Cộng đồng Hồi giáo ở Nga
Tháng ăn chay Ramadan bắt đầu ở Moscow ngày 28/6 giống như khắp các vùng trong thế giới Ả Rập. Và khi sự kiện này kết thúc vào 1 tháng sau, hàng chục nghìn tín đồ Hồi giáo sẽ tập trung ở một trong 4 nhà thờ của Nhà thờ Hồi giáo trong thành phố. Các nhà thờ này không thể chứa nổi số lượng từng đấy người và như lệ thường, các tín đồ này sẽ tràn ra các con đường.
Một cảnh tượng như vậy có vẻ giống như ở Cairo hay Tehran. Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt của thủ đô đang chứng kiến nhiều đổi thay nhanh chóng này. Nhiều người Moscow lo lắng nói đùa rằng, thành phố sẽ sớm trở thành vùng đất của người Hồi giáo.
|
Hai thành viên chiến binh thánh chiến người Hồi giáo. |
Nga là một vùng đất Hồi giáo. Số liệu thống kê cho thấy, nước này ước tính có 10 triệu tới 15 triệu người Hồi giáo sinh sống (chiếm gần 10% dân số đất nước). Mặc dù con số này còn quá ít để đưa Nga trở nên ngang hàng với các đất nước Hồi giáo nổi tiếng như Ai Cập, Pakistan hay Indonesia. Tuy nhiên, đó cũng là đủ lớn để thay đối cảnh quan văn hóa quen thuộc của Nga.
Hơn nữa, con số thống kê chính thức trên vẫn còn khiến mọi người nghi ngờ. Thậm chí, các lính biên phòng hay nhân viên an ninh còn không biết có bao nhiêu dân nhập cư từ Trung Á hiện sinh sống ở Nga. Hai trong số ba người tín đồ Hồi giáo ở bất kì một trong những nhà thờ của họ ở Moscow đều là các công nhân xây dựng Tajik, các thương nhân người Uzbekistan hay công nhân nhà kho người Kyrgyzstan.
Nga có nhiều khu vực dành riêng cho người Hồi giáo định cư. Trong số đó, Cộng hòa Tatarstan và Cộng hòa Bashkortostan là những nơi cộng đồng người này hưởng các điều kiện kinh tế khá ổn. Đồng thời, Dagestan, Chechnya và Ingushetia là những khu vực duy nhất ở Nga mà tỷ lệ sinh liên tục vượt quá tỷ lệ tử vong.
Riêng vùng Dagestan mỗi năm cung cấp thêm 30.000 lao động cho thị trường. Thậm chí, nếu tất cả doanh nghiệp thời Liên Xô ở vùng này được khôi phục lại, họ cũng không thể tuyển dụng được hết số người trên.
Những công nhân này buộc phải rời quê hương và đi làm việc ở khắp nơi trên nước Nga từ vùng Stavropol cho tới các khu vực khai thác dầu khí xa xôi của bắc Siberia.
Đặc biệt, nước Cộng hòa Mordovia thuộc Nga chỉ có 6% dân số là người theo tín ngưỡng Hồi giáo, nhưng cộng đồng người Tatar ở ngôi làng Belozerye (thuộc Mordovia) lại có tới 97% người theo đạo Hồi. 8 nhà thờ Hồi giáo phục vụ cho 3.000 tín đồ. Cộng đồng Hồi giáo ở làng này từ lâu đã chịu trách nhiệm về việc phát triển đời sống của người dân và họ đảm nhận khá tốt nhiệm vụ này. Qua năm tháng, cuôc sống của người làng Belozerye ngày càng khởi sắc.
Nga cũng có nỗi lo ISIL
Tuy nhiên, thành công nào cũng phải có những mất mát của nó. 130 người Hồi giáo của làng này đang chiến đấu ở các vùng biên giới bên ngoài lãnh thổ Nga. Họ tham gia vào hàng ngũ các chiến binh ở các khu vực bộ lạc Pakistan hay trong lực lượng phe đối lập ở Syria.
Sự kiện Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) triển khai các xe bọc thép vào làng Belozerye cũng vô hình chung là một nỗi lo lắng cho các nhà điều tra của cơ quan này. Họ luôn mong muốn tránh các phản ứng bất ngờ khó chịu khi các chiến binh thánh chiến trên trở về làng.
Các sự kiện gần đây ở Iraq đã nhắc nhở nhiều nước ở phương Tây nhận ra kẻ thù đích thực của họ: nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (
ISIL), một nhóm chống đối ông Assad và đang tìm cách lật đổ chính phủ Iraq.
|
Những người Hồi giáo ở Cộng hòa Dagestan trong một lớp học tôn giáo. |
Bây giờ Nga cũng đối mặt với một kẻ thù như vậy. Những chiến binh gốc Nga chiến đấu ở Syria quay trở về nhà là một mối đe dọa tiềm tàng ở nơi đây. Ở Dagestan, tính riêng 5 tháng đầu năm, chính quyền đã bắt giữ 15 phần tử tham gia cuộc nội chiến Syria.
Xung đột âm ỉ ở Cộng hòa Bắc Caucasus làm nảy sinh ra các cuộc tấn công khủng bố ở các thành phố lớn Nga. Điều này dẫn tới nhiều người Nga thù ghét cộng đồng Hồi giáo, khiến họ cực kỳ khó khăn trong việc hội nhập xã hội Nga. Một cuộc nội chiến đang diễn ra ở Cộng hòa Bắc Caucasus.
Chính quyền Nga tin rằng, những người Hồi giáo “truyền thống” của khu vực này hoàn toàn thân thiện. Họ trái ngược với những phần tử Hồi giáo tới từ các trường đại học thần học ở Trung Đông, nơi giới chức Nga cho rằng, đó là cội nguồn của các tên khủng bố.
Tuy nhiên, trong cuộc tranh chấp này, Nga cũng đau đầu trong việc tìm ra giải pháp tốt hơn cho cộng đồng người Hồi giáo. Không một đất nước nào trên thế giới được trang bị để tham gia vào một cuộc tranh chấp tôn giáo cả.
Cùng với đó, những người trẻ tuồi ở Bắc Cauasus không rút ra sự khác biệt cơ bản nào giữa những hiểu biết truyền thống của đạo Hồi và cách diễn giải lại do các nhà cải cách Hồi giáo đưa ra. Thay vào đó, viêc lạm dụng có chú ý hay vô tình do các thành viên siloviki (nhóm những quan chức chính phủ xuất thân từ cơ quan an ninh hay quân đội) có xu hướng kích động thái độ chống đối trong tầng lớp thanh niên và khiến họ tập trung chống lại những người Hồi giáo phi cực đoan.
Vấn đề chính ở Nga là các tổ chức công như trường học hay trạm y tế đang giảm về cả về số lượng và chất lượng. Còn các cơ quan công quyền lại tỏ ra yếu kém trong thực thi nhiệm vụ. Khắc phục tình trạng đó, các thanh niên trẻ tuổi, thành công người Hồi giáo ở Bắc Caucasus đang cố gắng khắc phục tình trạng này. Trở về từ các thành phố lớn, họ cống hiến công sức của mình cho cộng đồng người bản xứ ở quê nhà thông vai trò là những bác sĩ, giáo viên, … Những người sống ở thành phố lại mở cửa hàng, hàng ăn, phân xưởng, trường học tư và văn phòng luật, Điều này vô hình tạo nên một mô hình xã hội mới ở cộng đồng Hồi giáo ở Nga.