Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chỉ trích Bắc Kinh vì việc đánh thuế cao hàng hóa của Mỹ và không thực tâm chế ngự chương trình tên lửa-hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như nghi ngờ tính đúng đắn của chính sách "một Trung Quốc" đang gây ra "mối quan ngại nghiêm trọng" từ phía Trung Quốc.
|
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguồn gốc căng thẳng có thế dẫn đến xung đột. Ảnh Reuters |
Tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Mỹ The Naional Interest xem xét ba yếu tố chính là nguồn gốc căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc: sự khác biệt văn hóa; quan điểm khác nhau về vai trò của Trung Quốc trên thế giới liên quan đến việc Bắc Kinh cảm thấy Trung Quốc không chỉ là nhà lãnh đạo của nền kinh tế thế giới mà còn là một thế lực quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và cuối cùng, ảnh hưởng rất lớn mà hai cường quốc nắm giữ trên đấu trường quốc tế.
Theo ý kiến tác giả bài báo, nguy cơ xung đột Mỹ-Trung được giảm nhẹ một mức độ nào đó nhờ sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước (khối lượng thương mại đạt 600 tỷ USD trong năm 2015). Mỹ và Trung Quốc "liên kết chặt chẽ về kinh tế và hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học, môi trường và ngoại giao đến mức bất kỳ nỗ lực nào nhằm" trừng phạt" Trung Quốc chắc chắn sẽ đánh vào bản thân nước Mỹ".
Tuy nhiên, điều này không thể hoàn toàn loại trừ khả năng xung đột Mỹ-Trung Quốc. Tác giả dẫn một ví dụ trong lịch sử quan hệ giữa Anh và Đức trước Thế chiến thứ nhất. Khi đó giới chuyên gia tin rằng cuộc xung đột vũ trang là không thể xảy ra, bởi vì chiến tranh sẽ chỉ mang lại hủy hoại hoang tàn cho cả hai bên.
Đối đầu Mỹ-Trung mới dưới mặt nước
Các học giả Trung Quốc nhận định việc Bắc Kinh tạm giữ tàu lặn không người lái của Mỹ cho thấy hai nước đã bước vào cuộc đối đầu mới dưới mặt nước.
Theo báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP), việc Trung Quốc tạm giữ tàu lặn không người lái (UUV) của Mỹ ở vùng biển quốc tế cho thấy Bắc Kinh có khả năng đối phó với Mỹ ở Biển Đông, vùng biển Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á.
Vụ việc xảy ra ngày 15/12 trên vùng biển cách Vịnh Subic của Philippines khoảng 50 hải lý về phía tây bắc khoảng 50 hải lý. Tàu khảo sát đại dương USNS Bowditch của Mỹ không thể thu lại UUV sau khi triển khai.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Peter Cook, cho biết phương tiện bị mất là tàu lượn dưới nước được sử dụng trên khắp thế giới để thu thập độ mặn, nhiệt độ nước biển và tốc độ âm thanh. Mỹ yêu cầu phía Trung Quốc trả lại phương tiện.
Bắc Kinh chưa đưa ra tuyên bố về cuộc đối đầu mới nhất giữa hai nước. Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định vụ việc cho thấy quân đội hai nước đã bước vào giai đoạn cạnh tranh dưới nước.
Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc, nói: "Trung Quốc muốn phát đi tín hiệu rằng nếu các người thăm dò dưới nước và có khả năng đe dọa an ninh quốc gia, chúng tôi sẽ có biện pháp đối phó”.
Tại Bắc Kinh, ông Ngô Sĩ Tồn khẳng định rằng mục tiêu triển khai UUV của Mỹ nhằm thu thập thông tin tình báo về các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông, hoặc theo dõi tàu ngầm Trung Quốc. Ông Ngô nói thêm: "Trong bối cảnh này, chúng tôi có thể nói rằng, UUV gây ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia Trung Quốc".
Giáo sư quan hệ quốc tế Wang Yiwei thuộc Đại học Nhân dân (Trung Quốc) nói UUV được triển khai hoạt động gần bãi cạn Scarborough. Ông Wang nhận định: "Việc tạm giữ UUV đã cho thấy sức mạnh quân đội Trung Quốc. Vụ việc này phát đi tín hiệu cho thấy quân đội chúng tôi có khả năng ngăn chặn can thiệp quân sự của Mỹ. Sự kiện này cho thấy, cuộc cạnh tranh giữa quân đội hai nước đã bước sang giai đoạn cạnh tranh dưới nước".