Khi miền đông Ukraine rơi vào cuộc đụng độ dốc toàn lực vào ngày 1/7 (như cuộc tấn công của các xe tăng gần làng Karlivka) sau quyết định dỡ bỏ
lệnh ngừng bắn kéo dài 10 ngày của Tổng thống Petro Poroshenko. Phản ứng lại diễn biến mới này, Tổng thống Nga Putin chỉ trích rằng, cá nhân ông Poroshenko sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì những giao tranh ở miền đông nước này.
“Đáng tiếc, Tổng thống Poroshenko lại quyết định tiếp tục hoạt động quân sự. Chúng tôi (tức tôi và các lãnh đạo châu Âu) đã thất bại trong việc thuyết phục ông ấy (tức Tổng thống Ukraine) rằng, con đường tiến tới hòa bình ổn định và dài lâu không thể thông qua một cuộc chiến được. Với quyết định duy trì tiếp lệnh ngừng bắn, ông ấy sẽ phải tự chịu trách nhiệm về những hậu quả trong các giao tranh ở đó”, Tổng thống Putn phát biểu trong một cuộc họp với các quan chức ngành ngoại giao ở Moscow ngày 1/7.
|
Đoàn xe bọc thép chở quân của Nga trên đường tới vùng Rostov, gần biên giới với Nga.
|
Ngoài ra, vị lãnh đạo Nga cũng cho biết thêm, mình đã đạt được thỏa thuận về việc kéo dài thời gian thực thi lệnh ngừng bắn ở đồng Ukraine hai Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande trong cuộc điện đàm vào đêm muộn ngày 29/6, trong đó có cả Tổng thống
Poroshenko.
“Chúng tôi cần một điều đảm bảo rằng, các kịch bản ở Iraq, Libya, Syria và cả Ukraine sẽ không trở thành một căn bệnh truyền nhiễm”, ông Putin nói thêm.
Sự bất đồng quan điểm giữa các bên về Ukraine
Ông Putin luôn không cùng đứng về một phía với các đồng nghiệp châu Âu liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Chỉ một vài ngày trước đây, các phương tiện truyền thông chính thống Nga còn sôi sục giận dữ về thỏa thuận liên kết giữa Ukraine và EU.
Tuy nhiên, điện Kremlin có những cử chỉ hòa giải giúp Ukraine ổn định lại tình hình. Một tuần trước, ông Putin còn kiến nghị Quốc hội rút quyền điều động quân sự của ông vào lãnh thổ Ukraine. Thêm vào đó, ông còn bày tỏ ý kiến ủng hộ của mình đối với lệnh ngừng bắn của nhà tài phiệt Poroshenko và các cuộc đàm phán dự kiến giữa chính quyền Kiev và lực lượng biểu tình.
Trong khi chính quyền Kiev (do Washington hậu thuẫn) cho rằng, sự can thiệp của Nga là nguyên nhân chính gây nên sự bất ổn của họ. Còn Moscow một mực phủ nhận cáo buộc đó.
Đáng lưu ý, một cuộc thăm dò của Gallup công báo đầu tháng 6 chỉ ra, sự phân chia sâu sắc trong cộng đồng người dân Ukraine. Đa số dân cư phía đông Ukraine bày tỏ sự ngờ vực với Mỹ, phản đối tiến gần với EU. Các cuộc thăm dò trước đó cho thấy, đa số dân ở miền đông Ukraine coi chính phủ lâm thời ở Kiev là “bất hợp pháp”.
“Trong 8,9 năm gần đây khi chúng tôi thu thập dữ liệu ở Ukraine, chúng tôi nhận thấy tình trạng trên hiển hiện ở hầu hết các khía cạnh cuộc sống người dân Ukraine. Sự chia rẽ giữa các vùng hay các dân tộc ở Ukraine tồn tại từ nhiều năm nay. Chính phủ Ukraine lại không lưu tâm tới điều đó”, chuyên gia thăm dò dư luận Neli Esipova của Gallup nói cho tờ VOR.
Mặt khác, điện Kremlin phủ nhận cáo buộc Nga khuấy động tình hình ở Ukraine. Trong khi đó, các lãnh đạo phe nổi dậy ở miền đông Ukraine thường hay tới gặp các quan chức Nga để lắng nghe tham vấn của họ. Quan trọng hơn, Nga cũng không phủ nhận việc “gửi viện trợ” sang hai tỉnh Donetsk và Lugansk (Ukraine). Nhiều báo cáo khác chỉ ra, Nga cho phép một lượng “tình nguyện viên” cũng như thiết bị quân sự ở khu vực gần biên giới Nga-Ukraine.
Con đường mà ông Putin chọn
Một vài chuyên gia cho hay, ông Putin cũng đang phải đối mặt với sự phản đối từ nội bộ lực lượng ủng hộ chiến tranh với Ukraine. Họ thúc giục ông Putin cần quyết đoán hơn nữa trong việc hỗ trợ lực lượng biểu tình chiếm giữ các cơ quan công quyền ở đông Ukraine.
|
Tổng thống Putin trong cuộc họp với quan chức ngành ngoại giao ngày 1/7.
|
“Mọi người đều băn khoăn tự hỏi tại sao ông Putin không sử dụng quân đội để ủng hộ phe biểu tình Ukraine. Ông ấy hiểu rõ về hậu quả của một cuộc chiến và ông muốn làm điều gì có thể để duy trì hòa bình”, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính trị kiêm cố vấn điện Kremlin, ông Sergei Markov chia sẻ.
Giám đốc Trung tâm Công nghệ chính trị (CPT), ông Alexei Makarkin cho biết, sự chuyển biến gần đây của ông Putin nhằm hướng tới giải pháp thương lượng cho tình hình Ukraine cho thấy, ông nhận Ukraine đã vượt ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga. Do vậy, ông sẽ cố gắng làm những gì có thể để cứu vãn thế.
“Thái độ của Putin đối với phương Tây hầu như không tích cực. Tuy nhiên, Nga hiểu rằng, mình không cần phải nhượng bộ trong mối quan hệ này. Về cơ bản, ông Putin đang đi theo một hướng khả quan. Theo đó, ông phải tìm cách để bảo vệ lợi ích của Nga mà không cần phải tham gia vào một cuộc đối đầu toàn diện với phương Tây”, ông Makarkin nói.