Tuần trăng mật Mỹ-Trung kết thúc trong đổ vỡ?

Google News

(Kiến Thức) - Tuần trăng mật ngắn ngủi giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, dường như kết thúc trong đổ vỡ.

Ba tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở Florida. Vài tuần lễ sau, chính quyền của ông Trump đã hoan nghênh những thành quả đầu tiên trong đàm phán với Trung Quốc, bao gồm việc các dịch vụ tài chính và thịt bò của Mỹ tiếp cận nhiều hơn thị trường Trung Quốc và Bắc Kinh giúp đỡ trong việc kiềm chế CHDCND Triều Tiên.
Tuan trang mat My-Trung ket thuc trong do vo?
 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, CHLB Đức. Ảnh: AP
Bây giờ, tuần trăng mật Mỹ-Trung dường như kết thúc trong đổ vỡ, khi hai bên không hề giấu giếm những bất đồng trong quan hệ song phương.
Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung diễn ra tại thủ đô Washington ngày 19/7 đã kết thúc mà không có tuyên bố chung, không có họp báo hay thông báo về việc Hoa Kỳ tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Một quan chức giấu tên trong chính quyền Tổng thống Trump cho biết hai bên đã bất đồng trong phần lớn các lĩnh vực quan trọng, trong đó có các yêu cầu của Mỹ về việc tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc, giảm lượng thép dừ thừa của Trung Quốc, giảm thuế ô tô, cắt giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt các quy định của Trung Quốc về khoanh vùng số liệu và mức sở hữu trần của doanh nghiệp nước ngoài.
Tham dự Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung năm nay, về phía Mỹ có Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Đại diện cho phía Trung Quốc là Phó Thủ tướng Uông Dương. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Janet Yellen cũng tham gia các cuộc hội đàm, trong khi các giám đốc điều hành bao gồm Jack Ma của Alibaba và Stephen Schwarzman của Blackstone thì gặp bên lề cuộc họp.
Đây là cuộc họp đầu tiên dưới thời Tổng thống Donald Trump của các quan chức kinh tế hai nước cao cấp nhất, một nghi thức bắt đầu vào năm 2008.
Những mâu thuẫn thương mại
Tối 19/7, Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung không đưa ra tuyên bố chung hoặc riêng để trấn an thị trường, một truyền thống đã được thực hiện kể từ khi hai nước bắt đầu bắt đầu trong khủng hoảng tài chính. Sau cuộc họp năm ngoái, hai bên đã ra một Tuyên bố chung 6.889 chữ, khẳng định sự quan tâm chung của hai nước đối với sự thịnh vượng của nhau. Tuyên bố này cũng bao gồm những cam kết, như việc Trung Quốc giảm công suất dư thừa trong ngành công nghiệp luyện kim.
Phát biểu khai mạc cuộc họp kinh tế cấp cao Mỹ-Trung hôm 19/7, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Willy Ross đã phàn nàn về chênh lệch thương mại khác thường với Trung Quốc. Trong khi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây, nhập khẩu từ nước châu Á này đã tăng trưởng nhanh hơn, dẫn tới thâm hụt thương mại trị giá 309 tỷ USD.
Bộ trưởng Ross khẳng định: “Đã đến lúc phải cân bằng lại mối quan hệ thương mại và đầu tư một cách công bằng hơn”.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Uông Dương đã không phát biểu với báo giới sau cuộc đối thoại. Trước đó, trong phiên khai mạc, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Bắc Kinh và Wahshington đối thoại và phối hợp để giải quyết bất đồng. Ông Uông Dương gọi hợp tác là "sự lựa chọn thực tế" cho cả hai nước, đồng thời trình bày quan điểm của riêng ông về mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc nên tiến triển như thế nào. Ông nói thẳng: "Đối thoại không thể ngay lập tức giải quyết được mọi sự khác biệt, nhưng đối đầu sẽ ngay lập tức gây tổn hại đến lợi ích của cả hai bên”.
Ngay sau cuộc họp, Bộ Tài chính Mỹ đã gửi một email cho các phóng viên, nói rằng cuộc họp báo được lên kế hoạch vào cuối ngày đã bị hủy bỏ. Hai bộ trưởng Mukuchin và Ross ra tuyên bố cho biết không đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong cuộc Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ-Trung ngày 19/7 ở thủ đô Washington.
Minh Châu (Theo BLOOMBERG)

>> xem thêm

Bình luận(0)