Ông Ruslan Novikov đã ngừng lời khi được hỏi ông ủng hộ phe nào, những người Ukraine theo chủ nghĩa xã hội hay những người đòi ly khai thân Nga trong cuộc tranh luận về tình hình quốc gia.
“Tôi là người Odessa”, ông nói và không có thêm lời nào.
Ông Novikov, một hướng dẫn viên du lịch, đang muốn nói đến một cảm giác chung của 1 triệu người dân ở thành phố ven biển này. Bất chấp những giao tranh ở khu vực miền đông Ukraine, điểm nóng du lịch này vẫn duy trì được trạng thái đứng ngoài cuộc khủng hoảng. Nhưng điều này đang thay đổi.
Gần đây, ông Nestor Shufrich, một thành viên Quốc hội của Đảng Các khu vực thân Nga, đã bị 20 người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở nhóm Cánh Hữu đánh đập khi ông này vận động tranh cử cho cuộc bỏ phiếu. Những người này hét to sỉ nhục Tổng thống Nga
Vladimir Putin trong khi hành hạ ông Shufrich. Việc này đã được ghi lại trong một đoạn video nhanh chóng trở nên phổ biến.
|
Biểu tình chống Nga ở Odessa. |
Anh Roman Byshliaha, 24 tuổi, nói: “Tôi biết rằng nếu tôi tham gia cuộc chiến miền đông đó, cũng đồng nghĩa là tôi sẽ giết hại đồng bào của mình”.
Là một kĩ sư, anh Roman Byshliaha đã tránh xa việc bị phân tâm và bị đưa ra tiền tuyến nhờ vào công việc này. Nhưng anh biết chính phủ có thể loại bỏ nó bất cứ lúc nào – một nhận thức mà anh cho rằng giúp anh mở rộng tầm nhìn. Anh Roman Byshliaha nói: “ Chính trị và chiến tranh luôn có vẻ như chỉ xảy ra ở những khu vực khác trên đất nước. Nhưng điều này đã không còn đúng nữa”.
Thành phố Odessa có lịch sử lâu đời là luôn tách biệt khỏi phần còn lại của Ukraine. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành phố được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 theo lệnh của Nữ hoàng Nga Catherine, người dân từ mọi vùng trong khu vực bắt đầu đổ về đây, bị thu hút bởi nền kinh tế cảng đang dần hiện hữu và thái độ bao dung của thành phố.
Nhiều năm được biết đến như “California của nước Nga”, thành phố Odessa nhanh chóng trở thành nhà của nhiều chủng người nhập cư: người Tatar ở Crimea, người Albania, thổ dân Nga và dân Do Thái, chủng tộc mà khi trước Thế chiến II chiếm gần một nửa dân số. Một bản sắc văn học cũng xuất hiện tại đây: những nhà văn như Pushkin hay Isaak Babel đã từng sống ở đây. Và quan niệm về người Odessa tinh quái, chua chát khác biệt hẳn với những người Ukraine bắt đầu lan rộng và tồn tại đến nay.
Nhiều người trong thành phố nói tiếng Nga, nhưng với âm điệu khá kỳ lạ. Người dân thành phố thường nói một đàn quạ bay từ đây sang Istanbul còn gần hơn bay đến Lugansk, chiến trường ở miền đông Ukraine. Còn có câu ngạn ngữ nói rằng “Ukraine phải được xây dựng xung quanh Odessa”.
|
Tàu chiến Ukraine ở ngoài khơi Odessa. |
Những chủ nghĩa cá biệt này bắt đầu đổ vỡ khi căng thẳng xuất hiện. Ngày 2/5, các cuộc biểu tình và chống bạo động trở thành một thảm kịch đẫm máu khi những kẻ cực đoan thiêu sống hàng chục người biểu tình ở Tòa nhà Công đoàn Odessa.
Đến bây giờ nhiều người vẫn còn nói về các cuộc đụng độ đó với một giọng rất trầm, khi cụm từ “Cuộc tấn công hôm 2/5” gần như đưa mọi cuộc đối thoại với người địa phương đi đến kết thúc.
Một đài tưởng niệm tạm thời tại nơi diễn ra vụ nổ súng đã trở thành nơi tập trung lời hùng biện của những người thân Nga rằng những người đứng đầu nhóm người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc là lố bịch và bị coi là “phát xít”. Còn tại đài tưởng niệm những người Ukraine cách đó chỉ một dặm, có những biểu tượng thể hiện sự khinh miệt với nước Nga và Tổng thống Putin.
|
Thảm kịch Tòa nhà Công đoàn Odessa |
Một sinh viên luật dấu tên vì muốn che giấu quan điểm chính trị của mình, nói: “Tôi nhớ một lần đi ra ngoại ô cùng các bạn vào kì nghỉ và gia đình tôi gọi điện để thông báo chuyện đã diễn ra. Tôi đã nghĩ là họ nhầm lẫn. Kể từ đó, thật khó để mà không nghĩ về chính trị”.
Ngay cả ngôn ngữ cũng bị nhiều người cho là vấn đề lớn. Nhiều năm, tiếng Ukraine đã bị coi là tiếng nói của những người sống xa Odessa, thường là trong những ngôi làng. Nhưng nhiều người trẻ tuổi nói tiếng Nga trong thành phố đã bắt đầu chuyển sang học tiếng mẹ đẻ.
Những lời nhắc nhở về sự căng thẳng lại đến theo những cách khác, khi chiến tranh đã khiến ngành du lịch đang lên của Odessa bị đình trệ. Mùa hè và đầu thu thường có một lượng khách rất đông đổ về đây, chủ yếu là người Nga.
Nhưng giờ đây số khách du lịch đã ít đi rất nhiều, chỉ còn 50% vào mùa hè 2014. Những người làm việc ở bến cảng cũng cho biết việc đánh cá cũng như các công việc kinh doanh liên quan đến biển đều trì trệ khi số lượng khách của các nhà hàng và cửa hàng giảm xuống.
Khu chợ trung tâm Privoz những ngày cuối tuần gần đây, các gian hàng bán quần bò, ba lô và các mặt hàng khác cũng trống trơn. Ở những chợ rau quả và thịt có phần đông hơn một chút,
Tiểu thương Tatiana Chopovaya cho biết : “Mọi chuyện thật tồi tệ, nhưng tôi nghĩ có lẽ chiến tranh thì phải như vậy”.
|
Nhà hát opera nổi tiếng của thành phố hàng năm vẫn thu hút nhiều khách du lịch. |
Thế nhưng, vẫn có vài người cho rằng so với miền đông hỗ loạn, tình hình ở Odessa vẫn còn khá thanh bình. Chẳng hạn như không hề có sự chia rẽ bè phái. Thành phố vẫn là nhà của 30.000 người Do Thái. Và dù cho là có thông tin hồi tháng 5 rằng những nhà lãnh đạo đang lên kế hoạch giải tán một phần trong số đó, đặc biệt là trẻ em – có những lo ngại rằng bạo lực sẽ tràn lan và ảnh hưởng đến nhóm người thiểu số, điều sẽ khó mà xảy ra ở đây.