Trung Quốc kích động chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á?

Google News

(Kiến Thức) - Không phải Triều Tiên mà Trung Quốc sẽ là ngòi nổ cho cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á, nhiều chuyên gia nhận định.

Triều Tiên sẽ thử hạt nhân?
Thời báo phố Wall (WST) vừa đăng tải cuộc phỏng vấn Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye theo đó bà Park đã đưa ra các dự báo về những hậu quả tàn khốc nếu Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4.
“Triều Tiên vượt qua ranh giới nếu họ tiến hành một vụ thử hạt nhân khác”. Các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân Triều Tiên có thể chấm dứt vĩnh viễn nếu Bình Nhưỡng tiến hành một thử nghiệm hạt nhân kiểu mới, tiếp sau những lời đe doạ của họ, WST trích dẫn lời bà Park.
Tổng thống Park cũng cho hay, cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4 của Bình Nhưỡng cũng có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực, nơi các quốc gia vốn chưa sở hữu vũ khí hạt nhân quyết định mạnh tay tìm kiếm, phát triển loại vũ khí này nhằm ứng phó với Triều Tiên.
“Nó sẽ là khó khăn đối với chúng ta trong việc ngăn chặn hiệu ứng domino trong cuộc chạy đua vũ trang”, bà Park bày tỏ băn khoản.
 Một cuộc phóng thử tên lửa của Triều Tiên.
Ngoài ra, bà Park cũng nhấn mạnh rằng, vụ thử nghiệm hạt nhân khác là một vấn đề đặc biệt đối với các nuớc láng giềng. Nhiều chuyên gia rằng, do chịu áp lực từ các vấn đề chính trị nội bộ nên Bình Nhưỡng mới tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Tuy nhiên, mối quan tâm của nước này trong việc tiếp tục tiến hành các thử nghiệm lại gần như chắc chắn bị tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân chi phối; trong khi cách duy nhất để biết một quốc gia có đạt được trạng thái này hay không là thông qua các cuộc thử nghiệm trên thực tế.
Do vậy, nhiều chuyên gia phân tích dự đoán rằng, các cuộc thử nghiệm (nếu có) tiếp theo của Bình Nhưỡng sẽ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo họ, đó sẽ là minh chứng cho thấy Triều Tiên có thể chế tạo một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn vào tên lửa.
Trung Quốc kích động chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á?
Tổng thống Hàn Park Guen-hye không phải là người đầu tiên lo lắng về viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước láng giềng. Kể từ buổi đầu bình minh của kỷ nguyên hạt nhân, đó vẫn luôn là mối quan tâm thường trực đối với Mỹ. Mối bận tâm này vẫn còn kéo dài cho tới tận ngày nay khi mà nhiều quan chức ở Washington tuyên bố rằng, việc Iran sở hữu một kho vũ khí hạt nhân sẽ châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang ở vùng Trung Đông vốn đã nhiều biến động.
Xe tăng của quân đội Trung Quốc.
Tương tự, nhiều chuyên gia đang lo ngại phía Trung Quốc. Theo họ, mặc dù Triều Tiên không có khả năng gây ra làn sóng chạy đua vũ khí hạt nhân ở châu Á, nhưng người láng giềng của họ là Trung Quốc lại khác. Suy đoán này được đưa ra dựa trên tiềm lực quân sự ngày càng lớn mạnh cũng như các tuyên bố ngoại giao quyết đoán của Bắc Kinh.
Nguyên nhân là chỉ có vũ khí hạt nhân mới đủ sức răn đe, ngăn chặn hoàn toàn các cuộc tấn công quân sự thông thường. Do vậy, các quốc gia lại càng có thêm động lực mạnh mẽ trong việc sở hữu nó khi đối mặt với các đối thủ có sức mạnh quân sự thông thường ở thế áp đảo (đặc biệt là Trung Quốc). Điều này càng đúng đúng nếu một quốc gia lo ngại rằng, đối thủ của họ đang có dã tâm xâm lược lãnh thổ mình.
Điều này đúng với cả cường quốc kinh tế thứ 3 là Nhật; bởi sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh của Trung Quốc cũng cho phép họ tích luỹ được số vũ khí hạt nhân đáng gờm mà nước này khó lòng ứng phó được.
Thanh Nga (theo DP)

Bình luận(0)