania thì rất khó khăn trong việc bảo vệ. Sẽ là có ý nghĩa hơn khi để chúng ở nước lớn như Đức, không biên giới chung với Nga”.
Tuy nhiên, nhà sử học McCauley lưu ý rằng "đa số người Đức không muốn để vũ khí hạt nhân trên đất nước của họ”. Ông giải thích: “Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, người Đức đã cực lực phản đối việc Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Tây Đức và sự phản đối này vẫn tiếp tục vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân vẫn có thể được đặt ở Đức vì Mỹ vẫn còn các căn cứ quân sự ở nước này”.
Nhà sử học McCauley nhấn mạnh rằng trong suốt 50 năm qua, "Châu Âu luôn rất dị ứng với các loại vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ”.
Khi được hỏi làm thế nào để Moscow và Washington có thể thỏa hiệp về vấn đề này, Giáo sư McCauley trích dẫn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung mà Mỹ và Liên Xô đã ký kết hồi cuối thập niên 1980.
Nhà sử học McCauley lưu ý rằng việc NATO đem các vũ khí khí tài hạng nặng đến Đông Âu có thể bị Nga coi là một hành động khiêu khích. Ông nói: "Đó là lý do đằng sau việc Tổng thống Putin công bố kế hoạch trang bị 40 tên lửa ICBM cho Không quân Nga”.
|
Tên lửa liên lục địa mang nhiều đầu đạn hạt nhân Nga.
|
Giáo sư McCauley lưu ý rằng chính sách của NATO ở Châu Âu hiện đang bị dẫn dắt bởi "một số các quốc gia nhỏ ở Đông Âu", chứ không phải các nước lớn như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức hay Italy vì “những nước này không cảm thấy bị Nga đe dọa”. Ông cho rằng các nước lớn phương Tây buộc phải đáp lại tâm trạng bất an của các đối tác phía đông.
Bình luận về sự rạn nứt giữa Mỹ và các thành viên NATO Châu Âu về 2% GDP, Tiến sĩ McCauley lưu ý rằng "hầu hết các quốc gia NATO ở Châu Âu đều ít nhiều bị khủng hoảng và không muốn chi tiêu nhiều cho quốc phòng”. Kết quả là NATO đang ở “trong tình thế khó khăn”. Ông lưu ý rằng sự phụ thuộc của Châu Âu vào Mỹ về quốc phòng đang ngày càng trở nên khó chịu đối với các quan chức Mỹ, những người vốn coi Trung Quốc ở Châu Á là mối đe dọa chiến lược lớn hơn Nga ở Châu Âu.