Câu hỏi tiếp theo nữa là những gì sẽ xảy ra nếu tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
Theo nhà phân tích Peter Apps của hãng tin Reuters, có một điều rõ ràng, ứng viên tổng thống Donald Trump “chẳng giống ai” trong đội ngũ chính khách Mỹ gần đây. Mặc dù có trong tay một đội ngũ đông đảo những người ủng hộ ông nhiệt tình, nhưng Donald Trump quả là có “biệt tài” trong việc làm cho các đối thủ trong và ngoài đảng Cộng hòa hợp lực chống lại ông.
|
Ứng viên Donald Trump có “biệt tài” trong việc làm cho các đối thủ trong và ngoài đảng Cộng hòa hợp lực chống lại ông. |
Tuy nhiên, ông Donald Trump vẫn có cơ may giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, nếu đối thủ của ông không phải là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Ngay cả khi ứng viên-tỷ phú này “trắng tay”, “hiện tượng Donald Trump” vẫn là một phần của xu hướng chính trị sâu rộng hơn nhiều. Điều đó có thể có những tác động vượt ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
Trên thực tế, Mỹ là một trong số ít quốc gia trên thế giới có thể ngăn cản một mẫu chính khách kiểu Donald Trump trở thành tổng thống.
Nếu may mắn đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, “Tổng thống” Donald Trump sẽ bị hiến pháp, tư pháp và Quốc hội Mỹ ràng buộc. Ngay cả khi đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện, nhiều nghị sĩ Cộng hòa sẽ tỏ phản đối Donald Trump. Và nếu nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump gây nhiều tranh cãi, đảng Dân chủ có thể dễ dàng kiểm soát lưỡng viện trong Quốc hội Mỹ vào năm 2018.
Những tuyên bố của Donald Trump về Hồi về những người nhập cư... đã khiến cho hình ảnh của Donald Trump xấu đi trên thế giới và có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại, nhất là khi “Tổng thống” Donald Trump sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ một cách bừa bãi.
Trong khi Donald Trump là chính khách “chẳng giống ai”, lực lượng ủng hộ ông lại đang trở nên ngày càng đông đảo và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Sự ủng hộ to lớn dành cho Donald Trump xuất phát từ tâm trạng thất vọng sâu sắc của các cử tri Mỹ đối với tầng lớp tinh hoa chính trị hiện hành. Trong khi đó, ứng viên Donald Trump lại sử dụng thành công cả hai phương tiện truyền thông xã hội và truyền thống để thuyết phục những người ủng hộ rằng ông là ứng cử viên duy nhất đồng cảm với họ, không phải bằng thủ đoạn chính trị mà bằng một cái gì đó gần như là...bản năng gốc.
Về phía đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cũng triệt để khai thác tâm trạng thất vọng của tầng lớp cử tri trẻ để thách thức ứng viên “truyền thống” Hillary Clinton.
Thất vọng với ban lãnh đạo hiện hành không chỉ là hiện tượng ở Mỹ mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu – nơi cuộc khủng hoảng di cư đang biến thành khủng hoảng xã hội và khiến cho xu hướng cực đoan có đất sinh sôi nảy nở. Giống như Donald Trump, các chính khách theo chủ nghĩa dân tộc, chống nhập cư và chống toàn cầu hóa ở Châu Âu đang nhận được nhiều sự ủng hộ của đông đảo cử tri ngày càng bất mãn với thể chế hiện hành.
Châu Âu đã có một bài học đau sót về việc để cho chính khách cực đoan khai thác tâm trạng thất vọng của cử tri và lên nắm quyền. Trong những năm 1930, Adolf Hitler đã có thể khai thác triệt để tâm trạng bất mãn với thể chế hiện hành để lên nắm quyền ở Đức và châm ngòi Chiến thanh thế giới thứ II, khiến hàng chục triệu người thiệt mạng.
Chỉ có điều nước Mỹ không phải là Cộng hòa Weimar của nước Đức hồi những năm 1930 và ứng viên-tỷ phú Donald Trump cũng không phải là Hitler. Thế nhưng, chính những khiếm khuyết về thể chế chính trị Mỹ có thể sản sinh ra những mẫu chính khách “độc đáo” như Donald Trump.
Video tỷ phú Donald Trump tuyên bố ra tranh chức Tổng thống Mỹ (Nguồn IBT):