Học giả Leon V. Sigal là giám đốc Dự án Hợp tác an ninh Đông Bắc Á tại Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội ở New York.
|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên ngỏ ý muốn thương lượng, nhưng phía Mỹ lại thẳng thừng bác bỏ.
|
Theo học giả Leon V. Sigal, trong khi chính quyền Obama thương lượng với Iran, Triều Tiên cho thấy có dấu hiệu sẽ phóng một tên lửa mang vệ tinh vào mùa thu này. Nếu bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp thêm một số biện pháp trừng phạt, thì tình hình sẽ trở nên “
già néo, đứt dây” và Bình Nhưỡng sẽ coi đó là một cái cớ để tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ tư.
Đối với nhiều người ở Washington, việc Triều Tiên vũ trang hơn nữa là chuyện đương nhiên và đó chính là một định kiến sai lầm.
Định kiến này dựa trên việc Triều Tiên tái chế nhiên liệu hạt nhân và phóng thử một số tên lửa tầm trung và tầm xa trong khoảng thời gian từ 1991 đến 2003. Thế nhưng, Bình Nhưỡng đã đình chỉ chương trình vũ khí từ năm 2007 đến đầu năm 2009.
Trong hai năm qua, trong khi tiếp tục làm giàu uranium và plutonium, Bình Nhưỡng đã kiềm chế không thử nghiệm cái gọi là vũ khí hạt nhân "thu nhỏ" hoặc thử nghiệm tên lửa tầm xa mới. Đây là tín hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên muốn đàm phán với Mỹ.
Đối với nhiều người ở Washington, các cuộc đàm phán với Triều Tiên dường như là vô nghĩa vì Bình Nhưỡng vẫn không chịu từ bỏ một số vũ khí hạt nhân thô sơ hiện có. Những người này đã bỏ qua những nguy cơ an ninh tiềm ẩn mà các chương trình vũ khí vô độ của Bình Nhưỡng đặt ra cho Mỹ và đồng minh. Triều Tiên có thể thử nghiệm một thiết bị hạt nhân thu nhỏ để lắp vào tên lửa tầm xa chưa được thử nghiệm.
Định kiến nói trên cũng bỏ qua khả năng rằng Bình Nhưỡng có thể sẵn sàng đình chỉ chương trình hạt nhân và tên lửa, nếu những mối quan tâm an ninh của Triều Tiên được đáp ứng một cách thỏa đáng. Ngày 9/1/2015, Bình Nhưỡng đã đề nghị "tạm ngừng thử nghiệm hạt nhân” nếu Mỹ "tạm đình chỉ tập trận ở Hàn Quốc và các vùng phụ cận trong năm nay”.
Giống như hầu hết những lần trước, thay vì tiếp tục thăm dò, Washington đã ngay lập tức bác bỏ đề nghị này trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Nếu xem xét kỹ đề nghị này, người ta thấy Bình Nhưỡng chỉ yêu cầu Mỹ “tạm thời đình chỉ các cuộc tập trận” ở Hàn Quốc và các vùng phụ cận để đổi lấy việc tạm thời đình chỉ thử nghiệm hạt nhân, phóng tên lửa mang vệ tinh và sản xuất vật liệu phân hạch. Cái mà Bình Nhưỡng yêu cầu là giải quyết thỏa đáng vấn đề an ninh đối với cả hai bên.
Đề nghị này mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán trong tháng 1/2015, nhưng nó đã vị phía Mỹ bác bỏ. Thay vào đó, các quan chức Mỹ tiếp tục nhấn mạnh rằng Triều Tiên phải có những bước đi đơn phương để cho thấy nước này nghiêm túc về từ bỏ vũ khí hạt nhân và loại trừ sự nhân nhượng từ phía Washington. Ngày 4/2, nhà ngoại giao Mỹ cấp cao đặc trách Đông Á và Đông Nam Á, Daniel Russel, nói thẳng: "Bắc Triều Tiên không có quyền mặc cả hoặc yêu cầu đổi chác cho việc tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Một số người cho rằng nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un tỏ ra nhân nhượng do khó khăn nội bộ. Quân đội Triều Tiên luôn đòi hỏi gia tăng ngân sách quốc phòng, một đòi hỏi có thể đã dẫn đến việc hành quyết Bộ trưởng quốc phòng Triều Tiên Hyon Yong-chol trong thời gian gần đây.
Đối một số chính khách Mỹ, việc đồng thời đàm phán với Iran và Triều Tiên dường như là quá tải. Nhưng nếu so sánh với đàm phán với Iran dưới sức ép của Israel và Ả-rập Xê-út, đàm phán với Triều Tiên xem ra ít phức tạp hơn nhiều.
Liệu Mỹ có thể đàm phán với Bình Nhưỡng trong năm nay hay để mặc cho Triều Tiên tiếp tục nâng cấp vũ khí hạt nhân?
Mọi người ở Washington dường như có một cảm nhận, nhưng không ai biết cụ thể là gì ngoại trừ Kim Jong-un và ông này lại không muốn nói chuyện với Mỹ nữa.
Hiện thời, ở WWashington, người ta nói nhiều về gia tăng áp lực và chờ đợi Triều Tiên sụp đổ. Điều đó xem ra còn lâu mới xảy ra và người ta chỉ còn hy vọng rằng các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thất bại, buộc Bình Nhưỡng phải tìm cách nối lại thương thượng.